Posts Tagged ‘luật sư dân sự’

Quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật Dân sự 2005

29/10/2013

Ở Việt Nam, kể từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945) và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập (2/9/1945) đến nay, quyền nhân thân (QNT) của cá nhân luôn được pháp luật bảo vệ và ngày càng được coi trọng. Các QNT của cá nhân được quy định trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và được cụ thể hoá trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 và hiện nay là BLDS năm 2005. Các quyền đó được thể hiện ở những nội dung rất cơ bản của quyền con người. Đó là quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, tên gọi, danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền mang họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền kết hôn, ly hôn, quyền cư trú, quyền tự do báo chí, quyền tự do sáng tạo văn học, nghệ thuật, quyền phát minh, sáng chế, quyền tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, quyền bí mật đời tư, quyền về hình ảnh…

Điều 32 BLDS năm 2005 được hiểu như một nguyên tắc trong việc tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe và thân thể của cá nhân. Đó là quyền bất khả xâm phạm thân thể của cá nhân trong trường hợp cá nhân còn sống và quyền bất khả xâm phạm thi thể trong trường hợp cá nhân chết. Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt ý chí của cá nhân đối với thân thể của mình.

Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự (LDS) có đặc điểm không mang tính vật chất, không biểu hiện bằng tiền, mang tính chất phi tài sản. Do vậy, không phải bất kỳ một quyền nào của công dân được quy định trong Hiến pháp thì cũng lại được quy định trong BLDS; tuy rằng BLDS là đạo luật cụ thể hoá những tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp, nhưng chỉ cụ thể hoá những quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS. Với lập luận này, cần thiết phải phân biệt hai khái niệm: quyền công dân (QCD) và quyền dân sự(QDS).

QCD là quyền chính trị và quyền bầu cử, ứng cử, còn QNT trong quan hệ pháp luật dân sựlà căn cứ để xác định tư cách của chủ thể trong quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ. Với những cơ sở khoa học được xác định, BLDS cần căn cứ vào đó để quy định các QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS. Những QNT không thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS thì tuyệt nhiên không nên quy định trong BLDS.

QNT được hiểu là QDS gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, QNT có mối quan hệ hữu cơ với cá nhân kể từ thời điểm cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết. QNT có mối quan hệ mật thiết với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, có nghĩa là QNT của cá nhân gắn với cá nhân suốt cuộc đời. Do đặc điểm của QNT là quyền gắn liền với chủ thể, không thể mất đi vì QNT mang tính phi vật chất. Vì vậy, khi cá nhân chết, thì QNT của cá nhân vẫn gắn với cá nhân cho tới thời điểm đó; QNT của cá nhân vẫn được bảo vệ về thi thể, mồ mả và danh dự của cá nhân. QNT có đặc điểm đặc biệt như vậy, cho nên QNT là cơ sở để xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ tài sản khi cá nhân còn sống, đồng thời QNT mang tính chất phi vật chất gắn với cá nhân vĩnh viễn kể từ khi cá nhân chết. Những yếu tố liên quan đến thi thể, mồ mả, danh dự của cá nhân được pháp luật bảo vệ, vì những yếu tố này là QNT phi vật chất của cá nhân.

Vì vậy, pháp luật dân sự đã có những quy định về bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân; bảo vệ thi thể và mồ mả của cá nhân; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật dân sựcòn quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) do có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về thi thể, mồ mả, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Hành vi xâm phạm mồ mả, thi thể của cá nhân, hành vi vu khống được Bộ luật Hình sự quy định là các tội danh; người có hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả của người khác và có hành vi vu khống người khác phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ có hiểu như vậy mới giải quyết được vấn đề xác định trách nhiệm dân sự và hình sự khi có hành vi xâm phạm đến các QNT của cá nhân.

QNT có những điểm đặc biệt như vậy, nên khi xác định QNT của cá nhân cần thiết phải xác định rõ những đặc điểm này để tránh sự hiểu lầm là cá nhân đã chết thì QNT cũng chấm dứt theo.

Việc xác định QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS rất quan trọng, để có căn cứ xác định các QNT này bị xâm phạm trong những trường hợp nào và trách nhiệm BTTH khi các QNT bị xâm phạm. Hơn nữa, việc xác định chuẩn xác các QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS, để cá biệt hoá các hành vi xâm phạm QNT thuộc trách nhiệm dân sự hoặc thuộc về loại trách nhiệm khác.

Ở các nước trên thế giới, QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS đã thật sự rõ ràng và mọi quan điểm tranh cãi trong việc xác định QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS hầu như không còn tồn tại nhiều. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì việc nhầm lẫn giữa việc xác định QDS và quyền chính trị, quyền bầu cử vẫn còn tồn tại, không rõ ràng từ chính những quy định của pháp luật. Quy định nhầm lẫn về QDS và QCD được thể hiện tại mục 2 Chương III BLDS năm 2005 với 28 điều, nhưng đã có tới 13 điều quy định về các quyền cơ bản của công dân, không thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS. Dường như các nhà làm luật đã đồng nhất các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp với các QNT là đối tượng điều chỉnh của LDS.

Về bản chất thì QNT của cá nhân là quyền phi tài sản, không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh thần. Do vậy, QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS và có những đặc điểm pháp lý cơ bản như: (i) QNT thuộc phạm trù pháp lý và là một bộ phận của quyền con người, mang giá trị tinh thần, không biểu hiện bằng vật chất; (ii)QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS và gắn liền với cá nhân, không thể chuyển dịch. Một vấn đề đặt ra là trong xã hội còn tồn tại nhiều quan hệ nhân thân liên quan đến cá nhân thì dựa trên căn cứ nào để xác định QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS và các quyền phi vật chất khác của cá nhân nhưng không thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS?

Để xác định các quyền nào là QNT và các quyền nào không thể được xem là QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS, trước hết cần phân biệt QDS là quyền tách rời quyền bầu cử và quyền chính trị. Một cá nhân sống trong một chế độ chính trị nhất định có thể cá nhân đó không có quyền tham gia bầu cử, ứng cử và hưởng các quyền chính trị khác nhưng cá nhân đó vẫn có các QDS mà không phụ thuộc vào độ tuổi, sự phát triển của trí tuệ, địa vị xã hội, giới tính, thành phần xuất thân, đảng phái, tôn giáo, ý thức chính trị…

Từ lập luận trên, có thể nhận định rằng, LDS chỉ điều chỉnh các QNT là căn cứ để xác định địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ. Những quyền của công dân liên quan đến quyền chính trị và quyền bầu cử không thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS. Hay nói cách khác, QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS là các quyền gắn liền với cá nhân và không thể là đối tượng chuyển dịch cho người khác, đồng thời là quyền có tính độc lập, cá biệt hoá cá nhân này với cá nhân khác, không thể trộn lẫn. QNT gắn liền với chủ thể, có tính độc lập và có tính chất cá biệt hoá chủ thể tuyệt đối. Theo quy định tại Điều 25 BLDS hiện hành của Việt Nam thì: “QNT được quy định trong Bộ luật này là QDS gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, QNT của cá nhân là QDS, để phân biệt với quyền bầu cử và quyền chính trị, không thể là đối tượng của bất kỳ một giao dịch nào. Đặc điểm của QNT là quyền không mang giá trị kinh tế, không quy đổi thành tiền, mà mang giá trị tinh thần, phi tài sản tuyệt đối. Vì vậy, ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995 (năm 1995, BLDS được ban hành – 28/10/1995) không có một quy định nào về  BTTH do các QNT của cá nhân bị xâm phạm. Do nhận thức QNT của cá nhân mang tính phi vật chất tuyệt đối, cho nên không thể xác định tính chất phi tài sản của quyền này để quy đổi bằng vật chất trong bồi thường khi có hành vi xâm phạm. Cơ chế để giải quyết những tranh chấp do có hành vi xâm phạm đến QNT của cá nhân được giải quyết bằng biện pháp hoà giải, buộc người xâm phạm xin lỗi.

Như phần trên đã nhận định, QNT của cá nhân ở Việt Nam trong một phần hai thế kỷ tính từ năm 1945 đến năm 1995, khi bị xâm phạm không được bồi thường bằng tài sản do có quan điểm nhận thức của cơ quan lập pháp là QNT phi tài sản tuyệt đối, cho nên không thể quy đổi thành tiền trong việc bồi thường. Hơn nữa, các nhà làm luật còn có sự nhầm lẫn giữa QCD và QDS. Hệ quả là những QDS cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp kể từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp hiện hành (ban hành năm 1992) đều được quy định lại trong BLDS năm 1995 và hiện nay trong BLDS năm 2005. Vì vậy, một số QCD cũng được quy định tại mục 2 Phần thứ nhất về những quy định chung trong BLDS năm 1995 và hiện nay trong mục 2 BLDS năm 2005.

Theo chúng tôi, quy định về QNT của cá nhân trong BLDS 2005 khi được sửa đổi, bổ sung chỉ bao gồm những quyền: quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền xác định lại giới tính là nhóm khách thể được pháp luật bảo hộ. Các quyền này gắn với mỗi cá nhân và mang tính độc lập. Các quyền này là những lợi ích nhân thân của cá nhân được bảo hộ. Mọi hành vi trái pháp luật xâm phạm đến một trong các quyền trên, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm BTTH.

Hơn nữa, khi quy định về QNT trong BLDS cũng cần quan tâm hơn đến cơ chế bảo vệ trong trường hợp danh dự, uy tín của cá nhân bị xâm phạm. Thực tế nhiều năm trở lại đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng thư điện tử (Email) là một hình thức thông tin hiện đại qua mạng Internet, ngày càng phổ biến. Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng thư điện tử, là mặt trái của nó về mặt xã hội, do những người có hành vi trái pháp luật đã sử dụng thư điện tử làm phương tiện để truyền bá những thông tin thất thiệt hoặc nhằm để vu khống hoặc bôi nhọ danh dự của người khác có chủ đích. Người sử dụng thư điện tử nhằm mục đích đen tối đã gây ra những tổn thất không dễ khôi phục được, nhất là khi nó lan truyền ở phạm vi không gian rộng. Hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác là hành vi trái pháp luật, ngoài trách nhiệm hình sự, còn phải chịu trách nhiệm theo những chế tài khác, trong đó có chế tài dân sự. Tuy nhiên, thực trạng quản lý quy trình đăng ký sử dụng thư điện tử hiện nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập, cho nên việc xác định hành vi trái pháp luật của một người cụ thể để quy trách nhiệm dân sự là một việc rất phức tạp, khó khăn, hiệu quả không cao.

Ngoài ra, khi sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005 cần loại bỏ một số quyền đã được quy định trong Bộ luật này là: quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền ly hôn ( Điều 42); quyền được nuôi con nuôi và quyền được, nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51). Những quyền trên là QCD, không thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS, do vậy nếu các quyền này bị xâm phạm thì được áp dụng các quy phạm pháp luật thuộc chuyên ngành luật khác như luật hình sự, luật hành chính để giải quyết.

 

Nguồn: TCNCLP 

BỘ LUẬT DÂN SỰ CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

10/06/2013

Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 đã có những tác động tích cực đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước trong thời gian qua, nhưng nó cũng có không ít hạn chế, bất cập. Liên quan đến phần hợp đồng dân sự, dường như các nhà làm luật mới chỉ quan tâm đến giao kết và thực hiện hợp đồng, chứ chưa dành sự chú ý đến quan hệ của các bên trong khi thực hiện hợp đồng và sau khi hợp đồng chấm dứt. Nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn như: điều chỉnh nội dung hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi, một số nghĩa vụ có thể tiếp tục tồn tại khi hợp đồng chấm dứt, hay vấn đề chuyển giao hợp đồng (CGHĐ)…, vẫn chưa được Bộ luật làm rõ. Bài viết tập trung làm rõ sự cần thiết phải bổ sung quy định về CGHĐ vào BLDS, vì giao dịch pháp lý ba bên này thường xuyên được thực hiện, trong khi pháp luật thực định của Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng.

1. Lợi ích của chuyển giao hợp đồng

Do môi trường kinh doanh luôn có những biến động nên một hợp đồng – mặc dù phù hợp với nhu cầu và mục đích của các bên vào thời điểm giao kết, nhưng vẫn có thể trở thành gánh nặng với một trong các bên do không còn mong muốn hoặc phương tiện để tiếp tục thực hiện nó. Khi một bên thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không còn mang lại lợi ích mong muốn,anh ta sẽ tìm cách “tự giải phóng khỏi quan hệ hợp đồng”[1] bằng cách chấm dứt hợp đồng hoặc CGHĐ. Vì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dẫn tới hậu quả là bên đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại, nên cách này sẽ tốn kém và ít được sử dụng hơn CGHĐ. Trong một số hoàn cảnh, CGHĐ có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Trước hết, đối với bên chuyển giao, CGHĐ giải phóng anh ta khỏi một hợp đồng mà anh ta không còn mong muốn tiếp tục thực hiện mà không phải bồi thường thiệt hại. Đối với bên nhận chuyển giao, anh ta được trực tiếp thừa hưởng một hợp đồng mà không phải mất công đàm phán và có một lượng khách hàng có sẵn từ trước. Còn đối với bên còn lại trong hợp đồng, anh ta tiếp tục được thực hiện hợp đồng với một đối tác có mong muốn và phương tiện tốt hơn, và như vậy có thể thu hồi vốn và sinh lợi từ việc thực hiện hợp đồng[2]. Ngoài ra, việc CGHĐ còn có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội vì nó không gây ra bất kỳ sự chấm dứt hợp đồng nào, vì “các quyền và nghĩa vụ không bị chấm dứt, mà được chuyển từ bên chuyển giao sang bên nhận chuyển giao”[3].

 

Tuy nhiên, kỹ thuật tưởng như đơn giản này lại đặt ra một số vấn đề lớn khi liên quan đến các loại hợp đồng phức tạp. Vấn đề thứ nhất là nguyên tắc hiệu lực bất biến[4] – vốn là nguyên tắc nền tảng của pháp luật hợp đồng – có nguy cơ bị xâm phạm khi CGHĐ. Khi hợp đồng được giao kết hợp pháp, các bên phải “thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác”[5]. Việc thay thế một bên trong hợp đồng có nguy cơ khiến cho hợp đồng không được thực hiện đúng theo giao kết ban đầu bởi vì bên nhận chuyển giao là bên thứ ba. Vậy mà, hợp đồng chỉ ràng buộc các bên giao kết, nên sẽ khó có thể bắt buộc bên thứ ba này thực hiện nghiêm chỉnh toàn bộ nội dung hợp đồng mà anh ta không ký với bên còn lại trong hợp đồng. Vấn đề thứ hai là hiện nay, BLDS 2005 của Việt Nam mới chỉ quy định về chuyển giao quyền yêu cầu (các Điều 309-314) và chuyển giao nợ (các Điều 315-317), trong khi hợp đồng không đơn thuần là tập hợp các quyền và nghĩa vụ, mà còn là mối quan hệ của các bên. Pháp luật thực định của nước ta mới chỉ có quy định về chuyển giao đối với một số hợp đồng đặc thù[6], chứ chưa có quy định về việc CGHĐ nói chung. Do chưa có một chế định chung cho CGHĐ, nên các bên sẽ không biết chắc chắn hợp đồng của mình có thể chuyển giao được hay không, và nếu có thì phải tuân theo các điều kiện gì, liệu có thể tự do thỏa thuận việc chuyển giao hoặc cấm chuyển giao hay không? Tòa án cũng sẽ gặp khó khăn khi phải thụ lý các vụ tranh chấp liên quan đến CGHĐ do chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết. Do vậy, cần làm rõ bản chất của CGHĐ để từ đó đề xuất hướng bổ sung chế định này vào BLDS.

2. Bản chất của chuyển giao hợp đồng

2.1. Định nghĩa

Mặc dù việc CGHĐ vẫn thường xuyên được thực hiện trong thực tế, nhưng hiện nay hầu hết các hệ thống luật trên thế giới đều chưa có định nghĩa về việc này. Theo C. LAPP[7], một trong những học giả tiên phong nghiên cứu về CGHĐ tại châu Âu, thì CGHĐ là “một thỏa thuận theo đó một bên trong hợp đồng chuyển giao cho một người thứ ba toàn bộ các quan hệ pháp lý bắt nguồn từ hợp đồng đó”. Theo quan điểm này, không phải bản thân hợp đồng, mà thực chất là các mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mới là đối tượng được chuyển giao, vì hợp đồng là một sự thống nhất ý chí làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Nhưng sự thống nhất ý chí – cơ sở hình thành hợp đồng – là một yếu tố phi vật chất nên không thể chuyển giao được. Nếu một người thứ ba tham gia vào sự thống nhất ý chí này thì sẽ có một sự thống nhất ý chí mới, và như vậy là một hợp đồng mới được hình thành. Vì thế, không phải hợp đồng – nguồn gốc ca quyền và nghĩa vụ – được chuyển giao, mà là mối quan hệ pháp lý phát sinh từ hợp đồng được dịch chuyển sang cho người thứ ba. Một số tác giả khác lại cho rằng, CGHĐ là “một hành vi pháp lý nhằm thay thế một bên trong một mối quan hệ hợp đồng bởi một bên thứ ba”[8]. Theo cách hiểu này, thực ra không có sự CGHĐ, mà có sự dịch chuyển của một người mà trước đó là bên thứ ba trong hợp đồng vào một mối quan hệ hợp đồng[9]. Như vậy có thể coi CGHĐ là một hành vi pháp lý, qua đó một người thứ ba, được gọi là bên nhận chuyển giao (C), thế vào vị trí của một bên, gọi là bên chuyển giao (A), trong hợp đồng mà anh ta đã ký với một bên, gọi là bên còn lại trong hợp đồng (B).

2.2. Các hình thức CGHĐ

Nếu xét trên góc độ căn cứ pháp lý của việc chuyển giao thì có thể phân biệt hai loại CGHĐ chính. Một là, CGHĐ theo thỏa thuận của các bên. Việc chuyển giao này được thực hiện thông qua một thỏa thuận với sự thống nhất ý chí của cả ba bên tham gia.Hai là, CGHĐ theo luật định. Loại chuyển giao này được quy định trong một văn bản pháp luật cụ thể và không đòi hỏi phải có sự đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng. Việc CGHĐ sẽ tự động được thực hiện khi thỏa mãn các điều kiện của pháp luật, như trong trường hợp có sự thay đổi về chủ lao động thì các hợp đồng lao động sẽ tự động được chuyển sang cho chủ lao động mới[10]. Ở một số nước còn có hình thức CGHĐ do tòa án quyết định. Trong một số hoàn cảnh cụ thể, tòa án có thể buộc các bên phải CGHĐ để bảo vệ lợi ích chung, chẳng hạn một doanh nghiệp tiếp quản một doanh nghiệp khác đang trong tình trạng khó khăn hoặc nộp đơn xin phá sản[11].

Nếu xét trên góc độ ràng buộc pháp lý, có thể có CGHĐ giải phóng nghĩa vụ và CGHĐ không giải phóng nghĩa vụ. Được gọi là CGHĐ giải phóng nghĩa vụ khi bên chuyển giao được giải phóng hoàn toàn khỏi hợp đồng và CGHĐ không giải phóng nghĩa vụ khi bên chuyển giao vẫn phải cam kết đảm bảo việc thực hiện hợp đồng ban đầu bởi bên nhận chuyển giao.

Tất cả các định nghĩa về CGHĐ như đã phân tích ở trên đều có điểm chung là việc CGHĐ không làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng – đối tượng của sự chuyển giao, mà nó chỉ dịch chuyển từ người này sang người khác. Vì vậy, CGHĐ sẽ khác với một số hành vi pháp lý ba bên khác.

3. Chuyển giao hợp đồng và các giao dịch pháp lý ba bên

Thay đổi nội dung hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể có các thay đổi đến các khía cạnh khác nhau của hợp đồng, chẳng hạn đối tượng của hợp đồng thay đổi hoặc không còn tồn tại. Sự thay đổi nội dung hợp đồng có thể khiến cho việc thực hiện nó cần phải có sự tham gia của một bên thứ ba. Trong trường hợp này, người ta không coi đó là CGHĐ, vì các bên trong hợp đồng không có sự thay đổi.

Thay thế nghĩa vụ. CGHĐ không phải là thay thế nghĩa vụ, bởi vì CGHĐ không làm chấm dứt hợp đồng ban đầu và không làm phát sinh một hợp đồng mới. Trong thay thế nghĩa vụ[12], một nghĩa vụ bị chấm dứt do được thay thế bằng một nghĩa vụ dân sự khác[13], còn trong CGHĐ, nghĩa vụ không bị chấm dứt, mà nó được chuyển từ một bên giao kết sang một bên trước đó là bên thứ ba.

Chuyển giao nghĩa vụ. CGHĐ cũng khác với chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, mặc dù về bản chất đây cũng là một giao dịch pháp lý ba bên. Lập luận chính được các học giả nêu ra là hợp đồng không đơn thuần là tập hợp các quyền và nghĩa vụ, mà còn là mối quan hệ giữa hai bên giao kết[14] và đi liền với nó là phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và các quyền phản kháng đơn phương[15].

4. Chuyển giao hợp đồng tại một số quốc gia

4.1. CGHĐ tại một số nước theo hệ thống luật lục địa

Hiện nay, nhiều nước như Đức, Italy, Bồ Đào Nha và Bỉ, đã có các cơ chế đặc thù cho phép thực hiện việc CGHĐ. Tại Italy và Bồ Đào Nha, CGHĐ được hiểu là sự thay thế người chuyển giao bởi một người thứ ba (người nhận chuyển giao) vào mối quan hệ hợp đồng với sự đồng ý của bên còn lại. Việc CGHĐ có hậu quả là sự chuyển giao toàn bộ các nghĩa vụ, quyền yêu cầu và quyền phản kháng đơn phương (như quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền gia hạn hợp đồng…) từ bên chuyển giao sang cho bên nhận chuyển giao[16]. Tại Bỉ, pháp luật quy định việc chuyển giao một số loại hợp đồng chuyên biệt. Trong trường hợp pháp luật không có quy định, hợp đồng chỉ có thể được chuyển giao nếu được sự đồng ý của tất cả các bên. Tòa án Bỉ có xu hướng đề cao sự tự do thỏa thuận. Điều này có nghĩa là việc CGHĐ chỉ có thể được thực hiện nếu được sự đồng ý của tất cả các bên. Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng không có quy định về CGHĐ, Tòa án Bỉ có xu hướng ưu tiên việc chuyển giao khi việc tiếp tục thực hiện hợp đồng nhờ đó trở nên thuận lợi hơn và chỉ chấp nhận cho bên còn lại trong hợp đồng từ chối sự chuyển giao khi việc này gây bất lợi cho anh ta. Như vậy, Tòa án Bỉ đã đặt ra yêu cầu đối với bên còn lại trong hợp đồng phải nêu rõ lý do từ chối chuyển giao. Trong pháp luật của các nước theo hệ thống Germanique (hệ thống luật dân sự)như Đức, Thụy Sỹ, Áo và các nước Scandinave (bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển ở vùngBắc Âu), không có quy định chung nào của pháp luật điều chỉnh việc CGHĐ, nhưng các nước này có xu hướng chấp nhận việc chuyển giao do các bên thỏa thuận và coi đó không đơn thuần là sự chuyển giao quyền và nghĩa vụ. Tại Argentina, việc CGHĐ chỉ có hiệu lực với sự đồng ý của tất cả ba bên. Tại hầu hết các nước này, cũng có các văn bản chuyên ngành quy định việc chuyển giao một số hợp đồng chuyên biệt như hợp đồng thuê nhà kinh doanh, hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng lao động trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp.

Tại Pháp, một số học giả cho rằng, có thể CGHĐ, mặc dù BLDS Pháp không có quy định minh thị nào về việc này, thậm chí còn cấm việc chuyển giao nghĩa vụ[17]. Nhiều học giả Pháp cho rằng, việc CGHĐ có thể được thực hiện thông qua việc kết hợp chuyển giao quyền và ủy thác thực hiện nghĩa vụ (délégation)[18]. Theo C. LAPP, tất các các thành phần của mối quan hệ hợp đồng – các quyền, nghĩa vụ và quyền phản kháng đơn phương – đều có thể chuyển giao được. Tuy nhiên, theo L. AYNÈS[19]việc CGHĐ không phải là kết quả của việc chuyển giao từng bộ phận của hợp đồng, mà chính hợp đồng trong tổng thể của nó được dịch chuyển. Tác giả này cho rằng, CGHĐ không đi ngược lại các nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng, cũng không trái với nguyên tắc hợp đồng chỉ ràng buộc các bên ký kết. Hợp đồng vẫn giữ nguyên được nội dung và mục đích ban đầu của nó và bên nhận chuyển giao là bên thế quyền. Đúng là bên nhận chuyển giao là bên thứ ba đối với hợp đồng ban đầu, nhưng anh ta có thể chịu sự ràng buộc với hợp đồng này với tư cách là người thế quyền, mà điều này được pháp luật cho phép. Vì vậy một bên có thể CGHĐ mà không cần sự đồng ý của bên còn lại. Giải pháp này thuận lợi cho bên chuyển giao, nhưng lại bất lợi cho bên còn lại trong hợp đồng. Nó làm xói mòn sự an toàn pháp lý hợp đồng, vì bên còn lại trong hợp đồng không được hưởng lợi gì từ việc CGHĐ trong khi lại đứng trước nguy cơ bên nhận chuyển giao không thực hiện đúng hợp đồng. Ngoài ra, việc CGHĐ, nếu được thực hiện thành công, còn có thể làm tăng thêm nghĩa vụ cho bên còn lại trong hợp đồng. Vì thế, nhiều tác giả khác cho rằng việc CGHĐ chỉ có thể với sự đồng ý của tất cả các bên. Tuy nhiên, trong trường hợp như vậy thì vì có sự thống nhất ý chí mới, nên sẽ có một hợp đồng mới được hình thành[20], mặc dù nội dung của nó không có gì thay đổi. Do CGHĐ thực chất là việc ký một hợp đồng mới nên nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ gắn liền với việc giao kết hợp đồng, như nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng (đối với bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm). Vì vậy, bên có nghĩa vụ phát sinh khi CGHĐ sẽ có xu hướng đưa vào trong hợp đồng một điều khoản cấm CGHĐ.

Các thẩm phán của Pháp cũng có những quan điểm khác nhau về CGHĐ. Trong suốt một thời gian dài, nhiều Tòa án Pháp vẫn cho rằng, hợp đồng là không thể chuyển giao được, trong khi một số thẩm phán lại cho rằng nguyên tắc hợp đồng chỉ ràng buộc các bên ký kết không ngăn cản việc CGHĐ. Trong một bản án ngày 07/01/1992 liên quan đến việc chuyển giao một hợp đồng bảo trì thiết bị điện tử, Tòa án tối cao Pháp đã quyết định rằng: “Phẩm chất cá nhân của các bên giao kết không thể là lý do ngăn cản việc chuyển giao các quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng sang cho một người thứ ba”[21]. Như vậy, tại Pháp, mọi hợp đồng đều có thể được chuyển giao với điều kiện được bên còn lại chấp nhận[22]. Sự chấp nhận này có thể được thể hiện ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng thông qua một điều khoản quy định về CGHĐ, hoặc vào thời điểm thực hiện việc chuyển giao. Thông qua hai phán quyết ngày 6/5/1997[23], Tòa án tối cao Pháp đã tái khẳng định sự cần thiết của sự đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng đối với việc CGHĐ. Trong vụ việc thứ nhất, hợp đồng được chuyển giao mà không được sự đồng ý của bên kia, và như vậy, theo Tòa án tối cao, CGHĐ này là vô hiệu. Vụ việc thứ hai liên quan đến một hợp đồng bảo trì thiết bị giữa công ty A và công ty B. Hợp đồng này có một điều khoản quy định rằng, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có thể chuyển giao được cho một bên thứ ba. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty B được thay thế bởi công ty C, nhưng công ty A đã từ chối thanh toán phí bảo trì cho công ty C. Công ty C kiện ra tòa. Tòa án tối cao Pháp đã cho rằng việc chuyển giao là hợp pháp mặc dù không nhận được sự đồng ý của công ty A vào thời điểm thực hiện việc chuyển giao. Hai phán quyết này là không mâu thuẫn nhau, vì trong vụ việc thứ hai, công ty A đã đưa ra sự đồng ý về việc CGHĐ ngay từ thời điểm ký hợp đồng.

Dự thảo sửa đổi BLDS Pháp đã đưa vào một phần quy định việc CGHĐ theo đó “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, việc CGHĐ có thể thực hiện được với sự đồng ý của tất cả các bên tham gia”[24].

4.2. CGHĐ trong hệ thống luật Anh-Mỹ

Về cơ bản, hệ thống luật Anh-Mỹ hiện đại chấp nhận việc CGHĐ theo thỏa thuận của các bên. Khi việc chuyển giao theo hợp đồng được thực hiện, bên nhận chuyển giao sẽ được hưởng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của bên CGHĐ, nhưng không bao giờ được hưởng nhiều hơn các quyền mà bên chuyển giao đã có trong hợp đồng. Đây được gọi là nguyên tắc ngang bằng quyền lợi (standing in the shoes principle). Trong pháp luật của Anh, hợp đồng không thể tự động được chuyển giao cho người thứ ba. Việc CGHĐ phải được sự đồng ý của tất cả các bên: bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao, và đặc biệt là bên còn lại trong hợp đồng. Cũng giống như pháp luật Việt Nam và Pháp, trong pháp luật của Anh không có một chế định riêng cho CGHĐ. Tuy nhiên, trong thực tế, thuật ngữ “CGHĐ” vẫn được sử dụng rộng rãi[25].

Tại Mỹ, người ta sử dụng thuật ngữ “assign a right” để chỉ việc chuyển giao một quyền và “delegate a duty” để chỉ việc chuyển giao nghĩa vụ. Trong chuyển giao quyền, người chuyển giao được gọi là assignor, người nhận chuyển giao là assignee và người có nghĩa vụ là obligor. Khi giao dịch thành công, quyền của người chuyển giao được chuyển toàn bộ sang cho người nhận chuyển giao[26]. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không đòi hỏi sự đồng ý của bên có nghĩa vụ[27]. Nguyên tắc cơ bản là mọi quyền phát sinh từ một hợp đồng đều có thể được chuyển giao, nhưng vẫn có một số ngoại lệ. Chẳng hạn, việc chuyển giao quyền sẽ không được chấp nhận nếu việc chuyển giao này làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh của bên có nghĩa vụ hoặc làm tăng thêm chi phí cho việc thực hiện nghĩa vụ, hoặc làm giảm cơ hội thu được quyền lợi mà đáng lẽ anh ta được hưởng từ việc thực hiện nghĩa vụ đó[28]. Theo quy định của UCC (Uniform Commercial Code – Bộ luật Thương mại thống nhất) § 2-210, sẽ không được chấp nhận: việc chuyển giao quyền nếu việc thực hiện quyền này gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ[29]; việc chuyển giao quyền phát sinh từ một hợp đồng theo đó người thụ trái có quyền mua toàn bộ các sản phẩm mà người có nghĩa vụ có thể sản xuất ra (output contract), hoặc toàn bộ số lượng hàng mà anh ta cần (requirement contract); việc chuyển giao quyền bảo đảm mà người mua bảo hiểm được hưởng đối với bên cung cấp bảo hiểm.

Nhìn chung, việc chuyển giao quyền phát sinh từ hợp đồng sẽ không được chấp nhận nếu nó có hậu quả là làm thay đổi cơ bản các điều kiện của hợp đồng. Việc chuyển giao các quyền phát sinh trong tương lai được chấp nhận nếu chúng phát sinh từ một hợp đồng đã được ký kết, hoặc từ một quan hệ kinh doanh đã tồn tại. Ngược lại, không thể chuyển giao các quyền sẽ phát sinh từ một hợp đồng sẽ được ký kết hoặc từ một quan hệ kinh doanh sẽ được thiết lập[30]. Nhưng, theo nguyên tắc công bằng (equity), người ta có thể yêu cầu thực hiện việc chuyển giao quyền khi quyền này phát sinh trên cơ sở tồn tại của một hợp đồng tương lai (contract to assign)[31]. Ngoài ra, UCC §9-204, cũng thừa nhận hiệu lực của một số chuyển giao các quyền sẽ phát sinh trong tương lai.

Restatement Second of contracts (Bộ pháp điển hóa về Hợp đồng xuất bản lần thứ hai) chấp nhận các điều khoản cấm việc chuyển giao quyền phát sinh từ hợp đồng[32]. Tuy nhiên, Tòa án có xu hướng hạn chế các điều khoản này vì chúng vi phạm nguyên tắc tự do chuyển nhượng quyền[33]. Thật vậy, khi điều khoản liên quan đến việc cấm hoàn toàn việc chuyển giao lợi nhuận từ hợp đồng sang cho bên thứ ba (hoặc chỉ được chuyển giao với sự đồng ý của bên kia), nó sẽ bị thẩm phán coi đó là điều khoản “xóa bỏ quyền”. Nếu việc chuyển giao được thực hiện bất chấp các bên có điều khoản cấm chuyển giao, thì bên có nghĩa vụ có thể yêu cầu bên chuyển giao bồi thường thiệt hại vì vi phạm điều khoản không chuyển giao, nhưng việc chuyển giao vẫn có hiệu lực trong mối quan hệ giữa bên nhận chuyển giao và bên có nghĩa vụ[34].

Ngoài ra, Restatement Second of Contracts còn thừa nhận một số nguyên tắc giải thích bất lợi đối với các điều khoản hạn chế khả năng chuyển giao quyền phát sinh từ hợp đồng. Thật vậy, điều khoản “cấm CGHĐ” phải được hiểu như là chỉ cấm việc chuyển giao các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, chứ không thể được hiểu như là việc cấm chuyển giao các quyền phát sinh từ hợp đồng đó. Điều khoản cấm chuyển giao quyền phát sinh từ hợp đồng phải được hiểu là trao cho bên có nghĩa vụ quyền được đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp việc chuyển giao được thực hiện bất chấp điều khoản cấm chuyển giao, chứ không phải là nguyên nhân làm việc chuyển giao vô hiệu. Tương tự, một điều khoản như vậy không cấm việc chuyển giao quyền đòi bồi thường, trong trường hợp vi phạm hợp đồng, cũng như các quyền được thừa nhận cho bên chuyển giao sau khi anh ta đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của mình[35]. Cuối cùng, một điều khoản như vậy phải được hiểu như là được ký kết vì lợi ích của bên có nghĩa vụ, và như vậy, nó không thể ngăn cản bên nhận chuyển giao quyền thực hiện các quyền đối với bên chuyển giao, cũng như không thể được hiểu là điều khoản cấm bên có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với bên nhận chuyển giao.

Việc chuyển giao nghĩa vụ tại Mỹ có thể được thực hiện thông qua hai cách: ủy nhiệm và thay thế nghĩa vụ (novation). Ủy nhiệm thực hiện nghĩa vụ được định nghĩa là sự chỉ định bởi một bên trong hợp đồng, gọi là bên ủy nhiệm (obligor delegor) một người thứ ba (gọi là delegee) thực hiện thay cho mình nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Bên thụ trái các nghĩa vụ được chuyển giao được gọi là obligee[36]. Bên nhận ủy nhiệm thực hiện nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tuy nhiên, việc ủy nhiệm không giải phóng hoàn toàn người có nghĩa vụ ban đầu. Còn thay thế nghĩa vụ (novation) là một thỏa thuận ba bên (three-party agreement) theo đó người có quyền đồng ý giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, chấp nhận cho người thứ ba thế vào vị trí của người có nghĩa vụ.

Có một nguyên tắc được Tòa án của Mỹ chấp nhận rộng rãi là mọi nghĩa vụ hợp đồng đều có thể được chuyển giao thông qua ủy nhiệm, trừ phi người có quyền chứng minh được rằng việc chuyển giao nghĩa vụ ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của mình (substantial interest) và rằng,chỉ có việc thực hiện nghĩa vụ bởi người có nghĩa vụ ban đầu mới đảm bảo được lợi ích mong đợi từ việc ký kết hợp đồng[37]. Quy định này chủ yếu liên quan đến các nghĩa vụ gắn liền với phẩm chất cá nhân của người giao kết (“skill, wisdom, taste or character of the person originally agreeing to tender performance”)[38]. Như vậy, đối với các nghĩa vụ mà việc thực hiện nó gắn liền với phẩm chất cá nhân của người có nghĩa vụ thì pháp luật Mỹ ưu tiên loại chuyển giao không giải phóng nghĩa vụ. Thật vậy, trong vụ Crane Ice Cream Co. v Terminal Freezing & Heating Co.,[39], thẩm phán đã không chấp nhận việc chuyển giao nghĩa vụ cung ứng hàng hóa vì bên mua (bên có quyền) sẽ không thể có được đầy đủ lượng hàng hóa mà anh ta cần, trong khi đối tượng được chuyển giao lại là một requirement contract, nghĩa là một hợp đồng cung ứng theo đó bên cung ứng cam kết bán toàn bộ lượng hàng hóa mà người mua cần.

Khi một văn bản được coi là một CGHĐ, người ta có xu hướng coi đó là một văn bản ủy nhiệm[40], và việc chấp nhận chuyển giao là một chấp nhận sự ủy nhiệm, nghĩa là sự thừa nhận bởi người có quyền rằng anh ta chấp nhận một người có nghĩa vụ đối với mình thay thế cho người có nghĩa vụ ban đầu. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc CGHĐ có hậu quả là chuyển giao cho người nhận chuyển giao toàn bộ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ ban đầu không được giải phóng hoàn toàn khỏi nghĩa vụ.

4. Bổ sung chế định chuyển giao hợp đồng vào pháp luật Việt Nam

Những phân tích ở trên cho thấy, đa số các nước đều chấp nhận việc CGHĐ. Để tránh xảy ra các tranh chấp liên quan đến giao dịch rất hay được thực hiện này, thiết nghĩ cần bổ sung một quy định chung về CGHĐ vào BLDS của Việt Nam.

Hệ thống luật của Anh-Mỹ có xu hướng cởi mở hơn đối với CGHĐ. Mặc dù cả hai hệ thống luật châu Âu lục địa và luật Anh-Mỹ đều đòi hỏi việc CGHĐ phải được thực hiện với sự đồng ý của tất cả các bên tham gia, nhưng nếu như hệ thống luật lục địa coi việc CGHĐ là ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực bất biến, thì hệ thống luật Anh-Mỹ lại cho rằng về nguyên tắc mọi quyền và nghĩa vụ đều có thể chuyển giao được. Vì thế, trong suốt một thời gian dài, tại các nước theo hệ thống pháp luật lục địa, như Pháp chẳng hạn, nếu hợp đồng có quy định về việc cấm chuyển giao, thì một bên có quyền từ chối việc chuyển giao thực hiện bởi bên kia mà không cần giải thích gì thêm. Trong khi đó, tại Anh-Mỹ, bên từ chối chuyển giao phải chứng minh việc chuyển giao sẽ gây cho anh ta bất lợi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các thẩm phán của các nước theo hệ thống luật lục địa, mặc dù vẫn giữ vững nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng, nhưng khi xem xét các tranh chấp liên quan đến CGHĐ lại thiết lập cơ chế chống lạm quyền. Cũng như mọi quyền khác, bên có quyền từ chối CGHĐ không được lạm quyền của mình, mà phải thực hiện nó trên cơ sở thiện chí và hợp tác, vốn là những nguyên tắc cơ bản của việc thực hiện hợp đồng. Như vậy, đã có sự xích lại gần nhau của hai hệ thống luật trong vấn đề CGHĐ.

Chúng tôi cho rằng, chỉ nên quy định việc chuyển giao đối với loại hợp đồng song vụ mà việc thực hiện kéo dài trong thời gian, bởi lẽ đối tượng chính của CGHĐ là sự dịch chuyển quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng sang cho một người mà trước đó là bên thứ ba. Hợp đồng song vụ có thể được chuyển giao nếu sự chuyển giao này không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên chỉ cần thông báo cho nhau về việc chuyển giao mà không cần giải thích gì thêm. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng mà việc thực hiện gắn liền với phẩm chất, năng lực của các bên giao kết (intuitu personae)[41], thì sự đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng là điều kiện tiên quyết cho sự chuyển giao. Bên còn lại có thể từ chối sự chuyển giao, nhưng phải chứng minh rằng việc thay đổi đối tác sẽ gây bất lợi đến việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thể hiện ý chí của mình về việc chuyển giao hay không CGHĐ vào thời điểm giao kết hợp đồng thông qua một điều khoản quy định rõ các khả năng này, hoặc vào thời điểm thực hiện việc CGHĐ./.


[1] L. AYNES, Les clauses de circulation du contrat, trong tuyển tập“Les principales clauses des contrats conclus entre professionnels”, PUAM, 1990, tr. 131.

[2] Chúng ta hãy lấy ví dụ về hợp đồng mua bán nhà đang trong quá trình xây dựng. Trong loại hợp đồng này, người mua trả giá của căn hộ theo tiến độ xây dựng. Nếu một người mua đã trả được một phần của giá trị hợp đồng theo tiến độ xây dựng của năm thứ nhất và không có khả năng chi trả cho đến khi công trình hoàn thành, thì người mua có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, do bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Nhưng nếu người mua tìm được một người khác thay thế cho mình thì việc CGHĐ sang cho người thứ ba này sẽ không những không gây thiệt hại, mà ngược lại còn có thể có lợi cho tất cả các bên. Đối với người mua – người CGHĐ, anh ta sẽ được giải phóng khỏi hợp đồng mà anh ta không có khả năng tiếp tục thực hiện mà không phải bồi thường thiệt hại. Đối với bên thứ ba – bên nhận chuyển giao, anh ta sẽ có được căn hộ trong thời gian ngắn hơn. Còn đối với bên bán – bên còn lại trong hợp đồng, việc CGHĐ giúp anh ta tìm được một đối tác có khả năng tốt hơn để tiếp tục thực hiện hợp đồng dang dở, qua đó đảm bảo được tiến độ xây dựng toàn bộ tòa nhà, và như vậy giữ được cam kết đối với các bên mua khác.

[3] T. GALVAO, La cession du contrat, Tạp chí Pháp luật quốc tế so sánh (RIDC), số 2, 1951, tr. 217 và tiếp theo.

[4] Hay còn gọi là Nguyên tắc Pacta sunt servanda. Về khái niệm này xem: Lê Minh Hùng, Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, 2010, tr. 23 và tiếp theo.

[5] Điều 412, khoản 1, BLDS 2005.

[6] Như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng lao động, hợp đồng nhượng quyền thương mại.

[7] C. LAPP, Essai sur la cession de contrat synallagmatique à titre particulier, luận án tiến sỹ, Strasbourg, 1950, tr. 9.

[8] J. FLOUR, J.-L. AUBERT và E. SAVAUX, Droit civil, t. 3, Le rapport d’obligation, 5e éd., 2007, A. Colin, tr. 246.

[9] A. SÉRIAUX, Droit des obligations, 1998, PUF, no 180.

[10] Điều 152, 153 Luật Doanh nghiệp 2005.

[11] Điều L. 642-7, Bộ luật Thương mại Pháp. Xem thêm: B. THULLIER, Cession judiciaire des contrats et loi de sauvegarde des entreprises : moins de pouvoirs pour le juge, D. 2006. Point de vue 130.

[12] Được quy định tại Điều 374 và 379 BLDS 2005.

[13] Bùi Đức Giang, Bán tài sản là khoản vay theo quy định của pháp luật Anh, Thông tin pháp luật dân sự, 8/2012.

[14] J. GHESTIN, C. JAMIN et M. BILLIAU, Les effets du contrat, LGDJ, 2001, n° 1024 và tiếp theo.

[15] Ph. Malaurie, L. Aynès et Ph. Stoffel-Munck, Les obligations, 2007, Defrénois, n° 917.

[16] C. LARROUMET, La cession de contrat : une régression du droit français, Mélanges M. Cabrillac, 1999, Dalloz-Litec, tr. 155. K.-H. NEUMAYER, La transmission des obligations en droit comparé, in IXe journées d’études juridiques J. Dabin, 1980, Bruylant-Litec, tr. 255.

[17] C. Lapp ; C. Larroumet ; L. Aynès, sđd.

[18] J. Ghestin, C. Jamin và M. Billiau, sđd.

[19] L. Aynès, sđd.

[20] J. Ghestin, C. Jamin và M. Billiau, sđd.

[21] Cass.civ., 7/01/1992, Bull. civ. IV, n° 3 ; JCP 1992. I. 3591.

[22] Trừ một số loại hợp đồng bị pháp luật cấm chuyển giao, chẳng hạn đối với hợp đồng thuê nhà ở.

[23] Cass.com., n0 95-10252 và 94-16335.

[24] Dự thảo P. Catala, điều 1165-4.

[25] Kelly, Holmes, Ayward, Business Law, 5e éd., Cavendish [UK] 2005, tr. 128.

[26] Restatement 2nd, § 317.

[27] M.A. Eisenberg, Contracts, 14e éd., Chicago 2002, § 665.

[28] Restatement 2nd, § 317, et UCC § 2-210.

[29] Davis v Basalt Rock Co, 107 Cal. App. 2d 436 [1951].

[30] Herbert v Bronson, 125 Mass. 475 [1878].

[31] V. M.A. Eisenberg, préc., § 681, et la jurispr. cit.

[32] Restatement 2nd, § 317 et 319

[33] V. M.A. Eisenberg, préc., § 684 s.

[34] not. Rumbin v Utica Mutual Insurance Co., 254 Conn.259, 757 A.2d 526 [2000].

[35] UCC, § 2-210.

[36] Xem Restatement 2nd, § 318

[37] Restatement 2nd, § 318, et UCC § 2-210 (1).

[38] T.L. Stark, L.R. Brody, F.K. Browne, Negotiating and Drafting Contract Boilerplate, ALM 2003, p. 34.

[39] Crane Ice Cream Co. v Terminal Freezing & Heating Co., 128 A. 280 [Md. 1925].

[40] UCC, § 2-210 (4)

[41] Đây là một thuật ngữ Latinh chỉ mối quan tâm đến người kết ước là nguyên nhân chính yếu của việc giao kết hợp đồng. Ví dụ, trong công ty hợp danh, mối quan tâm đến cá nhân người góp vốn là quan trọng nhất. Hoặc trong một hợp đồng dịch vụ tư vấn, khách hàng thuê luật sư A hoặc kiến trúc sư B vì biết rõ năng lực, phẩm chất của luật sư hoặc kiến trúc sư đó, chứ không thuê một người nào khác. Xem Từ điển Thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, Nxb Từ điển bách khoa, 2009, tr. 469.

Nguồn: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ

Từ quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng

06/06/2013

I. Di sản dùng vào việc thờ cúng 

Thờ cúng tổ tiên là phong tục đã có từ rất xa xưa của người Việt và hiện nay vẫn được coi trọng. Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện trên cơ sở của quan niệm mang tính chất đạo đức và văn hoá: tôn trọng và biết ơn công sinh thành, dưỡng dục; con người có nguồn cội, tổ tông vì vậy con, cháu phải tôn trọng và biết ơn những thế hệ cha ông đã sinh ra mình. Thờ cúng tổ tiên, di sản thờ cúng có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần. Vì vậy, đối với di sản dùng vào việc thờ cúng có những quy ước rất chặt chẽ của gia đình, dòng tộc, đồng thời Nhà nước cũng cũng có những quy định pháp luật cụ thể công nhận và bảo vệ quyền của cá nhân được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.

Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật thời thực dân – phong kiến “là phần động sản hay bất động sản trong gia tài dùng vào việc cúng giỗ một người vợ hoặc người chồng người ấy và việc cúng giỗ tổ tiên bên nội người ấy”. Thông thường, di sản dùng vào việc thờ cúng được chuyển giao cho người nối dõi hay được coi là nối dõi người đã chết để sử dụng thu hoa lợi dùng vào việc thờ cúng cho người để lại hương hoả và những người theo quan hệ huyết tộc của người đó. Phần tài sản dùng vào việc thờ cúng không quá 1/5 tổng giá trị tài sản của người để lại di sản đó. Di sản dùng vào việc thờ cúng được coi như trường tồn, do vậy không thể chia thừa kế. Tuy nhiên, di sản dùng vào việc thờ cúng có thể bị mất đi ngoài ý chí của cá nhân do bị tiêu huỷ hay bị trưng dụng do hội đồng gia tộc quyết định hoặc theo quy định của pháp luật. Luật pháp của chế độ thực dân – phong kiến còn quy định trong trường hợp một người vì không có con, cháu hoặc không có con trai thì việc thờ cúng người đó vẫn được thực hiện theo một trong hai hình thức xác lập, chuyển giao ruộng đất dùng vào việc thờ cúng người đó sau khi qua đời, được gọi là hậu điền và kỵ điền.

Hậu điền và kỵ điền khác nhau về căn cứ xác lập và đều khác hương hoả, mặc dù chúng đều được dùng vào mục đích thờ cúng người đã chết và tổ tiên của người đó. Nếu người hưởng hương hoả là con trai, cháu trai của người để lại hương hoả thì đối với người được chuyển giao hậu điền hay kỵ điền lại là người có thể thuộc dòng họ bên nội hoặc chỉ là người cùng làng (thôn) của người đó.

 Đối với hậu điền, trong trường hợp một người vì không có con, cháu, khi còn sống đã hiến ruộng đất cho dòng họ hoặc cho làng để làm công ích với mục đích khi người hiến ruộng đất chết thì dòng họ hoặc làng sẽ cúng giỗ người này. Hình thức xác lập và chuyển giao tài sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp này gọi là “hậu điền”.

Kỵ điền là tài sản dùng vào việc thờ cúng, được hình thành do một người không có con trainên con gái mua ruộng để hiến cho dòng họ của người cha hoặc cho làng với mục đích dòng họ hoặc làng có nghĩa vụ cúng giỗ cho cha, mẹ của người con gái đã hiến ruộng đó.

Như vậy, hậu điền là ruộng đất thuộc di sản của người chết để lại, còn kỵ điền không phải là ruộng đất thuộc di sản của người chết mà là tài sản của người con gái (do cha mẹ không sinhđược con trai) đã hiến cho dòng họ của người cha hoặc cho làng để thực hiện việc cúng giỗ cho cha, mẹ của người con gái đó.

Từ sau năm 1945, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Đặc biệt là từ khi Pháp lệnh Thừa kế được ban hành (có hiệu lực vào ngày 10/9/1990), di sản dùng vào việc thờ cúng đã được quy định cụ thể. Điều 21 của Pháp lệnh ghi rõ: “Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia”. Tuy nhiên, dù có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì theo nguyên tắc, nếu di sản khác của người chết để lại không bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản đó với người khác thì di sản dùng vào việc thờ cúng phải được coi là di sản chưa chia và cũng phải đưa vào khối tài sản thanh toán nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.

Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 673 và BLDS năm 2005 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670. Các điều luật trên có nội dung khác và không được rõ ràng như quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh Thừa kế. Theo quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Thừa kế thì di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản đó có quyền chia di sản đó… Nhưng theo quy định tại các Điều 673 BLDS năm 1995 và 670 BLDS năm 2005 thì di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế mà chỉ để dùng vào việc thờ cúng. Điều 670 BLDS năm 2005 quy định: “1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.

Theo quy định trên, những vấn đề pháp lý có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng cần phải được xác định. Việc xác định những vấn đề pháp lý có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng rất quan trọng, vì chúng là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng. Vì hiện nay ở nước ta không hẳn là không có những nhận thức sai những quy định pháp luật về loại di sản này.

1. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng: Do người lập di chúc định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ rõ phần tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó là phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản này có thể là khoản tiền cụ thể, có thể là quyền tài sản, có thể là những vật, giấy tờ có giá khác. Về di sản dùng vào việc thờ cúng, không nên hiểu là chỉ những loại tài sản do người chết để lại theo di chúc, không chỉ là những tài sản do người lập di chúc xác định mà còn các loại tài sản khác được dùng vào việc thờ cúng. Điều 670 BLDS quy định về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp cụ thể liên quan đến việc cá nhân người để lại di sản đó với tư cách chủ sở hữu tài sản định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng của gia đình, dòng họ còn do nhiều người lập di chúc để lại, nhưng xác định loại di sản này trong từng quan hệ độc lập việc người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng định đoạt theo di chúc. Ngoài căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc định đoạt trong di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng còn do con, cháu tự sắm sửa trong một năm, nhiều năm để dùng vào việc thờ cúng, thậm chí di sản dùng vào việc thờ cúng còn do các con, cháu trong dòng họ hiến tặng cho nhà thờ họ hoặc di sản dùng vào việc thờ cúng do các thế hệ trước để lại một cách tự nhiên mà không có bất kỳ lời dặn dò hay văn bản xác định đó là di sản dùng vào việc thờ cúng. Có thể khẳng định, di sản dùng vào việc thờ cúng một người, hay các thành viên đã chết của gia đình, dòng họ được xác lập từ nhiều căn cứ khác nhau, nhưng pháp luật quy định căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do một người để lại theo di chúc và căn cứ này có ý nghĩa pháp lý trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại. Những loại tài sản khác là di sản dùng vào việc thờ cúng được hình thành từ các căn cứ khác nhau, vẫn là di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về một gia đình, trưởng họ dùng vào việc thờ cúng và loại tài sản này pháp luật không đề cập. Chỉ khi có nhận thức và sự thống nhất trong cách hiểu về di sản dùng vào việc thờ cúng như trên, mới có thể giải quyết được những tranh chấp liên quan đến căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 BLDS.

2. Loại tài sản và giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng: Pháp luật không quy định loại tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng mà Điều 670 BLDS quy định người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS đều là đối tượng dùng vào việc thờ cúng. Về ngữ nghĩa của hai nhóm từ được dùng trong điều luật và nhóm từ thường dùng trong cuộc sống cần phải được hiểu đúng. Di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản dùng để thờ cúng được hiểu rất khác nhau.

Di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản được dùng vào mục đích thờ cúng. Tài sản này không nên hiểu theo nghĩa cơ học của chính nó mà phải hiểu bản chất tài sản, có chứa đựng bản chất giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng. Loại tài sản dùng vào việc thờ cúng không đồng nhất về cơ cấu hoá, lý, sinh nhưng đồng nhất về mặt tài sản được dùng với mục đích thờ cúng.

Di sản để thờ cúng: Nếu hiểu theo nghĩa vật chất của tài sản thì không phải vật nào cũng được dùng để thờ cúng. Vật (tài sản) được dùng để thờ cúng là vật được sử dụng trực tiếp để thờ cúng: Mâm cỗ, hoa, quả, rượu, nước, hương (nhang), nến, câu đối, lục bình, chân dung (ảnh) của những người đã chết, câu đối, rèm bàn thờ và bàn thờ… Còn những tài sản tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể khác không thể đặt lên bàn thờ để thờ cúng: Xe hơi, xe môtô, quyền sử dụng đất, quyền tác giả các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền hưởng khoản tiền bảo hiểm, một con vật nuôi cụ thể còn sống… Tuy nhiên, cách đặt vấn đề trên đây không nhằm mục đích phủ định những loại tài sản trên không thể được dùng vào việc thờ cúng. Cách giải thích từ ngữ trên đây là nhằm để xác định nghĩa của từ: Di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản để thờ cúng rất khác nhau. Di sản dùng vào việc thờ cúng là tài sản, do vậy xe hơi, môtô, con trâu, máy cày, quyền sử dụng đất, quyền tài sản là thành phần của di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng chúng không phải là di sản được dùng trực tiếp để thờ cúng mà phải quy đổi giá trị để mua sắm lễ vật dùng để thờ cúng theo tôn giáo, theo phong tục.

Về giá trị kinh tế của di sản dùng vào việc thờ cúng: Nội dung Điều 670 BLDS không quy định cụ thể giá trị kinh tế của di sản dùng vào việc thờ cúng chiếm tỉ lệ nhất định nào trong tổng giá trị khối di sản của người chết để lại, do vậy xung quanh vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng (xét về kinh tế) theo tỉ lệ nào trong giá trị di sản của người chết để lại là hợp lý? Về vấn đề này, chúng tôi có những cách hiểu theo lập luận sau:

Cách hiểu thứ nhất, nếu theo câu chữ tại Điều 670 BLDS thì hiểu một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là một phần nhỏ trong tổng giá trị tài sản (di sản) do người lập di chúc để lại. Theo cách hiểu này thì một phần di sản dùng vào việc thờ cúng được xác định căn cứ vào cách chia di sản của người chết thành nhiều phần bằng nhau, chọn cách chia thành một trăm phần, theo đó một phần không thể lớn hơn năm mươi phần trăm của tổng giá trị di sản của người lập di chúc để lại. Nếu phần di sản dùng vào việc thờ cúng lớn hơn 1/2 tổng giá trị di sản của người chết để lại thì khi đó là phần lớn mà không thể hiểu là một phần. Cách hiểu này về hình thức tương đối phù hợp với thực trạng của đời sống xã hội.

Cách hiểu thứ hai, phủ nhận cách hiểu thứ nhất ở những căn cứ pháp luật quy định quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình theo di chúc cho người thừa kế, để lại di sản dùng vào việc thờ cúng theo luật định. Như vậy, người lập di chúc có quyền định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình sau khi chết để dùng vào việc thờ cúng. Quyền tự định đoạt của người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng chỉ bị hạn chế trong hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhấtnếu sự định đoạt đó vi phạm quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS. Nếu người lập di chúc định đoạt phần lớn hoặc toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng mà xâm phạm đến quyền được hưởng 2/3 suất thừa kế được chia theo pháp luật của cha, mẹ, vợ, chồng, các con dưới 18 tuổi và các con tuy đã thành niên mà không có khả năng lao động thì trước hết tính phần thừa kế cho những người này theo quy định tại Điều 669 BLDS, phần còn lại là di sản dùng vào việc thờ cúng.

Trường hợp thứ hai, quyền của người lập di chúc định đoạt di sản dùng vào việc thờ cúng bị hạn chế trong trường hợp toàn bộ tài sản của người đó để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng (khoản 2 Điều 699 BLDS).

Với những quan điểm khác nhau về một phần di sản dùng vào việc thờ cúng trên đây, sự cần thiết phải xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng nên được hiểu như thế nào cho phù hợp? Chúng tôi đồng ý với cách hiểu thứ hai về di sản dùng vào việc thờ cúng đã được lập luận trên đây. Tuy nhiên, cần phải xác định di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 669 BLDS nên được hiểu như thế nào cho phù hợp với bản chất pháp luật quy định về loại di sản này. Cách hiểu thứ nhất về một phần di sản dùng vào việc thờ cúng mà chỉ dựa trên góc độ toán học thì không toàn diện. Tìm hiểu pháp luật mà chỉ dùng phương pháp toán học để lý giải vấn đề đặt ra thì không thể giải quyết thoả đáng. Pháp luật không những điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc đối tượng của luật mà còn có ý nghĩa phản ánh bản chất của quan hệ xã hội do nó điều chỉnh. Như vậy, một phần di sản dùng vào việc thờ cúng không nên hiểu theo cách chia nhỏ tổng giá trị di sản của người chết thành nhiều phần bằng nhau để có căn cứ xác định một phần theo cách chia nhỏ tài sản. Hiểu như vậy không thoả đáng, vì đã máy móc hiểu bản chất của vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng và quyền tự do định đoạt ý chí của người có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là phạm vi giá trị di sản đó và di sản đó chỉ được dùng với mục đích duy nhất là dùng vào việc thờ cúng. Quyền định đoạt của người lập di chúc định đoạt mục đích sử dụng của di sản này chỉ bị hạn chế trong hai trường hợp như cách hiểu thứ hai trên đây. Ngoài ra, quyền định đoạt của người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng không bị ràng buộc vào bất kỳ quy định nào khác, trừ trường hợp di sản đó bị tiêu huỷ do có sự biến pháp lý tuyệt đối (bão lụt, động đất, hiện tượng thiên tai khác… và chiến tranh). Với những lập luận này, chúng tôi bảo vệ cách hiểu thứ hai về di sản dùng vào việc thờ cúng với nhận định: Người lập di chúc có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Quyền của người định đoạt di sản này chỉ bị hạn chế theo quy định tại Điều 669 và khoản 2 Điều 670 BLDS.

Với những lập luận trên, cũng nhằm phủ định ý kiến cho rằng di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ là một phần nhỏ trong tổng giá trị di sản của người chết để lại, vì di sản của người chết để lại phải được dùng vào sản xuất kinh doanh, phát sinh lợi nhuận để tránh lãng phí. Ý kiến này chỉ là sự suy đoán, bởi vì di sản dùng vào việc thờ cúng vẫn có thể được dùng để khai thác về mặt thương mại. Pháp luật không cấm dùng tài sản thờ cúng vào sản xuất kinh doanh, miễn sao di sản đó được dùng với mục đích thờ cúng.

       3Nghĩa vụ của người thực hiện thờ cúng theo di chúc và theo thoả thuận của những người thừa kế

– Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo di chúc: Người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo sự định đoạt của người lập di chúc thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, nếu người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và thực hiện việc thờ cúng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ đó thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Cách thức chuyển giao di sản cho người khác quản lý dùng vào việc thờ cúng theo thoả thuận của những người thừa kế thì người được chỉ định có nghĩa vụ quản lý di sản đó để dùng vào việc thờ cúng theo thoả thuận. Như vậy, chủ thể quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được xác định dựa trên một trong hai căn cứ: Theo sự chỉ định của người lập di chúc để lại di sản đó và theo thoả thuận của những người thừa kế của người để lại di sản.

– Thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo chỉ định của những người thừa kế theo pháp luật: Theo đoạn 2 khoản 1 Điều 670 BLDS thì “trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng”. Những người thừa kế được quy định là những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thờ cúng. Khẳng định này dựa trên cơ sở của phong tục, truyền thống thờ cúng những người thân thích đã tồn tại từ ngàn xưa trong nhân dân ta. Theo phong tục thì những người ngoài dòng tộc không có nghĩa vụ thờ cúng người thuộc dòng tộc khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS, nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Theo quy định trên, sự cần thiết phải xác định hành vi của người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế trong việc thực hiện nghĩa vụ thờ cúng?

Trước hết, người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng phải thực hiện nghĩa vụ đúng với nội dung của di chúc, do người để lại di sản đó yêu cầu. Như vậy, hành vi của người vi phạm nghĩa vụ thờ cúng được xác định do người đó đã không thực hiện đúng với nội dung của di chúc sử dụng di sản thờ cúng, để có căn cứ xác định người quản lý vi phạm nghĩa vụ thờ cúng.

Thứ hai, người quản lý di sản không thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo thoả thuận của những người thừa kế, là căn cứ để xác định người quản lý di sản thờ cúng vi phạm nghĩa vụ thờ cúng.

Việc thờ cúng phải được tiến hành như thế nào, pháp luật không quy định và không thể quy định vì tính phong phú của phong tục, lễ giáo, tôn giáo… Theo chúng tôi, pháp luật thừa nhận và bảo vệ quan hệ về di sản thờ cúng trong nhân dân như một nét văn hoá, phong tục. Tuy nhiên, việc thờ cúng được hiểu là phong tục, nghi lễ phản ánh tình cảm của các con, các cháu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân thích khác đã chết cũng có chung một chuẩn mực, cho dù người thờ cúng tổ tiên thuộc dân tộc nào.

Ngày cúng giỗ người chết luôn luôn được xác định vào thời gian nhất định, vào đúng ngày trong tháng người đó đã chết cách đó một năm, ba năm, năm năm, hai mươi năm, năm mươi năm… Việc thờ cúng được thực hiện theo phong tục cúng tuần đầu kể từ ngày người để lại di sản thờ cúng chết. Thờ cúng vào ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng, ngày thanh minh hàng năm… Cách thức thờ cúng có bàn thờ, thờ cúng ngoài trời (bàn thờ thiên), thờ cúng tại nơi mai táng người đó, thờ cúng người đó tại chùa… là phụ thuộc vào phong tục của nhân dân trong vùng đó, thậm chí theo quy ước của tôn giáo nhất định… Như vậy, pháp luật không thể quy định về thờ cúng tổ tiên, người đã chết phải tuân theo khuôn khổ cụ thể nào. Người thờ cúng có sắp cỗ hay không sắp cỗ, có hoa, nến, đèn thờ, bài cúng… cúng trong thời gian ngắn hay cúng trong thời gian dài, cúng vào ban ngày, ban đêm… là tùy thuộc vào phong tục nơi dân cư.

Theo chúng tôi, người có nghĩa vụ quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng theo chỉ định của người để lại di sản hoặc theo thoả thuận của những người thừa kế cử ra nếu vi phạm những yêu cầu theo di chúc hoặc vi phạm những thoả thuận của những người thừa kế thì người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng bị xác định là vi phạm nghĩa vụ thờ cúng. Việc giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho ai quản lý để sử dụng dùng vào việc thờ cúng là do những người thừa kế quyết định theo thoả thuận. Theo đó, khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng thì cơ quan áp dụng pháp luật phải căn cứ vào nội dung của di chúc định đoạt di sản này hoặc phải căn cứ vào thoả thuận của những người thừa kế của người để lại di sản thờ cúng để giải quyết tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp này, sự cần thiết phải xác định di sản dùng vào việc thờ cúng là loại di sản nào: là một khoản tiền, kim khí quý, đá quý, nhà thờ hay quyền tài sản… của người chết để lại. Khi xác định loại di sản dùng vào việc thờ cúng là vật cụ thể hay quyền tài sản hay một khoản tiền hoặc một khoản lợi tức, những hoa lợi thu được từ tài sản thì việc xác định những lợi ích tài sản thu được từ loại di sản này (nếu có) cũng cần phải xác định. Di sản dùng vào việc thờ cúng còn được xem xét ở dạng “động” mà không nên chỉ xem xét ở dạng “tĩnh” của tài sản.

4. Xử lý di sản dùng vào việc thờ cúng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS thì:“Trong trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”.

Theo quy định trên, di sản dùng vào việc thờ cúng không phải là loại di sản được coi là trường tồn mà loại di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định. Thời hạn di sản thờ cúng không được coi là di sản thờ cúng nữa, phụ thuộc vào sự kiện pháp lý tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết, theo đó phần di sản thuộc về người đang quản lý hợp pháp trong số những người được thừa kế theo các hàng được quy định tại Điều 676 hoặc là người thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 BLDS. Theo quy định này thì người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng cũng đồng thời là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản là chủ sở hữu của di sản dùng vào việc thờ cúng, nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết. Trong trường hợp này, người là chủ sở hữu di sản có quyền định đoạt di sản theo ý chí của chủ sở hữu, di sản được coi là di sản được dùng vào việc thờ cúng không còn là di sản thờ cúng nữa mà là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người được xác lập quyền sở hữu đối với loại di sản này, theo quy định của pháp luật. Điều 670 BLDS chỉ quy định về một trường hợp giải quyết di sản dùng vào việc thờ cúng mà không quy định trong trường hợp người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kế của người để lại di sản mà tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng sẽ được giải quyết như thế nào?

Nếu người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản đó mà tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản dùng vào việc thờ cúng được giải quyết như thế nào, pháp luật không quy định. Người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ ai, người thuộc diện thừa kế theo pháp luật quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc chỉ định người ngoài diện thừa kế của mình quản lý di sản. Trong trường hợp người lập di chúc chỉ định người ngoài diện thừa kế theo pháp luật quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản thờ cúng trong trường hợp này không thể thuộc về người quản lý. Theo chúng tôi, để giải quyết di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp này, cần thiết phải căn cứ vào nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản dùng vào việc thờ cúng, vì sự kiện pháp lý phát sinh khi tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết, phần di sản này được đem chia theo pháp luật. Vì điều kiện tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết là một căn cứ chấm dứt nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng đồng thời quyền sở hữu đối với di sản đó ở người đang quản lý trong số những người thừa kế theo pháp luật. Nhưng trong trường hợp người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kế theo pháp luật, di sản đó được trả lại cho những người thừa kế theo pháp luật để họ xử lý theo ý chí của họ. Những người thừa kế trong trường hợp này có hai cách giải quyết:

Thứ nhất, họ tiếp tục thoả thuận với nhau để chỉ định người quản lý di sản và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng và không cần tuân theo cách thức giải quyết di sản thờ cúng theo quy định của pháp luật. Cách thức này phù hợp với phong tục thờ cúng và là cách thức khác với quy định của pháp luật, không trái với nguyên tắc của pháp luật dân sự, không trái đạo đức xã hội.

Thứ hai, những người thừa kế trong hàng được hưởng có quyền chia di sản đó theo quy định tại Điều 676 BLDS.

Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 BLDS hiện hành đã phần nào đáp ứng được phong tục tập quán tồn tại từ lâu đời trong nhân dân ta là thờ cúng tổ tiên và những người đã chết trong gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, quy định này chưa thật sự phù hợp với quan hệ xã hội hiện đại và chưa đáp ứng triệt để mục đích và phong tục thờ cúng đã như một nét văn hoá độc đáo trong nhân dân. Quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS đã làm rắc rối vấn đề vốn rất đơn giản và rất được phổ biến trong nhân dân. Đó là quy định: “Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”. Đây là quy định không những khó hiểu, khó áp dụng và thực tế không thể áp dụng được do quan niệm về phong tục thờ cúng trong nhân dân. Di sản thờ cúng không những chỉ đơn thuần là tài sản mà nó còn là đối tượng thiêng liêng không thể xâm phạm, không thể bán, tặng cho… hoặc làm cho hao hụt vì nó gắn liền với danh dự của gia đình, dòng họ và thực tế nó không thể bị chiếm đoạt trái với ý chí của cả dòng họ, của các thành viên trong gia đình. Di sản dùng vào việc thờ cúng có thể mất đi do các sự biến pháp lý nhưng ngay lập tức hoặc có thời gian di sản đó lại được khôi phục nhanh chóng với quyết tâm của cả cộng đồng dòng họ, của các con, các cháu của người để lại di sản đó. Thậm chí nó luôn được bổ sung nhiều hơn và đầy đủ hơn theo quan niệm và phong tục thờ cúng trong nhân dân và nó còn được đổi mới, thay thế bằng những di sản khác với mục đích sử dụng trong việc thờ cúng. Như vậy, Điều 670 BLDS cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với đời sống xã hội và phong tục tốt đẹp đã tồn tại từ rất lâu đời trong nhân dân, trong xã hội Việt Nam, không phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội. Nên quy định rõ phạm vi di sản dùng vào việc thờ cúng chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm tổng giá trị di sản của người chết để lại; di sản dùng vào việc thờ cúng không những do người lập di chúc định đoạt từ tài sản của mình mà còn được xác định theo thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản đó. Ngoài ra, pháp luật nên có quy định thời hạn sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng để tránh sự xáo trộn trong việc sử dụng di sản đó và đồng thời cũng nhằm ngăn chặn những tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng trong dòng họ, trong gia đình của người để lại di sản đó nhằm giữ gìn sự bình ổn trong giao lưu dân sự và mối đoàn kết trong nhân dân và đó cũng là mục đích điều chỉnh của pháp luật.

IIVề di tặng 

Trước năm 1945, ở nước ta vấn đề di tặng cũng đã được quy định trong các Bộ Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ và trong các Sắc lệnh điền thổ ngày 21/7/1925 và ngày 29/3/1939. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật nói trên đều có những quy định phân biệt sự tặng giữ với di tặng; được gọi là sinh thời tặng giữ và di tặng nhân tử và đều được coi là cho.

Đối với sinh thời tặng giữ được thực hiện khi người tặng cho còn sống và người được tặng đồng ý nhận. Theo án lệ ở Nam Bộ trước đây thì sự tặng giữ bao giờ cũng có thể bị người tặng giữ bãi bỏ, trừ trường hợp người được tặng giữ đã chuyển giao tài sản tặng giữ cho người thứ ba thông qua một giao ước (hợp đồng). Nhưng theo quy định của Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ và Sắc lệnh điền thổ nói trên thì sự tặng giữ không thể bị truất bãi. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể (vợ hoặc chồng vi phạm đạo đức hoặc người vợ đã phạm vào một trong bảy điều “thất xuất” sau: không thể sinh con; dâm dật; không thờ cha, mẹ chồng; lắm điều; trộm cắp; ghen tuông; có ác tật thì sự tặng giữ bị bãi bỏ. Dân luật Trung Kỳ còn quy định: Sự tặng giữ giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể bị truất bãi bất cứ lúc nào và vô điều kiện, mặc dù khi cho đã có điều kiện cấm đòi lại (Điều 798).

Đối với di tặng nhân tử, di tặng nhân tử chỉ có thể thực hiện được sau khi người để lại di tặng chết. Người được di tặng có quyền sở hữu vật di tặng kể từ thời điểm nhận vật. Trong trường hợp người được di tặng chết trước người để lại di tặng thì sự di tặng đó không có hiệu lực thi hành. Theo quy định của pháp luật thì di tặng mang tính chất cá nhân, theo đó người nào được chỉ định đích danh thì được thụ hưởng. Nhưng từ sau năm 1945, ở nước ta không có quy định nào về di tặng. Chỉ đến khi BLDS năm 1995 được ban hành, về di tặng được quy định tại Điều 674. Khi BLDS năm 2005 được ban hành, thay thế BLDS năm 1995, về di tặng được quy định tại Điều 671, có nội dung tương tự như như quy định tại Điều 674 BLDS năm 1995, tuy có thay đổi một số từ (Điều 674 BLDS năm 1995 quy định: “nghĩa vụ tài sản của người di tặng”, còn BLDS năm 2005 quy định: “nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc”). Như vậy, về di tặng chỉ được quy định từ BLDS năm 1995 và hiện nay, di tặng được quy định trong BLDS năm 2005.

Trước hết, bản chất của di tặng không phải là hợp đồng tặng cho, bởi vì: Hợp đồng tặng cho là sự thoả thuận giữa người được tặng cho và người tặng cho. Chủ thể tặng cho và chủ thể được tặng cho đều phải còn sống để thể hiện ý chí cho và nhận tài sản. Nhưng di tặng chỉ phát sinh từ cơ sở định đoạt của người có di sản lập di chúc và người được chỉ định nhận di tặng khi người để lại di tặng chết. Người được di tặng chỉ có thể là một người hay nhiều người cụ thể, là người này mà không phải là người khác, tuỳ thuộc vào sự định đoạt của người có di sản lập di chúc.

Theo nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế, kể từ thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ tài sản, nghĩa vụ tài sản của người chết để lại được chuyển dịch cho người thừa kế. Di tặng là phần di sản của một người được để lại để tặng cho người khác theo sự định đoạt của người có tài sản đó bằng cách lập di chúc. Quyền của người được chỉ định hưởng di tặng có được đáp ứng ngay hay không được đáp ứng ngay sau khi người để lại di sản chết? Địa vị của người được hưởng phần di tặng có tương tự như địa vị của người thừa kế theo di chúc trong quan hệ nhận di sản thừa kế? Giải đáp những vấn đề đặt ra, cần thiết phải xác định phạm vi và tính chất của di tặng trong mối liên hệ với di sản thừa kế như sau:

1. Di tặng là một phần tài sản trong khối di sản của người chết để lại; việc xác định giá trị của di tặng không thể vượt ra ngoài phạm vi giá trị khối di sản của người chết. Trước hết, phải thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại từ khối di sản của người đó và tuân theo thứ tự ưu tiên đã được quy định tại Điều 683 BLDS năm 2005, phần di tặng được trừ từ di sản còn lại đó. Người được di tặng không phải là người được thừa kế di sản mà được hiểu là người có quyền tài sản từ khối di sản của người để lại di tặng. Như vậy, di tặng chỉ phát sinh từ căn cứ duy nhất – từ di chúc. Thực chất, phần di tặng đã được xác định theo sự định đoạt của người lập di chúc vẫn thuộc về người được di tặng; theo đó phần di sản sau khi đã trừ đi phần di tặng còn lại là di sản được chia thừa kế. Nhưng trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người di tặng thì phần di tặng khi đó cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Người được di tặng là ai cần phải được đặt ra, vì lợi ích của người được di tặng có sự liên quan trực tiếp đến lợi ích của những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, theo quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005. Nếu người được di tặng là người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật thì phần người này được di tặng được khấu trừ để bảo đảm lợi ích của những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; nếu phần di tặng đó chiếm phần lớn giá trị di sản của người lập di chúc. Phương thức trên cũng được áp dụng đối với người được di tặng khác đồng thời là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di tặng. Trong trường hợp người được di tặng đồng thời là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà giá trị phần di tặng đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của những người khác – người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì giá trị di tặng do người này được hưởng cũng bị khấu trừ để bảo đảm lợi ích của những người nói trên (Điều 669 BLDS năm 2005).

2. Trong trường hợp toàn bộ khối di sản của người để lại di tặng chỉ còn một phần ngang bằng với phần di tặng hoặc thấp hơn phần di tặng xác định được (theo giá trị) sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại, thanh toán cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (nếu có) thì phần tài sản còn lại đó thuộc về người được di tặng. Tuy nhiên, theo Điều 671 BLDS năm 2005 thì: “Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc”. Một phần di sản mà người lập di chúc dành để di tặng cho người khác hưởng có thể được định lượng bằng một khoản tiền, có thể được chỉ định đích xác một vật cụ thể, khác tiền. Việc giải quyết di tặng trong tình huống trên cần phải dựa vào sự định đoạt của người để lại di tặng là tiền hay là vật khác tiền? Để giải quyết thoả đáng các tình huống trên, cần phải xác định rõ những trường hợp sau đây:

Di tặng là vật vẫn còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, sau khi đã thanh toán toàn bộ khoản nợ của người chết để lại thì vật đó thuộc về người được di tặng. Ngược lại, vật mà người lập di chúc đã chỉ định dùng để di tặng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế của người để lại vật đó thì việc di tặng sẽ không thể thực hiện được (do đối tượng của di tặng không còn). Đối tượng của di tặng là vật (khác tiền) phải được hiểu là vật đặc định hoặc vật đã được đặc định hoá. Việc di tặng cũng không thể thực hiện được trong trường hợp vật được người lập di chúc chỉ định để di tặng cho một người hoặc di tặng cho nhiều người đã được dùng toàn bộ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người đó với người khác.

Di tặng là một khoản tiền nhất định mà người di tặng đã ghi rõ trong di chúc và di sản vẫn còn thì người được di tặng hưởng khoản tiền đã xác định từ di sản.

Nhưng trong trường hợp toàn bộ di sản của người để lại di tặng không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người đó thì cho dù di tặng được xác định là một vật hay là một khoản tiền thì chúng đều được dùng để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại (quyền của các chủ nợ được ưu tiên thanh toán).

3. Người được di tặng có quyền nhận và cũng có quyền từ chối quyền hưởng di tặng mà không hạn chế quyền định đoạt như đối với người thừa kế. Người được di tặng không phải là người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật của người để lại di tặng. Người thừa kế theo di chúc hay người thừa kế theo pháp luật chỉ được hưởng di sản sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại từ di sản của chính người đó. Người được di tặng không phải dùng di tặng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết, nếu di sản khác của người để lại di tặng vẫn còn đủ để thanh toán. Phần di tặng liên quan đến sự từ chối quyền hưởng của người được di tặng là di sản để chia thừa kế theo pháp luật – tương tự như phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực thi hành.

4. Quan hệ giữa người được di tặng với những người thừa kế khác là quan hệ giữa bên có quyền tài sản đối với bên thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản của người chết để lại di tặng. Người được di tặng không phải là chủ nợ của người để lại di sản. Phần di tặng không phải là một khoản trả nợ được chuyển giao cho người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản, bởi vì nếu di tặng là một khoản nợ sẽ được ưu tiên thanh toán theo quy định tại Điều 683 BLDS năm 2005. Mối quan hệ giữa người được di tặng với những người thừa kế khác là quan hệ nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở tự định đoạt ý chí của người để lại di tặng. Người thừa kế phải chuyển giao phần di tặng từ di sản của người để lại di tặng là thực hiện nghĩa vụ về tài sản bằng chính tài sản của người để lại di sản để lại nghĩa vụ đó. Điều kiện di sản còn tồn tại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ của những người thừa kế chuyển giao phần di tặng cho người có quyền nhận theo sự định đoạt của người để lại di tặng. Nghĩa vụ của người thừa kế đối với người được di tặng dựa trên căn cứ di chúc hợp pháp.

5. Trong trường hợp người lập di chúc đã định đoạt hết tài sản của mình để di tặng thì việc xác định kỷ phần bắt buộc cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005, cũng được giải quyết tương tự như trong trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản đối với các trường hợp khác không phải là di tặng. Phần còn lại sau khi đã trừ đi tổng số kỷ phần bắt buộc cho từng người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, là phần di tặng được chuyển giao cho người được di tặng.

Những quy định về di tặng, pháp luật chỉ định lượng di sản mà không định tính tài sản, do vậy mọi tài sản xác định được giá trị về kinh tế đều có thể quy đổi thành giá trị của di tặng. Pháp luật quy định như trên nhằm tạo điều kiện cho người lập di chúc định đoạt tài sản của mình một cách tự do nhất và không bị ràng buộc vào tính chất của tài sản mà chỉ quan tâm đến giá trị của tài sản dùng để di tặng. Tuy nhiên, trên thực tế và theo truyền thống, phong tục, thói quen thì không phải mọi loại tài sản đều có thể được dùng để di tặng.

Về di tặng, một câu hỏi thực tế được đặt ra và cần phải giải quyết thoả đáng, Điều 671 BLDS năm 2005 quy định cho người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để tặng cho người khác nhưng điều luật nói trên lại không quy định tính chất của phần di tặng đó. Như vậy, nếu theo sự suy đoán thông thường thì không phải mọi tài sản của người chết để lại đều được dùng để di tặng. Tài sản dùng để di tặng chỉ bao gồm những vật (tài sản) có giá trị kinh tế nhỏ mang ý nghĩa tinh thần là cơ bản và nó được xem như vật kỷ niệm dành cho người được di tặng. Cách hiểu như trên không đúng với nội dung của Điều 671 BLDS năm 2005, bởi vì tại khoản 1 Điều 671 BLDS đã quy định di tặng là: “việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác”Nếu viện theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005 thì các quyền tài sản của một người cũng là tài sản của người đó. Như vậy, quyền sử dụng đất của cá nhân cũng là tài sản và theo đó nó cũng có thể là đối tượng của di tặng (tuy nhiên phải phù hợp với những điều kiện do BLDS và Luật Đất đai quy định). Từ cách đặt vấn đề như trên thì di sản dùng để di tặng được hiểu không những bao gồm vật đặc định hoặc vật được đặc định hoá, khoản tiền mà còn là các quyền tài sản khác của người để lại di chúc nhằm để di tặng quyền đó cho người khác. Ngoài ra, người được di tặng không thể hiểu chỉ có thể là cá nhân. Cách hiểu như vậy không đúng, vì pháp luật không quy định người được di tặng chỉ có thể là cá nhân.

Theo cách hiểu về tài sản và di tặng như trên thì đối tượng của việc di tặng được xác định trong phạm vi rộng bao gồm:

– Tài sản là vật đặc định hoặc tài sản được đặc định hoá;

– Các quyền tài sản của một người bao gồm: Quyền sử dụng đất, số dư trên tài khoản gửi tổ chức tín dụng bằng tiền Việt Nam (VNĐ), ngoại tệ, các trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác, quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp… Di tặng là một phần trong khối di sản của một người để lại khi qua đời, sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản đó với người khác mà phần di sản còn lại đó vẫn bảo đảm được quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc./.

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp

NHÌN NHẬN QUY ĐỊNH PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 DƯỚI CÁI NHÌN KHOA HỌC VÀ HỘI NHẬP

04/03/2013

Đặt vấn đề

Pháp luật Dân sự và Thương mại nước ta trong thời kỳ hội nhập và thách thức này có tạo cơ hội tương thích giữa thị trường và xã hội, cơ hội hỗ trợ giữa Pháp nhân vì lợi nhuận và pháp nhân vì lợi ích công cộng chưa ? Đó là câu hỏi được trả lời phần nào khi chúng ta nhìn nhận lai chế định pháp nhân trong Bộ Luật dân sự năm 2005.

Thể chế mở ngày nay ở khu vực thị trường với sự lớn mạnh của các doanh nhân cũng đang kéo theo sự phát triển của các thực thể phi lợi nhuận như hội và các dạng hội khác mang yếu tố lưỡng tính hay là pháp nhân không đầy đủ. Các thực thể hai khu vực này đang đan xen với nhau, đang hỗ trợ nhau bởi có chung một yếu tố là lợi ích công chúng.

– Trong khi doanh nghiệp thu hút và tạo việc làm cho công nhân, nông dân công nghiệp và giới chủ cũng như tầng lớp chuyên gia kỹ thuật, thì tổ chức phi lợi nhuận trong đó có hội thu hút hội viên và tạo việc làm bằng những hoạt động dịch vụ công cộng về văn hoá, y tế, xã hội cũng như các hoạt động hỗ trợ về chính sách đến với từng con người;

– Trong khi doanh nghiệp tạo ra hàng hoá, của cải cho xã hội thì hội góp phần tham gia vào các huyết mạch lưu thông của cải xã hội, trong đó có của cải là trí tuệ con người; vận chuyển và đào tạo các kỹ năng con người; khơi dậy lên các giá trị xã hội đang hiện hữu, các giá trị truyền thống đang mất đi;

–  Trong khi doanh nghiệp mải miết và tối mắt làm việc ở thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp hiện đại – người làm công, giới chủ và tầng lớp kỹ sư chuyên gia còn ít thời gian để quan tâm đến người tiêu dùng, quan tâm đến các giá trị truyền thống đang mai một, quan tâm đến sự bất công của những người yếu thế xã hội, thì hội vẫn nhẫn nại với quá trình nghiên cứu, tư vấn và phản biện của mình để cán cân công lý trở về trạng thái cân bằng của nó. Đó là sự bình đẳng trước pháp luật, sự công bằng vô tư trước lương tri con người.

 

– Các khuyến nghị và phản biện của doanh nghiệp, hội/quỹ đối với các dự luật và các quyết định đang thực thi có vấn đề, đã tạo nên một kênh tham vấn, thẩm định độc lập, khách quan vô cùng tin cậy mà Nhà nước hiện nay đang nhận ra và cần đặt vấn đề giải quyết về chính sách cho các hội nghề nghiệp phát triển.

I. BẤT CẬP VỀ QUY ĐỊNH PHÁP NHÂN

Xu hướng lập pháp chỉ quan tâm địa vị pháp lý của chủ thể

Hiện nay, theo thói quen xây dựng pháp luật của các cơ quan chức năng nước ta, người soạn thảo luật có xu hướng nhằm vào địa vị pháp lý của chủ thể để định chế thay vì cần thiết, thậm chí là bắt buộc phải quy định về hành vi chủ thể. Văn bản pháp luật quy định hành vi chủ thể, đó là chức năng của quy phạm pháp luật. Do chỉ quan tâm đến việc tìm ra những quyền và nghĩa vụ của chủ thể để định chế nó nên hầu hết các văn bản pháp luật của chúng ta chung chung; chỉ quan tâm về vấn đề tổ chức (ra đời, thành lập, chính sách hỗ trợ, giải thẻ, sáp nhập …thông qua các thủ tục) nên dễ nặng về quản lý và điều tiết bằng biện pháp hành chính hơn là bằng dân sự. Để xác định trách nhiệm của chủ thể là rất khó vì cơ sở của quy kết trách nhiệm được chứa đựng trong quy phạm pháp luật mô tả hành vi, thậm chí là hành vi chi tiết và cụ thể thì lại ít được quy phạm hóa.

Tiếp tục quy định không có căn cứ khoa học và thực tiễn

Thêm vào đó, quá trình sửa đổi Bộ Luật dân sự năm 1995 không những đã không nhìn nhận và đánh giá bất cập trên để định hướng bãi bổ, bổ sung, sửa đổi chế định pháp nhân, mà còn tiếp tục đi con đường cũ, gây thêm rắc rối khi quy định thêm loại hình “tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp”[1]. Bộ Luật dân sự năm 1995 đã phân loại các pháp nhân (phi lợi nhuận) thành ba nhóm: tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Đến Bộ Luật dân sự năm 2005 tiêp tục quy định thêm loại hình tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp. Hệ quả làm tăng xu hướng của không ít pháp nhân là hội muốn được công nhận là tổ chức chính trị-xã hội. Bài học lập pháp này cho thấy việc chia pháp nhân trong Bộ Luật dân sự năm 2005 không dựa trên bất kỳ một luận cứ khoa học nào và không ai trả lời được “chia như vậy có ý nghĩa pháp lý gì” [2]

Trong khi thể chế về tổ chức dân sự phi lợi nhuận chưa được làm rõ, việc mở cửa hội nhập kinh tế vẫn diễn ra, thúc đấy vai trò cá nhân và các tổ chức ngoài nhà nước mới chỉ ở khu vực kinh doanh thị trường. Khu vực dân sự phi lợi nhuận và bán thị trường là nơi tạo nguồn lực lao động và cung cấp mọi dịch vụ xã hội, mọi phong trào nhân dân trong công cuộc phát triển đất nước theo hướng bền vững và bảo tồn các giá trị dân tộc lại ít được quan tâm. Vai trò của khoa học xã hội trong đó có khoa học pháp lý mà cụ thể là chế định pháp nhân được quy định trong Bộ Luật dân sự còn quá nhiều bất cập bởi tính bảo thủ cố hữu và tính triết lý yếu kém đã không thúc đẩy được nguồn lực của hai loại pháp nhân vì lợi nhuận (kinh doanh/thị trường) và pháp nhân phi lợi nhuận (hội/quỹ) ngày nay ở nước ta.

Nhiều Điều lệ của pháp nhân không quy định “Tôn chỉ”

Đây có thể coi là một bất cập lớn nhất của rất nhiều Điều lệ các hội và quỹ (trung tâm, viện) hiện nay ở nước ta. Đa số Điều lệ xác định được mục đích, nhưng tôn chỉ của tổ chức hầu như khó nhận thấy được trong nhiều điều lệ hiện nay.

Với vị trí trang trọng, thường ở lời nói đầu hay điều 1 của Điều lệ, tôn chỉ được coi như một phần nội dung cốt yếu thuộc tuyên ngônmà nội hàm của nó là nguyên tắc chính,[3] là học thuyết, là giáo lý chính thống, hay một giá trị xã hội nhất định dẫn đường cho mọi hành động của thành viên hội. Chỉ cần đọc tôn chỉmục đích, bất kỳ ai cũng sẽ nhanh chóng nhận ra các điểm cốt lõi của pháp nhân, nhất là với pháp nhân vì lợi ích công để muốn gia nhập nó hay không, muốn tài trợ hay góp phần công sức cho nó hay không. Đó là các vấn đề:

a) Loại tổ chức gì (lĩnh vực hoạt động, tên hội);

b) Dựa trên giá trị xã hội nào (nguyên tắc, học thuyết chính thống, giá trị nhân văn, truyền thống dân tộc);

c) Vì lẽ gì (lý do để hình thành hội);

d) Hành động vì ai (cho nhóm người hay công chúng).

PHÁP NHÂN DƯỚI CÁI NHÌN CỦA PHÁP LUẬT SO SÁNH

Quan niệm về pháp nhân

Với tiêu chí và bản chất quan hệ dân sự thì bên cạnh chủ thể là thể nhân – một chủ thể quan trọng nhất, trung tâm của hầu hết những giao dịch và thực hiện những sự kiện dân sự thì còn chủ thể thứ hai là pháp nhân.

Một số nước theo truyền thống luật Lục địa lâu đời như Quebec (Canada) và Nhật Bản có chế định về Pháp nhân (Legal Person) mà ở đó quy định phân biệt dựa vào tiêu chí mục đích hoạt động: cho mình hay vì công cộng. Từ đó phân định rõ hai loại: pháp nhân vì lợi ích công cộng và pháp nhân vì lợi nhuận. Thể chế của các quốc gia Châu Âu và phương Tây cũng tương tự.

            Thái lan quy định cụ thể chế định về Hội và chế định về Quỹ ngay trong Bộ luật dân sự và là cơ sở chính để hai dạng pháp nhân dân sự này hoạt động. Các thủ tục về đăng ký, báo cáo hay đóng cửa được quy định bằng nghị định. Do đó, xảy ra ít bất cập đối với các tổ chức hoạt động phát triển vì lợi ích công, bởi vì cơ hội để lạm dụng vị thế, lạm dụng sơ hở của pháp luật nhằm vụ lợi cá nhân cho nhóm hay thiếu trách nhiệm thuộc cuơng vị đã được chế định pháp nhân quy định …đều khó có thể xảy ra. Mặt khác nếu xảy ra những vi phạm thì các chế định xử lý hết sức rõ ràng, đó là các chế định về thuế, kiểm toán, bồi thường, giải thể ..chủ yếu là chế định trách nhiệm dân sự hết sức thiết thực và có hiệu quả.

– Pháp nhân vì lợi ích công cộng tồn tại dưới hai dạng: Hội (Association) có hội viên và Quỹ (Foundation) không có hội viên.

Điều 34 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định: “Hội (Association) hoặc Quỹ (Foundation) liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo, từ thiện, khoa học, nghệ thụât hoặc các tổ chức khác có liên quan đến lợi ích công cộng và không vì mục đích đạt được vật chất có thể trở thành đối tượng pháp nhân căn cứ sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền”[4].

– Pháp nhân vì lợi nhuận tồn tại dưới dạng Công ty, Nhà máy, Khu Công nghiệp, Trang trại/Đồn điền, Siêu thị v.v… hoặc hình thái tổ hợp hay liên kết giữa chúng. Dù quy định pháp nhân là hội dưới hình thức Bộ luật dân sự[5] hay bằng đạo luật riêng về hội[6], pháp luật nhiều quốc gia đều đưa ra bức tranh thống nhất về hội với ý niệm và bản chất như sau:

1. Tự nguyện ý chí và tự quyết;

2. Liên kết của thể nhân với nhau hay thể hân với pháp nhân;

3. Có hội viên (hội); không hội viên (quỹ)

4. Có mục đích chung;

5. Được thành lập theo đúng thể thức (đăng ký hoặc xin phép) do cơ quan có thẩm quyền công nhận;

6. Nguồn tài chính hoạt động dựa chủ yếu vào hội phí, các đóng góp khác của hội viên, các hoạt động dịch vụ bán thị trường và nhận tài trợ;

7. Không chia lợi nhuận chia các thành viên.

Như vậy, Bộ luật dân sự thường không quy định các loại pháp nhân sau đây:

1.      Đảng phái (như Đảng Cộng sản Việt Nam) vì là pháp nhân hoạt động chính trị;

2.      Tổ chức/hội/đoàn tôn giáo vì là pháp nhân hoạt động tôn giáo;

3.      Đoàn thể liên quan đến chính trị (như Mặt trận và các Đoàn thể nhân dân là Thanh Niên-Nông Dân-Công Đoàn-Phụ Nữ-Cựu Chiến binh) vì là những pháp nhân đặc biệt nằm trong hệ thống chính trị.

Các đặc điểm Pháp nhân dân sự (kể cả thương mại)

Có tư cách độc lập của pháp nhân nếu được thành lập chính thức: Nếu là hình thức đăng ký phải được đăng ký thành lập tại cơ quan có thẩm quyền theo luật định (Toà án, hoặc Chính phủ ) để có tư cách pháp nhân đầy đủ.[7]

Không thuộc nhà nước (non government) hoặc lưỡng tính: Hội/Quỹ/Tổ chức Phi chính phủ là pháp nhân dân sự không thuộc bộ máy nhà nước, không hưởng ngân sách từ nhà nước, không sử dụng cán bộ và quy chế cán bộ công chức.

Tự quản.

Kinh doanh hoặc phi lợi nhuận (non – for profit)

Không vì mục đích chính trị: Một hội đang hoạt động nếu chuyển đổi mục đích sang chính trị, ngay tập tức nó sẽ bị giải thể (bắt buộc).

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI SỬA ĐỔI CHẾ ĐỊNH PHÁP NHÂN

Chế định Pháp nhân trong Bộ luật dân sự của nước ta cần được sửa đổi cơ bản vì chế định này hoàn toàn không phát huy tác dụng trong đời sống xã hội bởi nó chưa phù hợp thực tế cũng như chưa đáp ứng về mặt khoa học pháp lý dân sự. Thậm chí về một phương diện triết học nó còn mơ hồ, lẫn lộn, thiếu hẳn tính tư tưởng và logic. Do đó, yêu cầu khi xây dựng môi trường pháp lý đối với pháp nhân là phải khắc phục được các điểm yếu này.

           Khung chính sách về thuế như miễn, giảm hoặc không ưu đãi đều phải có tiêu chí. Tất nhiên chính sách này liên quan đến chế định quyên góp và nhận tài trợ.

            Chế định về thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong việc đăng ký hay giải thể cùng với quyền của công dân được tiếp cận một cách công khai quá trình đăng ký thành lập hay giải thể là những vấn đề cần được quy định rõ ràng.

            Bằng việc không quy định rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong chế định Pháp nhân của Bộ luật Dân sự và các đạo luật nội dung cụ thể trên từng lĩnh vực, các vi phạm trong các tổ chức lợi ích công của ta hiện nay không thể áp dụng chế định nào để xử lý vì chế độ “trách nhiệm tập thể” mơ hồ đã bị hiểu và áp dụng lẫn lộn, sai trái. Kết quả là công sức và tài sản của nhân dân trong nước, vay của quốc tế huy động cho các tổ chức lợi ích công đã rơi vào tay nhóm hay cá nhân. Chế định hình sự thực tế đã trả lời rất ít tác dụng răn đe hành vi lợi dụng tổ chức lợi ích công, rất ít hiệu quả đòi bồi thường thiệt hại.

Cần coi trọng định chế pháp nhân nghề nghiệp

Coi trọng vì đó là loại pháp nhân có sức đóng góp rất lớn và hiệu quả cho xã hội trong tiến trình phát triển bền vững dân tộc, quốc gia. Nhưng trên thực tế, nó đang gặp rất nhiều trở ngại.

Các pháp nhân nghề nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu xã hội:

– Môi trường dịch vụ xã hội chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người, xã hội.

– Người dân vẫn chưa có nhiều thói quen trông cậy (thuê) người có chuyên môn hành nghề để được hưởng một dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất trên cơ sở hợp đồng thoả thuận về quyền nghĩa vụ hai bên mà hay nhờ vả. Điều này có thể nhận thấy qua hoạt động dịch vụ pháp lý (tuy nhiên ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động này phát triển mạnh).

– Một số tổ chức nghề nghiệp vẫn chưa thực sự là tổ chức chuyên môn độc lập bởi vẫn còn mang tính sự nghiệp hành chính, thuộc khu vực Nhà nước. Ngành đào tạo, y tế-sức khỏe, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn và hoạt động bổ trợ tư pháp là những ví dụ.

– Các tổ chức nghề nghiệp lệ thuộc và ỷ lại nhà nước; một số tổ chức hoạt động hành chính hoá; năng lực chuyên môn và kỹ năng hành nghề yếu, kém linh hoạt.

– Một số Bộ vẫn đang quản lý và can thiệp quá sâu, thậm chí trực tiếp tiến hành các hoạt động mang tính nghề nghiệp trợ giúp xã hội. Nhiều đơn vị sự nghiệp của các Bộ rầm rộ ra đời đã trở thành “sân sau” của Bộ, gây nên sự bất bình đẳng đối với các pháp nhân nghề nghiệp tư (tự chủ, ngân sách không cấp).

– Sản phẩm của tổ chức nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội có thể thấy qua các đề tài nghiên cứu của các đơn vị sự nghiệp thuộc nhà nước ít được ứng dụng nên gây lãng phí rất lớn.

Chúng có tính chất như:

– Là bộ phận quan trọng cấu thành nên khu vực xã hội công dân (không thuộc khu vực nhà nước và khu vực kinh doanh);

– Không phải là tổ chức chính trị;

– Là tổ chức phi lợi nhuận.

– Tổ chức có thành viên như Liên hiệp, Hội, Câu lạc bộ … hay, tổ chức không có thành viên như Quỹ văn xã, Trung tâm, Nhà…

– Hoạt động nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, môi trường cho con người; phát triển các nguồn lực xã hội.

Chúng có đặc tính ở các điểm sau:

– Phải đăng ký tư cách pháp nhân mới được hoạt động

– Kết hợp lợi ích nhóm với lợi ích công cộng (hoặc lợi ích người thứ ba)

– Hoạt động theo một lĩnh vực ngành nghề nhất định như đào tạo, y tế-sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, tư vấn trong đó có tư vấn pháp luật, các hoạt động bổ trợ tư pháp, các hoạt động dịch vụ thể thao và văn hoá…

– Những đóng góp nhiều nhất của tổ chức nghề nghiệp đối với sự phát triển quốc gia là các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và hoạt động dịch vụ xã hội.

– Quy chế tự quản có một đặc thù, đó là loại “Quy chế đạo đức hành nghề” mà các cá nhân muốn hành nghề phải tự nguyện tuân thủ bởi vì các quyền, bổn phận và trách nhiệm dân sự hết sức thiết thân, cụ thể và rõ ràng.

Pháp nhân có sinh thì cũng có tử

Với tư cách là một nhóm người liên kết hoạt động vì mục đích chung, một Ban sáng lập hội với một số người có đủ năng lực dân sự thể nhân cùng nhau chuẩn bị các bước thành lập hội. Sau khi tập hợp đủ điều kiện, Ban sáng lập sẽ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (có thể là cơ quan Tư pháp là Toà án, có thể là cơ quan hành chính thuộc Chính phủ) để trở thành pháp nhân mang tính cách hội (có hội viên) và phi lợi nhuận.

Xem xét tư cách thể nhân (người sinh ra tự nhiên) ta thấy, sau khi được sinh ra sẽ đăng ký khai sinh để có tư cách công dân, đến năm 18 tuổi người này sẽ đăng ký thẻ căn cước/chứng minh thư để có đủ năng lực. Từ đó, người này mới có tư cách hoàn chỉnh để tham gia mọi quan hệ xã hội như kết hôn, giao dịch tài sản, lập hội; trong quan hệ với Nhà nước như làm nghĩa vụ quân sự, đóng thuế.

Đối chiếu quá trình hình thành pháp nhân cho thấy thực chất là thủ tục đăng ký kép mà ở đó vừa là nhằm khai sinh hội, lại vừa để hội có đủ năng lực pháp lý khiến cho pháp nhân đó có đủ tư cách tham gia các giao dịch và quan hệ xã hội tương thích trên cơ sở tự chịu trách nhiệm (dân sự, hành chính, hình sự). Như vậy, cũng giống như thể nhân, pháp nhân có sinh ra và có chết đí, các sự kiện sinh-tử đó đều được pháp luật quốc gia quy định nhằm quản lý xã hội.

Việc sinh ra và chết đi của một pháp nhân dân sự như Hội/Quỹ đều phải được bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng liên tục trong một số ngày nhất định theo nguyên tắc công khai và là cơ hội để thực thi nguyên tắc “biết và không thể không biết”, là một nguyên tắc đặc biệt trong thủ tục kiện đòi thanh toán khoản nợ, bồi thường, hay miễn trừ nghĩa vụ.

Thực tế cho thấy một số hội lớn có tính cách đoàn thể nhân dân đặc biệt của nước ta không “chết” mà chỉ là tự đang đổi mới mình cho phù hợp tình hình mới. Đây là xu hướng không phù hợp với quy chuẩn thông lệ đối với pháp nhân hội. Mọi pháp nhân dân sự sau một thời gian hoạt động nó sẽ kết thúc số phận theo một trong hai con đường: tự giải thể hay bị Nhà nước giải thể. Khi nó tự giải thể có thể diễn ra theo một trong các tình huống sau: i) Đã đến thời hạn cuối cùng do điều lệ của hội quy định; ii) Hoàn thành mục đích của hội; iii) Quá bán số hội viên nhất trí đề nghị giải thể vì căn cứ vào thực trạng của hội như: không còn tài chính để hoạt động, muốn thay đổi mục đích và tôn chỉ hoạt động, người đứng đầu đương nhiệm từ chối vị trí và hội không tìm ra được một ai nhận đảm trách vị trí đó v.v…

Mặt khác, sự tồn tại qúa lâu một hội là cơ hội tạo nguy cơ để hội đó được thủ đắc (chiếm hữu và sở hữu) bất động sản (theo khái niệm pháp lý dân sự truyền thống và thông lệ) quá lâu khiến chúng không đuợc đưa vào quá trình giao lưu hàng hoá trong xã hội. Hệ quả này chúng ta sẽ lường được nếu như hình dung đây đủ nội dung cấu trúc bất động sản, bới bên cạnh việc mất nguồn tài sản xã hội vô cùng lớn còn có thể là cơ chế giao dịch ngầm bất động sản ngoài pháp luật, gây nên rối loạn do không thể áp dụng thể chế đăng ký quốc gia đối vói loại bất động sản ngầm này. Do đó, “nhà lập pháp cũng lo ngại trước việc các hội có thể trở thành chủ sở hữu của nhiều bất động sản trong một thời gian quá dài (vì hoạt động của hội có thể kéo dài mãi mãi thậm chí đến hàng thế kỉ nếu trong điều lệ thành lập không quy định cụ thể thời gian hoạt động của hội). Điều này đồng nghĩa với việc các bất động sản do hội sở hữu sẽ nằm ngoài quy trình lưu thông kinh tế quá lâu”.[8]

Năng lực pháp nhân

Luật dân sự  các nước Lục Địa chỉ dùng từ  ‘năng lực’ – capacity, không dùng từ ‘năng lực pháp luật’ hay ‘năng lực hành vi’, lại càng không dùng cụm từ  ‘mất năng lực hành vi’ mà chỉ là ‘thiếu khả năng phân biệt sự vật/hiện tượng- lacking abilities to discriminate things’ hoặc ‘khả năng bị giới hạn -limited ability’. Các thân trạng yếu thế này hoàn toàn không phải là khái niệm ám chỉ địa vị pháp lý của thể nhân hay pháp nhân như cách phân biệt trong giáo trình giảng dạy luật nước ta. Từ giáo trình lại biến thành quy phạm pháp luật thì quả thật là nhầm lẫn và nguy hại, vì bất cứ ai cũng nại với toà án về tình trạng “năng lực hành vi” của thể nhân hay pháp nhân nào đó để yêu cầu một lệnh khẩn cấp, hay tuyên bố vô hiệu giao dịch.

Với Thể nhân đó là năng lực của người đủ 18 tuổi; với Pháp nhân đó là năng lực của thực thể được Nhà nước thành lập hay công nhận thông qua hành vi đăng ký để trở thành pháp nhân kinh doanh hoặc pháp nhân phi lợi nhuận (Hội/Quỹ).

Các pháp nhân thuộc kinh doanh thị trường (hay bán thị trường) hoặc là pháp nhân phi lợi nhuận và phi thị trường hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau về văn hoá, thể thao, chính trị…đang được pháp luật quốc gia định chế nó với số phận pháp lý gần tương tự như thể nhân (năng lực thể nhân là năng lực đầy đủ, trọn vẹn nhất so với năng lực pháp nhân).

Đánh giá về Dự thảo Bộ luật Dân sự hiện nay đang trong quá trình sửa đổi

Tôi ủng hộ cao về ý tưởng và nội dung quy định có tính hoàn toàn mới[9] về chương Pháp nhân trong dự thảo lần này, theo đó:

–                     Có các nội dung: đăng ký; thành lập; năng lực; điều lệ; mục đích; điều hành và đại diện; chia tách, sáp nhập và giải thể.

–                     Không phân loại pháp nhân.

Tuy nhiên, tôi kiến nghị cần có khoản ghi rõ: Bộ luật này không áp dụng đối với các pháp nhân Chính trị; Nhà nước và Tôn giáo/.

Phụ lục

Tham khảo nội dung Điều lệ của Học giả phương Tây đưa ra trong luật mẫu (sample law) về Luật các tổ chức phi lợi nhuận [10]

Điều lệ của một hội bao gồm những quy định sau

(1) Tên chính thức của hội và bất kỳ tên gọi chính thức hoặc tên lóng nào;

(2) Mục đích của hội, kể cả việc liệu mục đích có phải chủ yếu là mưu cầu các hoạt động công ích hay không;

(3) Địa chỉ đăng ký tại quốc gia, mà theo địa chỉ đó, có thể nhận được bất kỳ một văn thư thông báo chính thức hoặc điều tra công nào;

(4) Tên, tuổi và địa chỉ của những người sáng lập

(5) Tổ chức đang được dự định tiến hành đăng ký lập hội;

(6) Tổ chức đó sẽ có một cấu trúc thuộc loại có hội viên thì:

       (i) thủ tục lựa chọn và khai trừ hội viên;

       (ii) điều kiện làm hội viên và nhiệm kỳ, quyền ưu đãi và trách nhiệm của hội viên;

       (iii) liệu có cần có một Hội đồng hay không, và nếu có, thì thủ tục bầu cử và miễn nhiệm thành viên của Hội đồng, việc phân công quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên, Hội đồng và tổ chức;

(7) Phân công trách nhiệm cho cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức đó đối với các chính sách và vấn đề tài chính của tổ chức;

(8) Các thủ tục lựa chọn và bãi miễn thành viên của Ban kiểm toán, nhiệm kỳ của các thành viên và các quyền, trách nhiệm cụ thể của Ban đó;

(9) Xác định ra bất kỳ cơ quan nội bộ nào khác của hội với quyền và trách nhiệm của các cơ quan đó;

(10) Các quy tắc về số lượng đại biểu và bỏ phiếu thích hợp đối với từng cơ quan nội bộ của hội;

(11) Các quy tắc và thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ, hoặc đối với việc sáp nhập, chia tách hoặc giải thể tổ chức, trong đó bao gồm cả bất kỳ quy tắc đặc biệt nào về số lượng đại biểu cũng như bỏ phiếu theo đa số áp đảo;

(12) Các biên bản có xác nhận về hội nghị thành lập của cơ quan cao nhất của hội;

(13) Một đơn xin thành lập đã được điền đầy đủ.”


[1] Quốc hội XI, Kỳ họp 7. Luật sô 33.Bộ luật dân sự Việt Nam. Năm 2005. Mục 2 – Các loại pháp nhân. Điều 100. Khoản 2 và khoản 4.

[2] Vũ Minh Hồng. Thực tế hoạt động Hội ở nước ta và giải pháp lập pháp cho Dự thảo Luật về Hội. Tạp chí Lập pháp số 6. 2006.

[3] Nguồn: http://www.google.com.vn/. http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/

[4] The Ministry of  Justice & The Codes of Translation Committee. The Civil Code of Japan. Law No 89, April 27, 1896. Ehs law Bulletin Seies. EHS Vol. II. FA-FAA

[5] Xem: Bộ luật dân sự Thái Lan. Chương II mục II – pháp nhân. Tiểu mục 2 – Hội/Quỹ. NXBCTQG. Năm 1995; Bộ luật dân sự  Nhật Bản; Bộ luật dân sự  Quybec Canada;

[6] Luật Hội của Cộng hoà Pháp năm 1901; Sắc lệnh 102/SL004 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ngày 20/5/1957 qui định về quyền lập Hội; Luật hội của Cộng hoà liên bang Đức do Quốc hội ban hành ngày 5/8/1964; Luật số 8 về Hội/đoàn thể quần chúng năm 1985 của Cộng hoà Indoneisia…

[7] QH. Bộ luật Dân sự. 2005. Chương III Pháp nhân.  Mục 2 Các loại pháp nhân. Điểm d Điều 110; Điều 114.

[8] Nhà Pháp luật Việt-Pháp. Hội thảo Pháp luật về hội. Năm 2004

[9] Bộ Tư pháp. Sơ thảo phần quy định chung Bộ luật dân sự (sửa đổi)-Tài liệu cho tọa đàm với IRZ-CHLB Đức. Tr40-50

[10] Nguồn:. Bộ Nội vụ. 2005. Dự luật khung về quỹ sáng lập và Hội. tr 2-4. Tài liệu tham khảo của World Bankv

Nguồn: HỘI THẢO TỔNG KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ GÓP Ý HOÀN THIỆN BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005. BAN PHÁP CHẾ VCCI  VÀ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ  VIỆT NAM (VIAC) TỔ CHỨC. HÀ NỘI, NGÀY 1/3/2013.

Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu – bài học về tình huống luật xa rời cuộc sống

26/02/2013

1. Dẫn nhập

Thoạt nhìn, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) về quyền sở hữu có nhiều nét tương đồng với các quy định cùng tính chất được ghi nhận tại các BLDS của các nước tiền tiến như Pháp, Đức, Nhật. Đặc biệt, về nội dung của quyền sở hữu, người làm luật Việt Nam thừa nhận quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (BLDS Điều 164). Sự thừa nhận đó không khác mấy so với sự nhìn nhận của người Pháp về các yếu tố đặc trưng của quyền sở hữu, như được khẳng định tại Điều 544 BLDS Napoléon: “Quyền sở hữu là quyền hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối nhất, miễn là không phạm điều cấm theo luật hoặc theo văn bản lập quy”[1]. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất có lẽ là việc cụm từ “quyền chiếm hữu” được ghi nhận trong định nghĩa chính thức về nội dung quyền sở hữu trong BLDS Việt Nam, nhưng không thấy xuất hiện trong điều luật tương ứng của BLDS Pháp.

Tuy nhiên, chính sự khác biệt ấy đã dẫn đến sự hình thành một chế độ pháp lý về sở hữu rất đặc thù trong luật Việt Nam. Điều này khiến cho một mặt, luật Việt Nam trở nên khó hiểu đối với thế giới, mặt khác, việc thực hiện quyền sở hữu trở nên phức tạp do sự trộn lẫn các quyền năng có tính chất khác biệt trong khuôn khổ một chế định duy nhất.

2. Chiếm hữu và quyền sở hữu   

2.1. Nội dung của quyền sở hữu theo luật của các nước tiền tiến  

Truyền thống La Mã. Từ rất sớm, người La Mã đã phân tích được quyền sở hữu thành một tập hợp của ba nhóm quyền năng, gọi là usus, fructus abusus[2]. Một cách ngắn gọn, usus là quyền sử dụng tài sản, quyền khai thác công năng của tài sản nhằm phục vụ cho nhu cầu của chủ thể; fructus là quyền thu nhận những lợi ích vật chất mà tài sản mang lại, đặc biệt là những lợi ích được nhận dạng dưới hình thức hoa lợi (fruits) của tài sản; còn abusus là quyền định đoạt tài sản, bao gồm định đoạt vật chất (tiêu dùng, tiêu huỷ,…) và định đoạt pháp lý (bán, tặng cho, để thừa kế,…).

Quan niệm về nội dung của quyền sở hữu như trên được quán triệt trong luật của các nước tiền tiến, đặc biệt là các nước châu Âu, và được sử dụng như một công cụ chủ yếu để phân tích các quyền chủ thể đối với tài sản, nhằm làm rõ bản chất của các quyền ấy, tạo điều kiện cho việc xây dựng, hoàn thiện các chế độ pháp lý liên quan. Chẳng hạn, quyền sở hữu được ghi nhận ở một người khi người đó có đủ ba quyền năng – dùng, thu lợi và định đoạt; người chỉ có quyền dùng và quyền thu lợi được gọi là người hưởng dụng (usufructuary); còn người chỉ có quyền dùng thì được gọi là người sử dụng hoặc người mượn tài sản.

2.2. Chiếm hữu theo luật của các nước tiền tiến

2.2.1. Tính chất của quan hệ chiếm hữu

Sự nhìn nhận quyền sở hữu theo góc nhìn cuộc sống đời thường. Tình huống điển hình là có một người xuất hiện công khai trong dáng vẻ, tư thế của người có những quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản. Dáng vẻ, tư thế ấy được thể hiện trong cách ứng xử trong mối quan hệ với tài sản, chẳng hạn điều khiển xe chạy trên đường, sinh hoạt trong nhà,… Thông thường, người tỏ ra có quyền đối với tài sản cũng là người thực sự có quyền: họ là chủ, người thuê, người mượn hợp pháp. Nhưng không loại trừ khả năng đó chỉ là một người tự tiện chiếm dụng tài sản, thậm chí là kẻ trộm, cướp. Nói khác đi, quyền năng được thể hiện trên thực tế đối với tài sản không hẳn lúc nào cũng phản ánh trung thực mối quan hệ pháp lý giữa người thực hiện quyền năng và tài sản đó.

Điều chắc chắn, và hợp lý, hợp tình, là chừng nào người thực hiện quyền năng bề ngoài ấy chưa phải đứng trước một cuộc sát hạch về tư cách pháp lý, chẳng hạn, trong khuôn khổ một vụ tranh chấp trước toà án về quyền sở hữu đối với tài sản, thì người này được và cần được, phải được thừa nhận là người có quyền đối với tài sản đó. Sự thừa nhận ấy thể hiện thành cách ứng xử cụ thể mà người ta dành cho người đang thực hiện quyền năng đối với tài sản. Tuỳ theo tính chất tôn trọng hay không tôn trọng đối với người được cho là có quyền năng, hành vi ứng xử của người khác được cho là đúng mực hay không đúng mực và được pháp luật điều chỉnh một cách tương ứng.

Bởi vậy mới có một câu chuyện thú vị: A trộm túi xách trong cửa hàng của B. Trên đường về nhà, A bị kẻ cướp chặn đường, giật lấy túi xách. Việc xảy ra trước mắt C, là anh ruột của B. C xông vào can thiệp, giành lại túi xách và trả cho A. Về đến nhà, C nghe nói B đã bị kẻ trộm lẻn vào cửa hàng lấy mất một chiếc túi xách; tuy nhiên, C không biết rằng mình đã có dịp đối mặt với kẻ trộm, thậm chí đã giúp đỡ kẻ ấy giành lại chiếc túi xách, mà suy cho cùng là của em ruột mình.

Tình trạng thực tế mà trong đó, A trong câu chuyện xuất hiện trước mắt C như một người có quyền sở hữu đối với tài sản và quyền sở đó đang bị người khác xâm hại, được luật học của các nước gọi là chiếm hữu (possession, từ nguyên gốc trong tiếng latinh possessio).

Về phương diện học thuật, chiếm hữu được hiểu là việc một người thể hiện bằng những ứng xử cụ thể các quyền năng đối với một tài sản. Chiếm hữu với tư cách chủ sở hữu là việc một người tỏ ra có các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản.

Trong chừng mực nào đó, chiếm hữu được coi là biểu hiện bề ngoài của quyền sở hữu. Biểu hiện ấy có thể phản ánh trung thực nội dung bên trong của quyền, nghĩa là người tỏ ra có quyền cũng thực sự là người có quyền đó. Nhưng nó cũng có thể hoàn toàn trái ngược với nội dung ấy: trường hợp kẻ trộm túi xách trong câu chuyện nói trên là một ví dụ.

2.2.2. Thiết lập quan hệ chiếm hữu

Corpus và animus[3]. Quyền sở hữu được xác lập theo những căn cứ như chuyển nhượng, để thừa kế, theo thời hiệu,… Nói chung, khi đề cập đến việc thiết lập quyền sở hữu của một người đối với một tài sản, người ta chú ý cách thức mà những quyền năng của chủ sở hữu được trao cho người này. Điều quan trọng là các cách thức ấy phải hợp lệ thì quyền sở hữu mới được coi là thiết lập hợp pháp và được bảo vệ: hợp đồng mua bán phải có giá trị thì quyền sở hữu mới được chuyển cho người mua; di chúc phải có giá trị thì người thừa kế theo di chúc mới xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế;…

Trong khi đó, sự chiếm hữu được ghi nhận trong hoàn cảnh cụ thể và được người ta cảm nhận; sự cảm nhận ấy dẫn dắt người ta đi đến chỗ thừa nhận tư cách của người chiếm hữu mà không bận tâm đến việc tìm hiểu tính xác thực, hợp pháp của tư cách đó. Người can thiệp C trong câu chuyện nói trên không thể biết rằng A đã có được chiếc túi xách ấy nhờ trộm cắp. Trước mắt C là một người có những biểu hiện cho thấy là chủ nhân của một tài sản và quyền sở hữu của người này đối với tài sản đang bị người khác xâm hại.

Ở góc độ khoa học luật, các biểu hiện ấy được phân tích thành hai nhóm yếu tố cấu thành quan hệ chiếm hữu và được người La Mã lần lượt gọi là corpusanimus.

Corpus là yếu tố vật chất, còn gọi là yếu tố khách quan của sự chiếm hữu. Yếu tố này biểu hiện thành các hành vi ứng xử cụ thể cho thấy người ứng xử là người có quyền đối với tài sản. Các hành vi ấy có thể mang tính chất vật chất: cất đồ đạc trong tủ, coi sóc nhà cửa, chăm sóc cây cối,…[4]. Nhưng đó cũng có thể là hành vi ứng xử mang tính pháp lý: trả tiền thuế đất cho cơ quan thuế và nhận hoá đơn, giao kết hợp đồng cho mượn, gửi giữ tài sản,…

Animus là yếu tố ý chí, còn gọi là yếu tố chủ quan. Đó là trạng thái tâm lý thể hiện thành thái độ ứng xử hàm chứa quyền năng của người chiếm hữu đối với tài sản. Thái độ đó khiến người ta ghi nhận ở người chiếm hữu phong độ của một người có quyền đối với tài sản, phân biệt với những người khác thuộc phần còn lại của thế giới.

Thiết lập quan hệ chiếm hữu theo luật của các nước tiêu biểu. Ở Đức, Pháp và nói chung các nước Tây Âu, sự chiếm hữu được ghi nhận và được thừa nhận trên nguyên tắc, không chỉ trong cuộc sống đời thường mà cả trong luật, một khi có sự hội tụ của corpus animus ở một người.

Có những trường hợp nắm giữ tài sản mà ai cũng biết không thể được coi là chiếm hữu, chẳng hạn, người thợ máy đang loay hoay sửa một chiếc xe bị hỏng hóc kỹ thuật để trong ga ra chắc chắn không phải là người chiếm hữu chiếc xe đó; hoặc người lái xe chở hàng không phải là người chiếm hữu số hàng đó. Nhưng thông thường, một người có hành vi tác động lên một tài sản đồng thời cũng thể hiện quyền năng của mình trong hành vi đó, để cho phép mọi người ghi nhận tư cách người chiếm hữu của người đó đối với tài sản. Trong một tình huống đặc thù, người chiếm hữu với tư cách chủ sở hữu chuyển giao tài sản cho người khác sử dụng theo hợp đồng (mượn, thuê,…). Khi đó, cả hai đều là được coi người chiếm hữu, một người (người mượn, thuê,…) chiếm hữu trực tiếp, còn người kia chiếm hữu gián tiếp.

2.2.3. Hiệu lực pháp lý của việc chiếm hữu

Bảo vệ sự chiếm hữu. Là một tình trạng thực tế, nhưng chiếm hữu lại phát sinh hiệu lực pháp lý như một quan hệ giữa một người – gọi là người chiếm hữu – và một vật, được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh.

Tư tưởng chủ đạo là sự chiếm hữu được bảo vệ theo một chế độ riêng, phân biệt với chế độ bảo vệ quyền sở hữu. Thông thường, người chiếm hữu cũng đồng thời là chủ sở hữu đích thực, hợp pháp của tài sản[5]. Bởi vậy, một cách hợp lý, người chiếm hữu được luật suy đoán là chủ sở hữu.

Chính vì được suy đoán là chủ sở hữu mà người chiếm hữu trong câu chuyện trộm túi xách nói trên được coi là nạn nhân của một vụ cướp giật trong mắt người đi đường và được bảo vệ. Ứng xử của C trong câu chuyện hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực sống trong xã hội có tổ chức và được khuyến khích như là cách ứng xử cần thiết nhằm góp phần duy trì trật tự xã hội.

Trong khuôn khổ một tranh chấp pháp lý về nội dung của quyền đối với tài sản, người chiếm hữu được miễn trách nhiệm chứng minh: người nào nói rằng người đang chiếm hữu không phải là chủ sở hữu thì phải trưng ra được các bằng chứng thuyết phục về điều mình khẳng định.

Cần nhấn mạnh rằng, sự bảo vệ người chiếm hữu là việc làm cần thiết trước hết nhằm duy trì trật tự xã hội. Đơn giản, việc chiếm hữu đang diễn ra trước mắt mọi người như là một phần của khung cảnh sống bình yên trong xã hội. Việc ai đó có hành vi xâm phạm sự chiếm hữu của người khác bằng kiểu ứng xử lệch chuẩn, thậm chí trái pháp luật, như chiếm đoạt bằng vũ lực, phải bị ngăn chặn, xử lý. Trong câu chuyện túi xách nói trên, giả sử B tình cờ gặp A ở nơi công cộng với chiếc túi xách trong tay, thì B phải báo cho nhà chức trách để có biện pháp xử lý vụ việc theo trình tự, thủ tục đòi lại tài sản do pháp luật quy định. B không được tự tiện xông tới dùng sức mạnh cơ bắp, vũ khí để giành lại tài sản: nếu B làm việc đó, thì trong mắt mọi người, B có hành vi xâm phạm tài sản của người khác, qua đó, xâm phạm trật tự xã hội và phải bị chế tài.

Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Chiếm hữu tài sản một cách liên tục, công khai trong một thời gian dài, người chiếm hữu mà không có quyền rốt cuộc sẽ có được quyền đó. Người chiếm hữu trong tư thế chủ sở hữu, dù không phải là chủ sở hữu đích thực, sau một thời gian, sẽ được thừa nhận là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản.

Để được hưởng sự thừa nhận đó, điều quan trọng là người chiếm hữu phải chiếm hữu trong tư thế và với thái độ tâm lý của người có quyền. Bởi vậy, người nghĩ rằng mình chỉ là một người thuê tài sản và ứng xử phù hợp với suy nghĩ đó, chẳng hạn, bằng cách trả tiền thuê đều đặn, không bao giờ có thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản, dù việc chiếm hữu tài sản thuê có kéo dài đến bao lâu.

Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi cho người chiếm hữu ngay tình. Người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu tất nhiên có nghĩa vụ giao trả tài sản cho chủ sở hữu đích thực, đặc biệt là sau một vụ kiện đòi lại tài sản hoặc sau một vụ huỷ bỏ hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản.

Về mặt lý thuyết, khi giao trả tài sản, thì người chiếm hữu cũng phải giao trả cả hoa lợi, lợi tức gắn với tài sản, bởi những thứ đó, theo luật, là của chủ sở hữu tài sản gốc. Vấn đề, đối với người chiếm hữu ngay tình, là khi thu nhận hoa lợi, lợi tức, người này tin tưởng một cách chính đáng rằng chính mình là chủ sở hữu tài sản và cũng là chủ sở hữu hoa lợi, lợi tức phát sinh. Thông thường, hoa lợi, lợi tức là tài sản tiêu hao: một khi được thu nhận, tài sản đó thường được phải tiêu thụ trong thời gian ngắn. Do đó, buộc người chiếm hữu hoàn trả hoa lợi, lợi tức có nghĩa là buộc người này trả nợ bằng tiền. Nếu thời gian chiếm giữ tài sản kéo dài, số tiền có thể rất lớn và thực sự là một gánh nặng đối với người chiếm hữu. Trong trường hợp người chiếm hữu là ngay tình, áp đặt một gánh nặng như thế là không hợp với lẽ phải.

Bởi vậy, luật các nước quyết định thừa nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu ngay tình đối với hoa lợi, lợi tức gắn với tài sản chiếm hữu. Quyền này được thừa nhận chừng nào sự ngay tình còn được duy trì và chấm dứt từ lúc người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết mình không phải là người có quyền sở hữu đối với tài sản.

3. Quyền sở hữu và chiếm hữu trong luật Việt Nam hiện hành

3.1. Chiếm hữu là một phần nội dung của quyền sở hữu

Quyền sở hữu = quyền chiếm hữu + (usus và fructus) + abusus.  Như đã nói, quyền sở hữu theo luật Việt Nam hiện hành gồm có ba yếu tố – quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền định đoạt có nội hàm tương tự như abusus trong luật La Mã; quyền sử dụng, trong chừng mực nào đó, là sự kết hợp của usus fructus. Còn lại quyền chiếm hữu cần được xây dựng nội hàm thích ứng trong điều kiện luật ở các nước không coi quyền này là một phần nội dung của quyền sở hữu.

Người làm luật Việt Nam giải quyết vấn đề bằng cách, một mặt cố gắng xây dựng một định nghĩa pháp lý chính thức cho quyền chiếm hữu như là một phần nội dung của quyền sở hữu[6], mặt khác, tiếp nhận một phần các giải pháp cho vấn đề hiệu lực pháp lý của quan hệ chiếm hữu được thừa nhận trong luật của các nước. Với cách làm đó, luật Việt Nam có nhiều điểm lạ đáng chú ý.

3.2. Hệ quả của cách làm đặc thù

Sự chiếm hữu chỉ được bảo vệ một khi thiết lập được mối liên hệ hợp pháp với quyền sở hữu. Được coi là một phần của quyền sở hữu, quyền chiếm hữu không được bảo vệ theo một chế độ riêng mà được nhập chung với quyền sở hữu, thành đối tượng chung của một chế độ bảo vệ duy nhất, gọi là bảo vệ quyền sở hữu, được quy định tại Chương XV BLDS. Chế độ này được đặc trưng bởi hai quyền cơ bản – Quyền đòi lại tài sản (Điều 256) và quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp (Điều 259).

Điều kiện để được bảo vệ là việc chiếm hữu phải được xác lập hoặc là có căn cứ pháp luật, hoặc là không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, gọi chung là chiếm hữu hợp pháp[7]. Nói rõ hơn, người chiếm hữu chỉ được hưởng sự bảo vệ của luật pháp, công lực một khi cho thấy sự chiếm hữu là có chính danh, nghĩa là tình trạng chiếm hữu của mình đối với tài sản là hệ quả của việc thực hiện quyền sở hữu hợp pháp của một người nào đó (có thể là chính mình hoặc một người khác) đối với tài sản.

Trong câu chuyện của A, B, C kể trên, đúng là C sẽ giao chiếc túi xách lại cho A, sau khi giành lại được từ tay kẻ cướp giật, mà không bận tâm đến việc tìm hiểu, rốt cuộc, A là ai, làm sao có được chiếc túi xách đó. Đơn giản, C ứng xử một cách tự nhiên, theo thói quen của một người dân bình thường yêu chuộng công lý, lẽ phải.

Nhưng diễn biến câu chuyện có thể sẽ khác đi, nếu C là nhân viên công lực đang thi hành nhiệm vụ. Khi đó, C sẽ phải tiến hành các việc cần thiết nhằm xử lý vụ vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó có việc giao trả tài sản cho nạn nhân. Trên nguyên tắc, việc giao trả chỉ được thực hiện một khi có căn cứ thoả đáng cho thấy người nhận lại tài sản đích thực là chủ nhân hợp pháp của tài sản đó hoặc là người được chủ nhân hợp pháp chuyển giao quyền sử dụng tài sản một cách hợp lệ. Quá trình kiểm tra bao gồm việc đặt và giải quyết các vấn đề liên quan đến tính chính danh của việc nắm giữ đối với tài sản, rốt cuộc, là các vấn đề liên quan đến nội dung của quyền năng.

Đáng nói nữa là không chỉ trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt bằng hành vi vi phạm pháp luật hình sự, như nói trên, mà cả khi việc chiếm hữu tài sản bị quấy nhiễu trong cuộc sống dân sự, thì để có thể có được hưởng sự bảo vệ của luật pháp, công lực, người chiếm hữu cũng phải trải qua cuộc thẩm tra để làm rõ tư cách trong mối quan hệ với quyền sở hữu. Ví dụ, có một người đang khai thác một phần đất một cách bình yên; một người khác đến cắm dùi bên cạnh rồi bắt đầu tiến hành lấn chiếm; người bị lấn chiếm kiện yêu cầu chấm dứt hành vi lấn chiếm. Trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người khiếu kiện phải chứng minh được rằng mình là người thực sự có đối với tài sản, thì mới được bảo vệ.

Ở các nước, với nguyên tắc suy đoán người chiếm hữu là người có quyền thì trong trường hợp việc chiếm hữu tài sản bị xâm hại, quấy nhiễu bằng hành vi vi phạm pháp luật, người chiếm hữu được bảo vệ theo cách bảo vệ mà luật pháp dành cho chủ sở hữu. Điều cần nhấn mạnh là suy cho cùng người chiếm hữu được bảo vệ không phải vì nhà chức trách tin chắc rằng đó là chủ sở hữu đích thực của tài sản. Đơn giản, việc chiếm hữu đó là một phần của cuộc sống xã hội đang diễn ra một cách bình yên; sự bình yên đó cần được duy trì, bởi nó hàm chứa ít rủi ro xung đột, khủng hoảng xã hội so với tình cảnh mà người xâm hại, quấy nhiễu việc chiếm hữu tạo ra bằng hành vi xâm hại, quấy nhiễu của mình.

Đâu là điểm dừng của quá trình kiểm tra? Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, không có một loại phương tiện chứng minh nào được chính thức thừa nhận là có khả năng cung cấp bằng chứng tuyệt đối về quyền sở hữu tài sản. Bởi vây, quá trình thẩm tra tư cách pháp lý của người nắm giữ tài sản chỉ có thể dẫn dắt người ta đến một điểm nào đó trên con đường vô tận tìm kiếm thông tin hoàn hảo về quyền năng của một người đối với tài sản. Ở điểm đó, người kiểm tra chỉ có thể lựa chọn một trong ba phương án xử lý vụ việc.

Hoặc, người được kiểm tra tư cách được thừa nhận, theo các bằng chứng được thẩm định đến lúc đó, là người có quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản. Những người khác phải tôn trọng quyền của người này; người nào có hành vi xâm phạm quyền của người này đối với tài sản phải bị chế tài theo quy định của pháp luật.

Hoặc, người được kiểm tra tư cách không được thừa nhận là người có quyền. Khi đó, lại có hai khả năng. Khả năng thứ nhất là có người khác chứng minh được một cách thuyết phục trước cơ quan chức năng rằng mình là người có quyền đối với tài sản; trong trường hợp này, tài sản phải được giao cho người đó. Khả năng thứ hai là không có ai khác chứng được rằng mình là người có quyền đối với tài sản; trong trường hợp này, cách xử lý duy nhất phù hợp với logic của sự việc là coi tài sản như của vô chủ và nhập vào khối công sản của Nhà nước.

Điều có thể gây bức xúc, đặc biệt đối với người chiếm hữu tài sản trong trường hợp bị kết luận là người không có quyền đối với tài sản, là: việc chiếm hữu đang được thực hiện một cách bình yên; một ngày nọ, quyền chiếm hữu bị xâm hại, quấy nhiễu, khiến nhà chức trách phải can thiệp và sự can thiệp ấy lại dẫn đến kết cục như thế. Càng bức xúc hơn nữa trong điều kiện bản thân sự kết luận chính thức của nhà chức trách lại không thể có giá trị tuyệt đối, do chẳng bao giờ, trong khung cảnh pháp lý hiện tại, người ta có thể khẳng định một cách chắc nịch và không thể đảo ngược rằng người này, người kia là người có quyền đối với tài sản.

4. Kết luận

Luật phải phản ánh cuộc sống bình thường. Cần phải viết lại các điều luật liên quan đến quyền sở hữu và chiếm hữu trong BLDS. Điều đó cần thiết để luật Việt Nam không chỉ hiểu được đối với phần còn lại của thế giới, mà còn có thể được mọi người chấp nhận, áp dụng, tuân thủ mà không thắc mắc, bất bình vì có cảm giác bị đối xử không công bằng. Tư tưởng chủ đạo là: có nhiều lúc cần xử sự với nhau trong cuộc sống dân sự, về phương diện pháp lý, dựa theo những gì được thấy, được cảm nhận mà không cần tìm hiểu bản chất bên trong của những điều thấy được, cảm nhận được. Nói khác đi, cần phải để cho cuộc sống bình thường được phản ánh, thừa nhận trong luật, bởi sự bình thường đó là một phần của trật tự, bình ổn xã hội, là cái mà luật phải bảo vệ.

Cứ hình dung câu chuyện chiếm hữu trong luật là sự khái quát hoá câu chuyện giao tiếp xã hội – pháp lý diễn ra hàng ngày tại một bãi giữ xe máy điển hình của cơ quan công quyền. Tất cả những người dẫn xe máy vào bãi giữ xe đều được người trông giữ đối xử như nhau, như là người có năng lực giao kết hợp đồng gửi giữ: họ giao xe, nhận phiếu gửi, trả phí trông giữ và nhận lại xe sau khi kết thúc công việc cần làm. Người trông giữ không và không cần, cũng như không có quyền hạch hỏi để xem người gửi xe liệu có phải là chủ sở hữu hoặc ít nhất là người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản, rồi từ đó mới có thái độ ứng xử thích hợp. /.

 

 


[1] Nguyên văn Điều 544 BLDS Pháp: “La propriété est le droit de jouir et disposer des choses de la manière la plus absolue, pourvu qu’on en fasse pas un usage prohibé par les lois ou par les règlements”.     

[2]Có thể xem, ví dụ: F.Terré và Ph. Simler, Droit civil – Les biens, Précis Dalloz (Paris), 2006, tr. 79 đến 91; Ph. Malaurie và L. Aynès,  Droit civil – Les biens, Cujas (Paris), 2008, tr. 117 đến 121; Gérard Cornu, Droit civil- Introduction. Les personnes. Les biens, Montchrestien, 2001, tr. 327 đến 329.         

[3] Xem, ví dụ, Radulesco, La notion et les éléments constitutifs de la possession en legislation, Luận án tiến sĩ, Paris, 1925. 

[4] Suy cho cùng, chiếm hữu trước hết là sự chiếm hữu vật chất, sự cầm giữ. Đối với động sản, đó là việc nắm giữ tài sản trong tay hoặc ít nhất là trong tầm tay; đối với bất động sản, đó là việc dựng hàng rào làm ranh giới phân biệt với bất động sản khác.      

[5] Bởi nếu thông thường, người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu, thì xã hội đúng là rất mất trật tự.  

[6] Theo BLDS Điều 182, quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.

[7] Thực ra, khái niệm “chiếm hữu hợp pháp” được người làm luật nhắc đến trong các điều luật liên quan (BLDS Điều 255, 256, 259, 260), nhưng lại không được giải thích. Dẫu sao, có thể nghĩ rằng cả người chiếm hữu gọi là có căn cứ pháp luật theo Điều 183, cũng như người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình theo Điều 189 cùng được người làm luật đối xử như nhau, đặc biệt là được bảo vệ như nhau. Trong điều kiện đó, có thể coi cả hai là người chiếm hữu hợp pháp.      

 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp