Posts Tagged ‘luật sư chứng khoán’

Chứng chỉ lưu ký và chứng chỉ lưu ký toàn cầu

05/04/2013

Các chứng chỉ lưu ký (Depositary Receipts – DRs) bao gồm ADRs, GDRs và Euro DRs, thường là loại chứng khoán của các công ty ngoài nước Mỹ và châu Âu, được giao dịch tại TTCK Mỹ hoặc châu Âu như Sở GDCK New York (NYSE), Sở GDCK London (LSE). DRs thường được phát hành bằng USD, nhưng cũng có thể được phát hành bằng đồng Euro.

Nhu cầu DRs từ các NĐT tổ chức quốc tế đã gia tăng mạnh trong 20 năm qua, vì các NĐT cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm chi phí, giảm mức độ rủi ro. Trong việc đa dạng danh mục đầu tư trên toàn cầu, các NĐT thường phải đối phó với nhiều thách thức khi đầu tư trực tiếp vào TTCK của các nước đang phát triển hoặc mới nổi, đặc biệt gặp nhiều khó khăn trong việc nhận thông tin của công ty phát hành, các thách thức trong việc thanh toán, lưu ký và việc chuyển đổi ngoại tệ không rõ ràng hoặc tốn kém. Những DRs vượt qua các rào cản cố hữu của đầu tư quốc tế.
Lợi ích về phía công ty phát hành
Hiện nay, có hơn 2.250 chương trình DRs của các công ty phát hành từ trên 70 quốc gia trên thế giới. DRs đưa ra thuận lợi về thương mại như mở rộng và tăng cường mạng lưới cổ đông, phản ánh tính minh bạch và hình ảnh của công ty cũng như các chứng khoán của công ty niêm yết trong phạm vi huy động vốn bên ngoài thị trường nội địa. DRs đưa ra lợi thế về vốn do đây là một công cụ linh hoạt cho việc tăng vốn cho công ty niêm yết.
Lợi ích cho NĐT quốc tế
Niêm yết bằng USD và thanh toán cổ tức hoặc lãi suất bằng USD. Các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các định chế khác có thể đa dạng hóa mà không gặp phải rào cản về việc mua và lưu ký các chứng khoán bên ngoài thị trường của họ. Các điều kiện niêm yết, công bố thông tin và báo cáo tài chính, những thông lệ giao dịch, lưu ký và thanh toán quen thuộc của một TTCK có uy tín cao. Tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ cạnh tranh khi nhận cổ tức hay các phương thức thanh toán khác bằng tiền mặt. Khả năng thu lại được chứng khoán gốc tại thị trường địa phương khi hủy các DRs.
Các loại DRs
Các DRs bao gồm DRs có bảo lãnh và DRs không có bảo lãnh. Loại DRs không có bảo lãnh được phát hành bởi một hoặc nhiều ngân hàng lưu ký, nhưng không có thỏa thuận hoặc cam kết nào của công ty niêm yết. Loại DRs có bảo lãnh có thể được phát hành theo nhiều cấp độ, được giao dịch trên các thị trường khác nhau và được phát hành bởi một tổ chức lưu ký quốc tế do công ty phát hành bổ nhiệm thông qua một hợp đồng lưu ký hoặc một hợp đồng dịch vụ.
DRs có bảo lãnh cấp 1 là phương thức đơn giản nhất dành cho các công ty phát hành muốn tiếp cận thị trường vốn tại TTCK phát triển. Loại cấp 1 được giao dịch trên thị trường OTC với mức giá niêm yết công khai thông qua các Pink Sheets trên thị trường OTC tại Mỹ hoặc châu Âu. Loại cấp 1 không yêu cầu bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ và công ty phát hành không phải soạn các báo cáo tài chính theo quy tắc GAAP của Mỹ hoặc cung cấp bản công bố đầy đủ theo yêu cầu của UBCK Mỹ (SEC). Về cơ bản, cấp 1 này cho phép công ty phát hành thụ hưởng các lợi ích từ việc giao dịch chứng khoán đại chúng mà không cần phải thay đổi quy trình báo cáo hiện hành tại địa phương của công ty phát hành.
Đa số DRs được phát hành trên thế giới là loại DRs có bảo lãnh cấp 1. Rất nhiều công ty đa quốc gia có tên tuổi đã thành lập các chương trình DRs có bảo lãnh bắt đầu bằng loại cấp 1 và sau đó nâng lên thành loại cấp 2 (niêm yết) và loại cấp 3 (huy động vốn).
Công ty phát hành muốn niêm yết DRs tại các sở GDCK Mỹ như NASDAQ, American Stock Exchange hoặc NYSE, nhằm mục đích tăng vốn hoặc sử dụng chứng khoán để làm M&A, sẽ phải sử dụng các loại DRs cấp 2 hoặc cấp 3.
DRs cấp 2 và cấp 3 yêu cầu thực hiện quy trình đăng ký tại SEC và tuân thủ các yêu cầu báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế toán Mỹ (US GAAP). Những loại DRs này có thể niêm yết tại các sở GDCK khác ngoài nước Mỹ như tại châu Âu. DRs cấp 2 được niêm yết chéo nhưng không liên quan đến việc tăng vốn. DRs cấp 3 thường được các NĐT Mỹ và quốc tế ưa chuộng vì khả năng có thể huy động vốn.
Công ty muốn phát hành DRs cấp 3 phải nộp bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ tại SEC khi niêm yết tại Mỹ (hoặc UBCK Anh – FSA khi niêm yết tại Anh);
nộp báo cáo kiểm toán theo US GAAP (hoặc tiêu chuẩn kế toán quốc tế IFRS nếu niêm yết tại Anh); cung cấp và công bố thông tin đầy đủ trên các phương tiện đại chúng do SEC yêu cầu khi niêm yết tại Mỹ (hoặc FSA yêu cầu khi niêm yết tại Anh).
Đợt phát hành riêng lẻ chứng chỉ lưu ký toàn cầu GDR giá trị 56,5 triệu USD của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) do Deutsche Bank bảo lãnh trong tháng 3/2011 là một loại DRs tương đương với loại DRs cấp 3, niêm yết trên bản chứng khoán chuyên nghiệp PSM (Professional Securities Market) thuộc LSE. Thị trường PSM cho phép HAG tiếp tục thực hiện các báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn GAAP của Việt Nam.
Cách thức phát hành và giao dịch DRs
DRs thường được phát hành thông qua các ngân hàng lưu ký quốc tế có tên tuổi như BNY Mellon, Deutsche Bank, Citibank hoặc JP Morgan Bank. Trước hết, các cổ phiếu của công ty phát hành tại Việt Nam được đem đi lưu ký tại chi nhánh Việt Nam của ngân hàng lưu ký quốc tế, thông qua một CTCK tại Việt Nam đã mua cổ phiếu này trên sàn HOSE.
DRs sẽ được giao dịch trên thị trường OTC tại Mỹ, Anh hoặc được niêm yết trên các sở GDCK lớn như NYSE, LSE sau khi đã tuân thủ các điều kiện của UBCK tại mỗi nước. Khi NĐT quốc tế cần bán DRs, họ có thể bán cho các NĐT khác thông qua TTCK quốc tế hoặc có thể được hủy bỏ và phần cổ phiếu địa phương liên quan có thể được bán lại cho các NĐT địa phương tại Việt Nam.
Trường hợp hủy bỏ các DRs, các DRs sẽ phải được trả lại cho ngân hàng lưu ký và các cổ phiếu của công ty phát hành do chi nhánh ngân hàng lưu ký nắm giữ tại địa phương Việt Nam phải được bán lại cho các NĐT khác trên HOSE thông qua CTCK tại Việt Nam. Ngoài ra, NĐT quốc tế đang nắm giữ DRs có thể yêu cầu hoán đổi DRs để lấy trực tiếp cổ phiếu niêm yết trên HOSE tại bất kỳ thời điểm nào. Trên DRs có ghi rõ các trách nhiệm của ngân hàng lưu ký liên quan đến các việc thanh toán cổ tức, quyền bỏ phiếu tại ĐHCĐ và các phương thức liên quan đến việc phát hành các các quyền do công ty phát hành thực hiện.
DRs thường được phát hành tại Mỹ khi NĐT quyết định đầu tư vào các công ty ngoài nước Mỹ thông qua một CTCK môi giới tại Mỹ. Những CTCK môi giới này, thông qua văn phòng quốc tế hoặc một CTCK tại Việt Nam, sẽ mua một số cổ phiếu tại Việt Nam và chuyển số cổ phiếu đó vào chi nhánh địa phương của một ngân hàng lưu ký quốc tế tại Việt Nam.
CTCK môi giới Mỹ khởi đầu giao dịch sẽ chuyển đồng USD nhận được từ NĐT sang VND và thanh toán cho CTCK môi giới Việt Nam để nhận số cổ phiếu mua được. Cùng ngày, số cổ phiếu này được chuyển qua chi nhánh tại địa phương của ngân hàng lưu ký quốc tế và được báo cho hội sở của ngân hàng lưu ký quốc tế tại Mỹ. Sau đó, DRs sẽ được phát hành và chuyển cho CTCK môi giới Mỹ để chuyển vào tài khoản của NĐT tại Mỹ.
Nguồn: ĐTCK

Chiến lược “mượn xác” của nhà đầu tư ngoại

26/03/2013

Gần đây, nếu để ý sẽ thấy một số doanh nghiệp tại Việt Nam, sau khi được nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần chi phối, thì sự hiện diện của họ trở nên mờ nhạt hơn so với trước đó. Điểm dễ thấy nhất là hoạt động kinh doanh đi theo chiều hướng xấu hơn hay các hoạt động quảng bá sản phẩm đã không còn được chăm chút kỹ nữa. Phải chăng khi mua doanh nghiệp Việt, không ít nhà đầu tư ngoại chỉ quan tâm đến phần xác là hệ thống phân phối, chi nhánh, đại lý…; phần hồn là sản phẩm và thương hiệu không phải là đích nhắm của họ?

 Kinh doanh lỗ lã, thương hiệu mờ nhạt

Chuyện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống sau mua bán và sáp nhập không phải là hiếm. Một ví dụ là Công ty Thực phẩm Quốc tế (IFS). IFS là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được Trade Ocean Holdings Sdn Bhd (Malaysia) thành lập vào năm 1991. Đến năm 2006, IFS niêm yết 23% vốn tại Sàn Giao dịch TP.HCM (HoSE).

Hồi đầu năm 2011, Kirin, tập đoàn thực phẩm hàng đầu của Nhật, đã mua lại 57% vốn từ các thành viên sáng lập và mua tiếp 23% cổ phiếu niêm yết nữa sau đó. Đến nay, Kirin sở hữu 80% vốn IFS. Sau 2 năm về dưới trướng của Kirin, tình hình kinh doanh của IFS vẫn không có triển vọng gì sáng sủa. Điều khiến nhà đầu tư băn khoăn là không phải IFS không có điều kiện để tạo ra lợi nhuận.

Về mặt thương hiệu, Wonderfarm là cái tên đã rất quen thuộc trên thị trường. Ngoài dòng sản phẩm chủ lực là nước yến và trà bí đao, IFS liên tục giới thiệu nhiều nhóm sản phẩm mới khác như nước dừa (thực phẩm chế biến), nước xá xị (có gas), nước trái cây (10 loại), 4 nhóm bánh (23 loại) và trà xanh Wonderfarm. Về lợi thế kinh doanh, IFS sở hữu hệ thống phân phối đến 110.000 điểm bán hàng. IFS cũng được công ty mẹ Kirin cho vay vốn với lãi suất 0% năm 2011 và 1,7% năm 2012 (USD). Điều này đã giúp giảm đáng kể chi phí lãi vay của Công ty qua các năm.

Mặc dù có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng IFS vẫn báo lỗ 2 năm liên tiếp. Nếu đặt hoạt động kinh doanh của IFS trong bối cảnh nhóm ngành nước giải khát, kết quả kinh doanh này cũng không tương xứng. Theo Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus, tỉ suất lợi nhuận của nhóm ngành nước giải khát đạt xấp xỉ 20% trong năm 2012.

Lần giở báo cáo tài chính của IFS lại thấy giá vốn hàng bán, chi phí quản lý và chi phí tài chính liên tục giảm từ năm 2010. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí khác tăng mạnh, khiến IFS lỗ lớn. Ở điểm này lại phát sinh một khúc mắc khác. Chẳng hạn, trong quý IV/2012, IFS thuyết minh chi phí hoa hồng chiếm đến 50% tổng chi phí. Nhưng theo lẽ thường, hoa hồng cho đại lý và nhà phân phối tăng nghĩa là doanh nghiệp bán được hàng và doanh thu tăng. Vậy mà doanh thu của IFS cứ liên tục giảm kể từ năm 2010 đến nay.

Một chuyện khó hiểu nữa là IFS quyết định thanh lý tài sản không sử dụng trong năm 2012 có giá trị hơn 45 tỉ đồng, làm phát sinh chi phí khác. Nhưng giá trị thanh lý lại không được ghi nhận vào mục thu nhập khác.

Đi đường vòng

Theo IFS, nguyên nhân lỗ lớn liên tục 2 năm qua là chi phí tăng mạnh, nhất là chi phí bán hàng vượt cả lợi nhuận bán hàng. Tuy nhiên, một chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thực phẩm tiêu dùng (không muốn nêu tên) cho rằng giải thích này vẫn chưa đủ sức thuyết phục nhà đầu tư. Đi tìm lý do thực sự đằng sau các khoản lỗ lớn này cũng không phải là điều dễ dàng.

IFS từng là doanh nghiệp bị phạt và truy thu thuế (giai đoạn 2007 – 2009) gần 12 tỉ đồng. Cùng với quyết định hủy niêm yết trong năm 2013, IFS có khả năng đang nằm trong diện nghi vấn chuyển giá. Năng lực quản lý của một tập đoàn thực phẩm đa quốc gia như Kirin với hệ thống phân phối rộng lớn của IFS lại không thể tạo ra lợi nhuận là cơ sở cho sự hoài nghi này.

Vị chuyên gia trên cho rằng, khả năng rất lớn là Kirin đang chuyển hệ thống phân phối các sản phẩm của IFS sang cho mình. Theo đó, các sản phẩm mang thương hiệu Wonderfarm sẽ không còn được ưu tiên như trước. Về lâu dài, sản phẩm thương hiệu Wonderfarm sẽ dần biến mất và được thay thế bằng thương hiệu Kirin.

Nhưng tại sao Kirin lại không muốn giữ thương hiệu Wonderfarm? Mấu chốt vấn đề nằm ở sản phẩm chính của Kirin. Theo thông tin Kirin Holdings công bố trên website, sản phẩm chính của họ là các thức uống có cồn và riêng sản phẩm bia, Kirin đã có thị phần đứng đầu ở Nhật. Tập đoàn này cũng có một vài loại thức uống không cồn khác nhưng không đáng kể. Trước mắt, họ có thể giữ lại những thương hiệu lâu đời của IFS song hành với các sản phẩm mới do họ đưa vào. Nhưng về lâu dài, các sản phẩm với chất lượng quốc tế của họ với sức cạnh tranh cao có thể sẽ lấn lướt các sản phẩm của IFS trong hệ thống phân phối có sẵn của doanh nghiệp này.

Từ những ngày đầu mua IFS, Kirin cũng thừa nhận, nhà đầu tư mới phải mất ít nhất 5 năm để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nếu chỉ bằng tự lực. Do đó, Kirin chấp nhận đi đường vòng như một số thương hiệu nước ngoài để rút ngắn thời gian.

Việc sản phẩm mang thương hiệu trong nước được doanh nghiệp nước ngoài mua và dần biến mất đã xảy ra không ít lần ở Việt Nam. Bibica cũng đang đối mặt với áp lực này. Tuy nhiên, Bibica có dòng sản phẩm tương đồng với đối thủ nước ngoài nên quá trình thay thế sẽ kéo dài. Hay lúc Unilever mua P/S thì thương hiệu này đang chiếm lĩnh thị trường trong nước nên đã được giữ lại. “Đằng này, sản phẩm nước giải khát của IFS lại không phải là mục tiêu Kirin quan tâm nên quá trình thay thế chắc chắn sẽ diễn ra khốc liệt hơn”, vị chuyên gia nói trên nhận xét.

 

Theo NCĐT

Tăng tốc IPO, thị trường liệu có bội thực cổ phiếu?

18/03/2013

Trong năm 2013, dự kiến có ít nhất 7 tổng công ty hoàn thành cổ phần hóa và sẽ lên sàn chứng khoán.

Năm 2013, dự kiến có 7 tổng công ty nhà nước thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và lên sàn chứng khoán với tổng trị giá niêm yết dự kiến lên tới 25.000 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán đang ấm dần trong năm 2013 cùng với dự thảo mới về cổ phần hóa sắp ban hành, việc tăng tốc IPO sẽ thuận lợi hơn, nhưng với khối lượng lớn cổ phiếu tung ra, thị trường liệu có bội thực?
Ngày 5 và 6/3, hai tổng công ty đầu tiên IPO với kết quả không được tốt lắm: một tổng công ty ế ẩm và một tổng công ty bán được hơn một nửa.
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đưa ra đấu giá 26.696.000 cổ phần, số cổ phần chào bán thành công 13.531.300 cổ phần (chiếm 50,68% cổ phần). Giá đấu thành công bình quân là 10.100 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị cổ phần bán được đạt 136,67 tỷ đồng.
Tổng công ty mía đường II đấu giá 16.765.900 cổ phần nhưng lượng chào bán thành công chỉ đạt 775.600 cổ phần (4,6% tổng số chào bán), giá đấu thành công bình quân 10.101 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thu về sau khi IPO đạt 7,83 tỷ đồng.
Đáng chú ý là hầu hết người tham gia đấu giá là cá nhân trong khi nhà đầu tư tổ chức khá thờ ơ. Tổng công ty mía đường I cũng sẽ IPO trong năm 2013.
Sự kiện đáng quan tâm nhất là IPO Vietnam Airlines. Bộ Giao thông Vận tải đã buộc Vietnam Airlines phải hoàn tất cổ phần hóa trong nửa cuối năm 2013. Theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012- 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Vietnam Airlines sẽ IPO với tỉ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ là 65-75% vốn điều lệ (8.942 tỷ đồng).
Sau cổ phần hóa, Vietnam Airlines có quy mô 1 công ty mẹ, 9 đơn vị phụ thuộc và 26 công ty con hạch toán độc lập và hoàn thành thoái toàn bộ vốn trong giai đoạn 2012-2015 tại 9 doanh nghiệp và tại Techcombank.
Dự kiến trong tháng 4/2013, Vietnam Airlines sẽ thực hiện IPO khoảng 383 triệu cổ phiếu và hãng kỳ vọng sẽ thu được 200 triệu USD, tương đương mức giá trung bình là khoảng 10.920 đồng/cổ phiếu.
Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng dự kiến IPO vào ngày 1/7/2013. Hiện tại tập đoàn này đang đàm phán chọn đối tác chiến lược nước ngoài, trong đó, một số nhà đầu tư từ Nhật Bản đang có ý định tham gia góp vốn vào tập đoàn.
Tổng công ty Viglacera dự kiến sẽ IPO muộn nhất vào tháng 9/2013 và bán ra công chúng khoảng 20% vốn.
Năm 2013, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu. Trong đó, đối với công ty mẹ – tổng công ty sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2013.
Năm 2012, thị trường chứng khoán giảm sâu đã kéo thị giá cổ phiếu của hàng loạt doanh nghiệp xuống dưới mệnh giá khiến giá rất rẻ nhưng đấu giá cổ phiếu vẫn ế. Tuy nhiên, năm 2013, nhiều dự báo cho rằng thị trường chứng khoán sẽ ấm lên, thị trường đấu giá IPO sẽ thuận lợi hơn nhiều năm 2012.
Một điểm mới trong việc tạo đà cho doanh nghiệp tham gia đấu giá và IPO, đó chính là nghị định mới về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dự kiến được ban hành trong năm 2013. Nghị định mới sẽ giải tỏa hai vấn đề lớn gồm: xử lý đất đai trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và cơ chế thu hút cổ đông chiến lược. Theo dự thảo nghị định, các doanh nghiệp có thể đàm phán với nhà đầu tư chiến lược, bán một phần vốn cho họ theo giá thỏa thuận, nhà đầu tư chiến lược có thể tham gia vào doanh nghiệp, hỗ trợ, tái cơ cấu để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn sau đó mới tiến hành IPO.
Như vậy, quy định mới sẽ tăng tính chủ động và quyền lợi cho nhà đầu tư chiến lược, khuyến khích họ bỏ vốn tỷ lệ lớn vào doanh nghiệp so với quy định hiện hành. Điều này làm giảm bớt thủ tục, thời gian cũng như tăng tính chủ động cho doanh nghiệp.
Dự thảo sẽ được Bộ Tài chính công khai rộng rãi để lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp và dự kiến ban hành trong quý 2/2013. Điểm đáng chú ý trong phương án cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty năm 2013 là dành tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài khá lớn và hình thức thuê đất được phần lớn các doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa lựa chọn.
Như vậy, trong năm 2013, sẽ có ít nhất 7 tổng công ty nhà nước hoàn thành cổ phần hóa và sẽ lên sàn chứng khoán, chưa kể khoảng 20 doanh nghiệp nhà nước thuộc các bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện cổ phần hóa và lên sàn chứng khoán cùng với 2 “ông lớn” ngành bia (Sabeco và Habeco) có thể sẽ bị buộc lên sàn sau hơn 2 năm hứa cuội.
Một số nhà đầu tư lo ngại thị trường chứng khoán sẽ không “hấp thụ” nổi một lượng cung cổ phiếu rất lớn. Tuy nhiên, nếu Chính phủ quyết định nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài vượt mức cho phép hiện nay đối với ngành bia, dệt may và hàng không thì khối ngoại có thể “ôm” phần lớn lượng cổ phiếu sắp đưa ra thị trường chứng khoán trong năm 2013 và thị trường không thể xảy ra hiện thực “bội thực”.
(Theo VnEconomy)

Định nghĩa lại về hội đồng quản trị

10/03/2013

Khi đã cổ phần hóa, DN nào cũng phải lập ra hội đồng quản trị (HĐQT). Tuy nhiên, HĐQT đó hoạt động hiệu quả không lại là chuyện khác.

 

 Nhận thức lại HĐQT

Với mong muốn góp sức giúp DN tổ chức được một HĐQT hiệu quả, ngày 7/3/2012, VietNam Holding đã tổ chức hội thảo mang chủ đề này. Trong bài thuyết trình của mình, Giáo sư Tomas Casas Klett của Trường Quản lý Skolkove Moscow, đồng thời là lãnh đạo cao cấp thuộc Đại học St. Gallen (Thụy Sỹ) lưu ý lại định nghĩa về HĐQT. Theo đó, HĐQT là một hệ thống quản lý và định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động lâu dài của DN trong một thị trường minh bạch, có sự tham gia của các cổ đông.

Từ định nghĩa này, Giáo sư Tomas Casas Klett đã chỉ ra 2 mô hình quản trị doanh nghiệp (QTDN) được sử dụng hiện nay: mô hình các nước Anglo Saxon (xoay quanh cổ đông, dựa trên thị trường và pháp luật, linh hoạt, áp dụng rộng rãi ở Mỹ, Anh) và mô hình các nước châu Âu (xoay quanh các bên liên quan, điển hình tại Đức, Nhật). Tuy nhiên, những nước đang phát triển như Brazil, Chile… đã tìm cách tổ chức HĐQT theo mô hình trung gian.

Dù tổ chức HĐQT theo mô hình nào thì theo Giáo sư Tomas Casas Klett, vẫn có những vấn đề mà mỗi DN cần lưu ý giải quyết. Đó là mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông với các thành viên quản lý của DN, giữa cổ đông với cổ đông. Nếu DN không có cơ chế giải quyết tốt, quyền cổ đông sẽ không được bảo vệ, rủi ro DN bị thâu tóm sẽ tăng… Chưa kể, QTDN kém hiệu quả, chi phí quản lý DN và chi phí vốn sẽ tăng, chiến lược của DN sẽ kém giá trị, tài sản DN sụt giảm.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, ở các DN Nga và cả Mỹ, QTDN hiệu quả đôi khi không liên quan mật thiết với kinh doanh. Nhưng người ta lại thấy, khi DN tổ chức được HĐQT hiệu quả, DN tránh được những sai lầm từ các quyết định đầu tư, đặc biệt là trong các thương vụ M&A.

 HĐQT của DN Việt Nam yếu

Với DN Việt Nam, ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, hoạt động HĐQT có nhiều đặc thù riêng và vẫn còn nhiều điểm yếu.

Điểm yếu đầu tiên là DN vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò của các thành viên HĐQT. Nhiều DN vẫn cho rằng, HĐQT phải tập trung làm ra tiền. Trong khi bản chất của HĐQT là phải nhìn ra các cơ hội đem lại tiền cho DN chứ không phải làm ra tiền.

Vì nhìn nhận sai nên HĐQT ở nhiều DN Việt Nam vẫn thiên về điều hành hơn là suy nghĩ chiến lược. Chưa kể, nguy cơ lạm dụng quyền lực trong HĐQT ở DN Việt Nam vẫn lớn, nhất là khi các thành viên này nắm tỷ lệ cổ phần lớn. Đã có không ít DN mà quyền lực tập trung vào tay một số người.

Yếu điểm nữa ở HĐQT là ban kiểm soát (BKS) lập ra ở DN mang tính hình thức hơn là theo dõi, đánh giá các hoạt động của HĐQT. Đa số thành viên BKS là bạn bè thân hữu của cổ đông lớn, thiếu năng lực, thiếu vị trí, thiếu công cụ và động lực để thực hiện vai trò giám sát, buộc HĐQT phải nâng cao năng lực.

Mâu thuẫn, tranh chấp trong HĐQT vẫn thường xuyên xảy ra. Trong đó, tranh chấp giữa chủ tịch và tổng giám đốc là quyết liệt nhất. Ông Cung nhận định, mâu thuẫn này có nguyên cớ từ chỗ xã hội vẫn còn đề cao, quý trọng tổng giám đốc hơn là chủ tịch dù chủ tịch có nhiều quyền nhiều lợi.

Giải pháp nào để xây dựng HĐQT hiệu quả?

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung đã đề xuất một số giải pháp cơ bản. Đó là DN cần nhận thức lại vị trí, vai trò của HĐQT. Chủ tịch HĐQT phải là người luôn suy nghĩ, tìm kiếm, tư duy và nghĩ ra các cách có thể giúp DN kiếm tiền. Và mọi cơ chế trong DN cần khuyến khích chủ tịch cũng như thành viên HĐQT luôn sáng tạo, tìm ra các cơ hội trong kinh doanh. Chủ tịch và các thành viên HĐQT cần được đào tạo kỹ năng trao đổi chất vấn,chia sẻ, giúp nâng cao phương thức hoạt động của chủ tịch.

Thay đổi cần thiết khác là DN phải xem hoạt động giám sát là một đòi hỏi tất yếu, tạo ra giá trị cho DN, giúp DN phát triển bền vững. Muốn thế, DN phải tạo cơ chế để BKS hoạt động độc lập, thành viên BKS là người có khả năng và mỗi ý kiến đều được tôn trọng.

DN cũng cần thay đổi điều lệ theo đúng bản chất hơn hình thức. Đó là đưa ra nhiều cách thức để cổ đông/NĐT có nhiều lựa chọn trong bầu chọn thành viên HĐQT cũng như mạnh dạn trong góp ý cho HĐQT.

Ngoài ra, theo luật sư Nguyễn Ngọc Bích, Giám đốc Công ty Luật Kinh doanh Việt, DN cần những thành viên HĐQT độc lập. Họ phải thực sự độc lập và có uy tín mới có thể giúp DN có những quyết định sáng suốt, khách quan.

Sách mới: Chiến thắng con quỷ trong bạn

07/03/2013

Napoleon Hill là tác giả dòng sách phát triển bản thân nổi tiếng nhất mọi thời đại, tác giả của những cuốn sách ăn khách như: Think and Grow Rich – 13 nguyên tắc nghĩ giàu, làm giàu; Law of Success; Kế hoạch làm giàu 365 ngày; Làm giàu (Grow Rich! With Peace of Mind)… Nếu cuốn sách Think and Grow Rich – 13 nguyên tắc nghĩ giàu, làm giàu là tấm bản đồ giúp bạn tìm đến thành công thì Chiến thắng Con Quỷ trong bạn sẽ giúp bạn vượt qua những rào cản ngăn bạn đến với thành công.

Cuốn sách là cuộc trò chuyện của Napoleon Hill và Con Quỷ. Sau bao nhiêu năm miệt mài nghiên cứu cuối cùng ông cũng phát hiện ra Con Quỷ, bắt nó phải thú tội và tiết lộ những sự thật kinh hoàng về nơi nó sống, cách nó kiểm soát tâm trí con người và cách để con người chiến thắng được nó. Khi đọc cuốn sách này, có thể bạn sẽ tự hỏi, cuộc trò chuyện này có thật không? Con Quỷ là có thật hay là một sản phẩm của trí tưởng tượng của Napoleon Hill. Nhưng quyền lựa chọn cách hiểu vấn đề là của bạn. Bởi lẽ cuối cùng, thông qua cuộc trò chuyện với Con Quỷ, Napoleon Hill đã cung cấp cho chúng ta chìa khóa để chiến thắng Con Quỷ trong cuộc sống riêng của mỗi người.

Hãy tận hưởng cuốn sách kỳ diệu này và chia sẻ nó với gia đình, bạn bè. Sức mạnh trong ngôn từ của Napoleon Hill có thể và sẽ thay đổi cuộc đời bạn.

Ba sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp niêm yết

20/02/2013
Kết thúc năm 2012, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã phải đau xót thừa nhận những sai lầm chiến lược của mình trong những năm qua mà chỉ khi nền kinh tế suy thoái mới bộc lộ hết những hậu quả khôn lường. Ba sai lầm dưới đây có thể coi là lớn nhất.
Ào ạt nhảy vào lĩnh vực đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư chủ yếu thông qua hình thức góp vốn (mua cổ phần) thành lập doanh nghiệp lần đầu, mua, bán cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá, mua lại cổ phần, sáp nhập doanh nghiệp.
Trên thế giới, các tổ chức đầu tư tài chính là các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, các cá nhân, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Tại Việt Nam, những năm qua, gần như tất cả các công ty niêm yết đều thực hiện đầu tư tài chính, đầu tư lớn nhất là các ngân hàng thương mại hoạt động như một ngân hàng đầu tư và các công ty tài chính, công ty chứng khoán hoạt động ngầm giống như một ngân hàng đầu tư.
Các công ty niêm yết thường đầu tư tài chính bằng cách: thành lập một phòng, ban chuyên trách phụ trách về việc đầu tư tài chính, liên kết với một công ty khác để đầu tư tài chính và cách phổ biến nhất hiện nay là thành lập một công ty con chuyên về đầu tư tài chính.
Do đầu tư tài chính mang lại lợi nhuận rất nhanh và rất lớn trong thời gian ngắn nên nhiều công ty còn đi vay ngân hàng với lãi suất cao để đầu tư tài chính trong khi vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình đang thiếu trầm trọng.
Điển hình nhất là “Đầu tầu” trong ngành bất động sản: Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – Công ty Cổ phần (mã KBC-HOSE). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2012, công bố ngày 14/11/2012 (hiện chưa có ước tính kết quả kinh doanh năm 2012), quý 3/2012 với doanh thu giảm 66%, đạt 13,8 tỷ đồng, trong đó, đặc biệt là doanh thu tài chính sụt mạnh, giảm tới 87%, chỉ còn 8,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm hơn 138 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước chỉ lỗ 15,77 tỷ đồng), lũy kế 9 tháng đầu năm lỗ lên đến 233 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lã 21,59 tỷ đồng.
Trong quý 3, KBC đã thoái sạch 26,5 triệu và 30 triệu cổ phần tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (WEB) và Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Nam Việt. Đặc biệt, tính đến 30/9/2012, tồn kho vọt lên tới 1.200 tỷ đồng, tăng 255 tỷ đồng so với đầu năm.
Theo một số chuyên gia phân tích tài chính, nguyên nhân chính làm cho KBC sa sút nghiêm trọng là các khoản đầu tư tài chính dài hạn rất “khủng” bằng vốn vay ngân hàng và phát hành trái phiếu.
Tại ngày 30/9/2012, KBC đầu tư vào 6 công ty liên kết 505 tỷ đồng và đầu tư vào 17 công ty (từ công ty cổ phần đầu tư tài chính, đại học, năng lượng, khoáng sản, khu công nghiệp… và cả 2 ngân hàng) với số tiền lên tới 1.065 tỷ đồng (chưa kể góp vốn vào công ty con).
Để có số tiền rất lớn đầu tư tài chính, tính đến 30/9, KBC vẫn còn nợ dài hạn 3.841 tỷ đồng, trong đó nợ vay 3 ngân hàng 837 tỷ và nợ 3.000 tỷ đồng trái phiếu do KBC phát hành cho 4 ngân hàng: Vietinbank 700 tỷ, BIDV 500 tỷ, WesternBank và NVB 1.800 tỷ đồng trái phiếu.
Phát triển quá nóng, đẻ công ty con như gà đẻ trứng
Trong khối doanh nghiệp nhà nước, những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lập kỷ lục về đẻ công ty con, công ty cháu kinh doanh cùng ngành giống nhau và kinh doanh trái ngành từ “vốn mồi” của Nhà nước (công ty mẹ) với giá lúc thành lập chỉ có 1.0, rồi sau đó ào ạt lên sàn, đẩy giá lên tới 5 chấm đến 9 chấm, bán ra từ từ, nghi vấn để trục lợi cá nhân mà chỉ những người “có tóc” mới làm được.
Điển hình là Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Sông Đà. Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, việc phát triển quá nóng, đẻ công ty con và dự án như gà để trứng chủ yếu sử dụng vốn vay ngân hàng.
Hai trường hợp điển hình: Trong những ngày cuối cùng của năm 2012, giới kinh doanh chứng kiến Mai Linh, một đại gia vận tải hành khách, bị vỡ nợ. Mai Linh dự tính bán hơn 1.000 xe trong số 12.000 xe đang hoạt động để thu hồi về 200-300 tỷ đồng dùng để trả nợ cho các nhà đầu tư.
Ông chủ tịch của Mai Linh, Hồ Huy, thẳng thắn thừa nhận, doanh nghiệp thua lỗ là do sai lầm, dùng tiền vay ngắn hạn với lãi suất cao ngất ngưởng để đầu tư dài hạn 5-10 năm, đầu tư tràn lan không tính đến hiệu quả và khả năng thu hồi vốn.
Sự mở rộng không ngừng của Mai Linh trong vài năm gần đây với số đầu xe liên tục tăng, đứng đầu cả nước, “đẻ” ra gần 60 công ty con, mua hàng loạt các bất động sản làm trụ sở, trạm dừng chân, đầu tư vào vận tải đường dài… trong khi lãi từ công ty con trả về cho công ty mẹ không đủ bù lãi trả cho người góp vốn đã khiến doanh nghiệp lao đao vì nợ nần, đến hạn không trả được.
Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (mã THV-HOSE) là một ví dụ điển hình về phát triển nóng, vay tiền ngân hàng với lãi suất “cắt cổ” để lập công ty con, đầu tư vào các dự án, bất chấp hiệu quả đồng vốn dẫn đến chìm trong nợ nần, đến mức, ông chủ của doanh nghiệp này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Văn An phải chấp nhận thế chấp cả nơi mình đang ở để vay tiền.
Suốt những tháng đầu năm 2012, Thái Hòa đã liên tục phải đàm phán với các chủ nợ là các ngân hàng nhằm chuyển các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn trong bối cảnh doanh nghiệp này ngấp nghé bờ vực phá sản, mất thanh khoản, không có khả năng thanh toán.
Hàng loạt các dự án trồng cà phê dàn trải trên nhiều tỉnh thành và sang tận Lào đã đẩy doanh nghiệp này vào khó khăn do vay quá nhiều mà không có nguồn thu đủ lớn và kịp thời để trang trải các khoản nợ đến hạn.
Hiện THV có tới 10 công ty con (hai công ty tại Lào), tổng vốn điều lệ của 10 công ty này lên tới 575 tỷ đồng (trong đó, Thái Hòa góp khoảng 360 tỷ đồng), vượt qua cả vốn điều lệ của công ty mẹ 557,5 tỷ đồng. Giá cổ phiếu THV từ mức 16.000-17.000 đồng lúc mới lên sàn (tháng 12/2010) rớt xuống mức thấp kỷ lục là 800 đồng vào ngày 12/11/2012 và tăng lên 1.500 đồng vào phiên ngày 10/1/2013.
Tình trạng doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn do nợ nần, thua lỗ, mất thanh khoản… do đầu tư dàn trải, phát triển nóng xảy ra rất nhiều trong năm 2012, nhất là trong lĩnh vực bất động sản như HQC, VPH, QCG, KBC, NTB, PVR.
Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển nóng, các doanh nghiệp đã ồ ạt vay vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Tỷ lệ 1 vốn 4 vay thậm chí còn được coi là bình thường và có những trường hợp vay gấp tới hàng chục lần so với vốn tự có, hệ qủa là nợ ngắn hạn cao hơn nhiều tài sản ngắn hạn.
Nợ nần quá nhiều, lãi suất cao, không bán được hàng… đã khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục, lỗ lũy kế thậm chí vượt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu bị âm, không ít doanh nghiệp đang ở vào vị trí hàng đầu chìm xuống bùn đen, ông chủ doanh nghiệp trắng tay sau bao nhiêu năm gây dựng. Tình trạng này có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2013 bởi tình hình tài chính của rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện.
Quá tin vào dự báo sai lầm về cung cầu bất động sản
Suốt trong 5 năm (2007-2011), khá nhiều các quy hoạch, kế hoạch, phân tích và dự báo về cung cầu bất động sản (bất động sản) đều phạm một sai lầm rất lớn là nhầm lẫn cung cầu thị trường bất động sản khi đều nhận định: Cung quá thiếu hụt so với cầu.
Ngay cả giữa năm 2012, TS. Chu Thị Chung Thủy, Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính vẫn còn nhận định: Tỷ trọng bất động sản trong tổng của cải xã hội ở các quốc gia thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất ở mỗi nước, các hoạt động liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.
Như vậy, tổng giá trị vốn chưa được khai thác ẩn chứa trong bất động sản ở những nước đang phát triển như Việt Nam lớn tới hàng ngàn tỷ USD(!?).
Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, thời đểm cuối năm 2012, hiện còn trên 2.000 dự án khu đô thị mới, khu nhà ở đang được triển khai với diện tích đất 70.000 ha. Tổng diện tích nhà ở theo quy hoạch đến năm 2020 là trên 350 triệu m2.
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản khẳng định, nếu so với tổng thể nhu cầu nhà ở tại khu vực đô thị của cả nước đến năm 2020 như chỉ tiêu mà Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đề ra, thì tổng diện tích nhà ở trong các dự án đã giao chủ đầu tư không quá lớn, vì từ nay đến năm 2020, mỗi năm cả nước cần phát triển mới 60 triệu m2 nhà ở và đây vẫn là một thị trường thực sự tiềm năng cho những nhà đầu tư bất động sản, cả cũ và mới.
Nguồn cung bất động sản không thể xác định được bằng việc cộng tất cả tổng diện tích nhà ở trong các dự án đã giao chủ đầu tư, bởi vì còn diện tích nhà ở rất lớn do người dân tự đầu tư xây dựng. Nhận định là “cung bất động sản ảo cũng là một sai lầm.
Còn về phía cầu, khái niệm nhu cầu bất động sản “ảo” là một nhận định sai lầm vì thị trường không hề có nhu cầu ảo cũng như không hề có nhu cầu nhà ở thực sự của toàn thị trường mà chỉ có nhu cầu nhà ở thực sự của người dân cụ thể nào đó. Nhưng khi họ không đủ khả năng mua nhà từ thu nhập và tiền tiết kiệm của mình (nhu cầu có khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai), thì nhu cầu thực sự này trở thành “nhu cầu ước mơ”.
Do vậy, những nhà phân tích cho rằng, 90% người mua căn hộ chung cư trong giai đoạn thị trường bất động sản nóng là mua để đầu cơ và kết luận đó là nhu cầu ảo là một sai lầm lớn. Khi đã mua, thuê bất động sản bao giờ cũng đi liền với việc thanh toán tiền nên mua đầu cơ cũng là một nhu cầu có khả năng thanh toán.
Ai “thổi” nhu cầu đầu cơ bất động sản phình to thành bong bóng, có nguy cơ nổ tung? Chính là tiền bơm ra từ hệ thống ngân hàng tăng với tốc độ chóng mặt. Nhờ có nguồn tiền khổng lồ từ ngân hàng bơm vào thị trường bất động sản mà “người người, nhà nhà” nhảy vào đầu cơ, kinh doanh bất động sản, dự án còn trên giấy đã bán thu tiền, dự án chỉ mới đổ xong móng, đã có hàng ngàn người chen nhau xếp hàng bốc thăm suất mua và mua trả hết chứ không trả dần trong 10, 15 năm như thời ế ẩm hiện nay.
Nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng không thoát khỏi sức thu hút ghê gớm của lợi nhuận từ thị trường bất động sản nóng lên từng ngày, liều lĩnh vay tiền với lãi suất cao ngất ngưởng và ngân hàng cũng dễ dãi và liều lĩnh cho vay làm dự án, định giá tài sản thế chấp gấp 2-4 lần giá thị trường, trong khi vốn của chủ đầu tư là không đáng kể.
Nhiều doanh nghiệp niêm yết còn rót tiền từ lĩnh vực kinh doanh chính của mình, không phải là bất động sản, đổ vào đầu cơ và kinh doanh bất động sản. Khi tiền bơm ra từ hệ thống ngân hàng sụt mạnh, bong bóng có nguy cơ vỡ tung, cung và cầu thị trường đều đóng băng, nhưng nhu cầu có khả năng thanh toán lao dốc mạnh hơn, khiến cung cao hơn cầu, giá giảm một nửa nhưng vẫn chưa biết khi nào tới đáy, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
Với một loạt các chính sách quyết liệt mới của Chính phủ từ cuối năm 2012 đến giữa tháng 1/2013 nhằm vực dậy thị trường bất động sản, các chuyên gia tuy vẫn dè dặt, nhưng nhìn chung đa số là cái nhìn khá lạc quan về thị trường bất động sản năm 2013.
Tuy nhiên, sau khi “niềm tin bị đánh cắp”, đa số các công ty bất động sản niêm yết trên hai sàn cho rằng năm 2013 vẫn còn muôn vàn khó khăn, giải quyết được lượng hàng tồn kho đã là may mắn rồi. Họ cũng không tin lời ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng nhận định: bất động sản sẽ khởi sắc vào năm 2013, bất chấp những khó khăn về vốn, thị trường sẽ phát triển trở lại. Đây là chu kỳ không thể khác.
TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, vấn đề lúc này là chúng ta phải cân bằng lại quan hệ cung cầu mới là cách cứu thị trường bất động sản.
Trên quan điểm cá nhân, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, thị trường bất động sản năm 2013 vẫn có dấu hiệu suy thoái nhưng nếu chúng ta biết áp dụng giải pháp thích hợp vẫn có thể xoa dịu mức độ trầm trọng và có thể làm khởi sắc thị trường bất động sản.
(Theo VnEconomy)

Thao túng chứng khoán bị phạt tới 2 tỷ đồng

20/02/2013

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm là 2 tỷ đồng và đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang tổ chức lấy ý kiến các thành viên thị trường về dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, dự kiến Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành trong quý II/2013. Theo đó, mức tiền xử phạt tối đa tăng lên tới 2 tỷ đồng, gấp 4 lần mức cũ.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong năm 2012, cơ quan này đã tổ chức 7 đoàn thanh tra, 60 đoàn kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty đại chúng, công ty kiểm toán và các vấn đề thao túng giá. Kết quả đã có 180 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt 11 tỷ đồng được ban hành.

Những vi phạm phổ biến vẫn liên quan đến việc công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn và người có liên quan với tổng cộng 45 quyết định đã ban hành, các mức phạt được đưa ra chỉ dao động trong khoảng từ 40-80 triệu đồng/trường hợp, chưa đủ tính răn đe, bởi nhiều tổ chức và cá nhân chấp nhận đóng phạt để hợp pháp hóa những vi phạm của mình.
Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ. Theo dự thảo, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm là 2 tỷ đồng và đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung cũng “nặng cân” hơn trước nhiều như: đình chỉ có thời hạn hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, đăng ký giao dịch, hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động lưu ký chứng khoán, hoạt động kiểm toán.
Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn và tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Các hành vi giao dịch nội bộ sẽ bị phạt từ 600 triệu đồng đến 800 triệu đồng đối với tổ chức và từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với cá nhân.
Các mức phạt tăng lên 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng đối với tổ chức và từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng đối với cá nhân trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc tạo dựng thông tin sai sự thật, công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán.
Dự thảo đưa ra mức phạt tiền cao nhất là 1,5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức và từ 750 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân có hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.
Một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển ổn định và vững chắc của thị trường chứng khoán là tính minh bạch thông tin. Năm 2012, chưa có một tổ chức, cá nhân nào bị xử phạt về những hành vi: thông tin sai sự thật, che giấu sự thật hoặc thông tin sai lệch sai lệch nghiêm trọng, lập, xác nhận giả mạo hồ sơ, tạo dựng và công bố thông tin sai lệch… mặc dù những hành vi này có thể làm khuynh đảo toàn bộ thị trường.
Dự thảo nghị định mới đã tăng mức xử phạt nặng nhất đối với những hành vi trên nhưng vẫn chỉ như “muối bỏ bể” so với những thu nhập bất chính từ những hành vi này, đồng thời cũng chưa quy định rõ ràng về hành vi vi phạm cụ thể.
Điển hình đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin cố ý làm sai sự thật hoặc che giấu sự thật chỉ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 300 triệu đồng (tương tự như hành vi lập, xác nhận hồ sơ niêm yết có thông tin sai sự thật hoặc che giấu sự thật hoặc sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để đăng ký giao dịch chứng khoán).
Trong khi đó, hành vi này có thể thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng trong một đợt chào bán chứng khoán ra công chúng và tội cố ý làm sai sự thật có thể bị truy cứu hình sự.
Đối với tội giả mạo hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng bị phạt tiền nặng hơn rất nhiều, từ 1% đến 5% tổng số tiền đã huy động, trong khi giữa hành vi cố ý làm sai sự thật hoặc che giấu sự thật và giả mạo hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng rất gần nhau, gắn kết với nhau chỉ trong gang tấc.
Dự thảo quy định phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán khi chưa có giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, việc tính toán khoản thu trái pháp luật này chưa có quy định cụ thể nên rất khó có thể thực hiện.
Lần đầu tiên dự thảo quy định phạt tiền từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng đối với tổ chức nước ngoài chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam vi phạm cam kết không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài, không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn dự án được cấp phép, nhưng mức phạt này cũng chỉ như “phủi bụi” bởi vì số tiền “không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài” có thể lên tới hàng triệu USD.
Đối với các công ty chứng khoán, mức xử phạt cao nhất cũng chỉ có 300 triệu đồng, kể cả đối với hành vi hoạt động như một “ngân hàng ngầm” như: cho vay trái quy định của pháp luật; không tuân thủ quy định về hạn chế vay nợ và hạn chế cho vay của công ty chứng khoán; đầu tư hoặc tham gia góp vốn không đúng quy định pháp luật.
Cuối cùng hành vi bị phạt nặng nhất là giao dịch thao túng thị trường chứng khoán với mức phạt tối đa 2 tỷ đồng và hành vi trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc tạo dựng thông tin sai sự thật, công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường bị phạt tối đa tới 1,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có quy định về cách tính toán các khoản thu nhập bất chính từ hành vi thao túng thị trường chứng khoán để tịch thu và cũng chưa quy định mức độ thao túng như thế nào thì chuyển hồ sơ sang Cơ quan cảnh sát điều tra để truy tố trách nhiệm hình sự.
Theo VnEconomy

Những thách thức khi niêm yết chứng khoán ra nước ngoài – nhìn từ thực tiễn niêm yết chứng khoán tại Singapore

18/02/2013

Hiện nay, việc tận dụng các “đòn bẩy tài chính” như phát hành trái phiếu hay vay từ các tổ chức tín dụng tại Việt Nam trở nên khó khăn cho các doanh nghiệp bởi lãi suất và tiêu chuẩn cho vay cao của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong khi đó, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng với mức vốn hóa thấp (chỉ chiếm gần 32,5% GDP vào tháng 6/2011)[1]. Trước bối cảnh này, việc thông qua một TTCK nước ngoài để huy động vốn là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng để giúp khơi thông nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Việc niêm yết chứng khoán (NYCK) ra nước ngoài không chỉ giúp cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế, hình ảnh doanh nghiệp, qua đó mở rộng được thị trường xuất khẩu cho chính mình và tạo nên tính cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong số các thị trường vốn mà doanh nghiệp Việt Nam hiện đang hướng đến như Hồng Kông, Mỹ, Anh và Singapore, thì TTCK tại Singapore là một lựa chọn ưu tiên hơn cả đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Điều này xuất phát từ thực tế rằng, Singapore là một trung tâm tài chính lớn của khu vực có khả năng vốn hóa cao, môi trường tài chính – kinh doanh ổn định, minh bạch và thân thiện đối với các doanh nghiệp nước ngoài[2]. Nhìn từ bình diện hợp tác kinh tế, Singapore và Việt Nam có mối quan hệ thương mại – đầu tư rất chặt chẽ và không ngừng gia tăng trong suốt hai thập kỷ qua. Bên cạnh đó, Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) cũng luôn thể hiện mong muốn thu hút các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký niêm yết và tạo các điều kiện thuận lợi khi xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết của doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả việc ưu đãi miễn trừ trong từng vụ việc cụ thể). Kể từ năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận biết thuận lợi này và quan tâm đến việc niêm yết tại SGX. Tuy nhiên cho tới nay, chưa có doanh nghiệp nào chính thức niêm yết cổ phiếu tại TTCK Singapore, mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp (như Hoàng Anh Gia Lai, Vincom) đã thành công trong việc niêm yết trái phiếu quốc tế tại SGX.
Thực tế cho thấy, việc NYCK ở nước ngoài, đặc biệt là các TTCK có uy tín trên thế giới như SGX, không hề đơn giản do yêu cầu điều kiện niêm yết của họ rất cao và phức tạp. Không những vậy, doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào quá trình NYCK ra nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức cả về mặt pháp lý cũng như từ thực tiễn kinh doanh do phải bảo đảm tuân thủ quy định của ít nhất hai hệ thống pháp luật khác nhau. Doanh nghiệp sẽ khó hoặc không thể giải quyết những khó khăn và thách thức liên quan nếu không có hiểu biết về mặt pháp lý và những sự chuẩn bị cần thiết để đạt mục tiêu niêm yết quốc tế của mình.
Chúng tôi phân tích những vấn đề trong khung pháp lý của Việt Nam đối với việc chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các tiêu chí, điều kiện của SGX dành cho các doanh nghiệp nước ngoài dự kiến niêm yết. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị đến các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đảm bảo hoạt động NYCK ra nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc gia niêm yết, qua đó nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng như kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Khung pháp lý của Việt Nam cho việc chào bán, niêm yết chứng khoán ra nước ngoài
    Việc NYCK ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải tuân thủ các điều kiện và quy định của pháp luật Việt Nam. Khung pháp lý cho hoạt động NYCK ra nước ngoài của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Luật Chứng khoán (2006)[3], và đặc biệt là 1,844)”>Nghị định số 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Nghị định 14)[4].
       Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 14, tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra nước ngoài phải đáp ứng ba điều kiện sau: (i) Không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật; (ii) Có quyết định thông qua việc chào bán chứng khoán ra nước ngoài và phương án sử dụng vốn thu được của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn – TNHH – từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước); (iii) Đáp ứng các điều kiện chào bán theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức phát hành đăng ký chào bán.
       Bên cạnh đó, Nghị định 14 cũng quy định rõ điều kiện NYCK tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài tại Điều 15, cụ thể là: (i) Không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật; (ii) Có quyết định thông qua việc niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài của Hội đồng quản trị hoặc của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước); (iii) Đáp ứng các điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán của nước mà cơ quan quản lý TTCK hoặc Sở Giao dịch chứng khoán đã có thoả thuận hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) của Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, điều kiện tiên quyết để NYCK ra nước ngoài là doanh nghiệp phải đáp ứng được “tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài”. Điều kiện này xuất phát từ thực tế rằng so với một số nước trong khu vực, Việt Nam vẫn giữ việc quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo ngành nghề và trong một số ngành nghề nhất định, Chính phủ có thể hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) về tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp hoặc thậm chí không cho phép đầu tư. Liên quan đến vấn đề này, tỷ lệ tham gia tối đa của NĐTNN trong các công ty cổ phần đại chúng, quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng của Việt Nam được quy định là 49%[5] ngoại trừ trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết – mức hạn chế tỷ lệ vốn liên quan là 30%[6].
Bên cạnh những điều kiện nói trên, ngày 20/08/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2010/ND-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 14, theo đó đã bổ sung thêm một điều kiện mà yêu cầu công ty phát hành phải “tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối”. Nhìn từ góc độ quản lý ngoại hối, việc NYCK tại nước ngoài được xem là một hoạt động đầu tư ra nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của pháp lệnh ngoại hối và Nghị định 160/2006/NĐ-CP. Trong đó, một số vấn đề đáng lưu tâm như các giao dịch, thanh toán, chuyển tiền liên quan đến giao dịch vãng lai giữa người cư trú và không cư trú thì được tự do thực hiện khi mua chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 160 yêu cầu các tổ chức được phép phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài phải có một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và thực hiện việc thu chi ngoại tệ thông qua tài khoản này theo quy định của Ngâm hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam[7]. Đây có thể xem là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc mua ngoại tệ để trả lãi, cổ tức cho NĐTNN khi mua chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam.
2. Một số tồn tại pháp lý khi doanh nghiệp Việt Nam thực hiện niêm yết chứng khoánra nước ngoài
Thứ nhất, giới hạn tỷ lệ vốn của NĐTNN trong công ty niêm yết. Quy định về giới hạn tỷ lệ vốn của NĐTNN trong công ty đại chúng/niêm yết là 49% (hay 30% đối với các ngân hàng thương mại cổ phần). Việc quy định giới hạn tỷ lệ vốn của các NĐTNN trong các công ty niêm yết buộc các tổ chức phát hành khi NYCK ra nước ngoài phải thiết lập một phạm vi huy động vốn nằm trong giới hạn tỷ lệ sở hữu này. Và cũng làm phát sinh nhu cầu của các NĐTNN theo đó yêu cầu tổ chức phát hành Việt Nam phải cung cấp cam kết duy trì phạm vi sở hữu nước ngoài nói trên để đảm bảo rằng họ có thể tự do bán chứng khoán của mình cho bất kỳ NĐTNN nào khác mà không phải gánh chịu rủi ro pháp lý vi phạm tỷ lệ tham gia góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN. Mặt khác, giới hạn về tỷ lệ vốn góp trong công ty đại chúng/niêm yết cũng sẽ giảm sự hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài đối với chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết vì họ có thể không có khả năng thâu tóm công ty vì không nắm quá bán vốn của công ty niêm yết.
Thứ hai, đối tượng được quyền NYCK ra nước ngoài: Các quy định về điều kiện để tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra nước ngoài của pháp luật chứng khoán hiện hành cho phép các công ty cổ phần, công ty TNHH được quyền NYCK ra nước ngoài. Tuy nhiên pháp luật lại không quy định rõ cơ chế chào bán chứng khoán ra nước ngoài của loại hình công ty TNHH. Không thể phủ nhận rằng, quy định tại Điều 6 của Nghị định 14 đã có những điểm tiến bộ khi mở rộng khả năng NYCK ra nước ngoài cho cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, trong khi theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006, loại hình công ty TNHH còn không đủ điều kiện để NYCK trong nước. Tuy nhiên, quy định này đã làm phát sinh một số tồn tại pháp lý trong thực tế. Cụ thể là, nếu việc NYCK ra nước ngoài của công ty TNHH là được phép và có thể thực hiện được, thì trong trường hợp này tỷ lệ tham gia của NĐTNN trong các doanh nghiệp này sẽ được áp dụng theo giới hạn nào? Hiện chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn. Bên cạnh đó, các công ty TNHH khi niêm yết, sẽ không thể phát hành cổ phần bởi lẽ phần quyền của các thành viên trong công ty được đại diện bởi phần vốn góp của họ[8]. Và như vậy, các sàn chứng khoán nước ngoài sẽ xử lý như thế nào với khái niệm “niêm yết phần vốn góp”? Hơn thế nữa, số lượng thành viên tối đa trong công ty TNHH là 50[9], trong khi số chứng khoán phát hành đạt chuẩn phải lên đến hàng nghìn, mà theo đó hoàn toàn không phù hợp với đặc điểm của một công ty TNHH. Ngoài ra, trong trường hợp số thành viên của công ty TNHH niêm yết vượt quá 50 thành viên, công ty này phải xem xét chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần đại chúng và sẽ bị giới hạn phần vốn góp của NĐTNN là 49%. Để tránh những rắc rối do hậu quả của sự thiếu rõ ràng về mặt pháp lý này, có lẽ doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần trước khi niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài.
Thứ ba, yêu cầu phải niêm yết ở TTCK trong nước trước khi niêm yết ở nước ngoài: Từ góc độ pháp luật chứng khoán, doanh nghiệp Việt Nam dự kiến niêm yết ở nước ngoài không bị buộc phải niêm yết tại các TTCK Việt Nam trước. Tuy nhiên, trên thực tế, UBCKNN luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải niêm yết tại TTCK Việt Nam trước khi có thể niêm yết tại nước ngoài. Yêu cầu này không dựa trên cơ sở pháp lý nào và cũng tạo thêm những khó khăn cho các doanh nghiệp dự định niêm yết ở nước ngoài; tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể không cân nhắc khuyến cáo của UBCKNN. Ở góc độ quản lý nhà nước, có thể giải thích yêu cầu này của UBCKNN là nhằm đảm bảo giữ tài sản của các doanh nghiệp có tiềm năng kinh tế lớn tại Việt Nam và thúc đẩy TTCK trong nước, trong bối cảnh mà mức vốn hóa tại thị trường trong nước còn khá thấp. Vấn đề này, theo chúng tôi, hoàn toàn có thể giải quyết đơn giản thông qua việc đưa yêu cầu doanh nghiệp phải niêm yết ở TTCK trong nước trước khi được niêm yết ở nước ngoài như điều kiện bắt buộc trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán. Sự minh bạch và rõ ràng trong quy định pháp luật đối với với vấn đề này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước có quyết định phù hợp với pháp luật và doanh nghiệp không còn mông lung về tính pháp lý của yêu cầu liên quan.
Thứ tư, yêu cầu về chuẩn mực tài chính kế toán:  Đa số các quốc gia thường sẽ công nhận các báo cáo kế toán được thực hiện theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), hoặc tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), hoặc phù hợp với các quy tắc kế toán chung của Hoa Kỳ (US GAAP). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Tuy nhiên, khi tham gia vào các giao dịch xuyên biên giới, bao gồm cả NYCK, các báo cáo kế toán của doanh nghiệp theo chuẩn VAS hầu như không được các quốc gia trên thế giới công nhận vì có nhiều sự khác biệt giữa chuẩn VAS và các chuẩn mực được áp dụng trên thế giới. Khác biệt lớn nhất có lẽ là về cách thức định giá trị tài sản của doanh nghiệp – hầu hết các chuẩn báo cáo tài chính kế toán quốc tế sẽ dựa trên giá thị trường của tài sản, trong khi đối với chuẩn VAS (do ảnh hưởng của hệ thống quản lý tập trung) giá trị tài sản của doanh nghiệp được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Sự khác biệt về chuẩn kế toán trong sổ sách tài chính kế toán của doanh nghiệp cũng là một trong những khó khăn cho các doanh nghiệp dự kiến niêm yết. Họ phải mất thời gian và chi phí để làm lại toàn bộ các sổ sách kế toán phù hợp với chuẩn kế toán quốc tế trước khi niêm yết ra nước ngoài.
Thứ năm, quy định của pháp luật về ngoại hối chỉ yêu cầu tổ chức phát hành Việt Nam mở một tài khoản nước ngoài tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam để nhận bất kỳ khoản ngoại tệ nào thu được từ quá trình niêm yết, mà không quy định tổ chức phát hành phải mở tài khoản tại nước dự định NYCK. Điều này dẫn đến thực tế rằng, NĐTNN đặt mua chứng khoán không thể chuyển tiền giao dịch vào tài khoản của tổ chức phát hành Việt Nam, nếu ngân hàng phục vụ tổ chức này không có chi nhánh, hoặc văn phòng giao dịch đặt tại quốc gia niêm yết. Vấn đề này cần được cơ quan chức năng xem xét và có hướng giải quyết phù hợp.
3. Tiếp cận thị trường chứng khoán Singapore: Thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp phát hành chứng khoán Việt Nam
3.1. Khái quát về TTCK và Sở giao dịch chứng khoán Singapore
       Sở Giao dịch chứng khoán Singapore – SGX – ra đời ngày 01/12/1999 dựa trên việc sáp nhập giữa TTCK Singapore và thị trường tiền tệ quốc tế Singapore; và được niêm yết thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng (do Merrill Lynch và DBS bảo lãnh) vào ngày 23/11/2000. TTCK Singapore được xem là một trong những thị trường có tính thanh khoản cao nhất châu Á, với 46% tổng số vốn trên thị trường được tạo thành từ vốn của các Công ty nước ngoài niêm yết trên SGX. Có thể nói, SGX là một kênh huy động vốn hoàn hảo cho các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể hướng đến.
       Về cơ cấu tổ chức, SGX bao gồm hai sàn giao dịch chứng khoán có tên là “Main Board” (Sàn chính) và (ii) “Catalist” (Sàn thứ cấp). Các doanh nghiệp niêm yết, kể cả doanh nghiệp nước ngoài, đều có thể đăng ký NYCK trên cả hai sàn giao dịch này.
       Sàn Main Board được biết tới như là sàn chính để niêm yết và giao dịch chứng khoán trên SGX. Trong khi đó, Catalist nhằm phục vụ cho mục đích huy động vốn bổ trợ hoặc đóng vai trò là sàn giao dịch cho các “Công ty nhỏ phát triển nhanh”  với các quy định linh động, đơn giản hơn so với Main Board. Các doanh nghiệp niêm yết ở sàn Catalist thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Yêu cầu niêm yết ở sàn Catalist đơn giản hơn sàn Main Board, tuy nhiên các doanh nghiệp niêm yết tại đây phải chịu sự giám sát và bảo trợ của các tổ chức bảo trợ được SGX chấp thuận.
3.2. Một số tiêu chí và điều kiện cho NĐTNN NYCK tại TTCK Singapore
       Do có sự phân biệt về đối tượng doanh nghiệp đăng ký niêm yết, nên các điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết của Main Board và Catalist cũng có những sự khác biệt nhất định. Có thể liệt kê những điều kiện niêm yết cơ bản của hai sàn giao dịch SGX như sau:
Thứ nhấtđối với lợi nhuận trước thuế: Khi niêm yết trên Main Board, doanh nghiệp niêm yết (bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài) cần thiết phải đáp ứng một trong ba tiêu chí như sau: (i) tiêu chí 1- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong 3 năm liền trước đạt ít nhất là 7,5 triệu đôla Singapore (SGD)[10], với lợi nhuận trước thuế hợp nhất mỗi năm không dưới 1 triệu SGD; hoặc (ii) tiêu chí 2 – Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong 1 hoặc 2 năm kề trước ít nhất là 10 triệu SGD; hoặc (iii) tiêu chí 3 – Mức vốn hóa tối thiểu là 80 triệu SGD tại thời điểm phát hành ra công chúng lần đầu tiên, dựa vào giá phát hành và vốn cổ phần sau khi phát hành[11]. Trong khi đó, khi niêm yết trên Catalist, các doanh nghiệp không phải tuân theo những tiêu chí nói trên của SGX, mà theo các tiêu chí riêng do các tổ chức bảo trợ phát hành đưa ra. Các tiêu chí này thường được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn công nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt, SGX cũng có thể ban hành các tiêu chí riêng biệt bổ sung chỉ dành cho một số doanh nghiệp nộp đơn cụ thể[12].
Thứ hai, liên quan đến việc phân bố cổ phần trên Main Board, trong trường hợp mức vốn hóa thấp hơn 300 triệu SGD, thì 25% số cổ phần phát hành phải được ít nhất 1.000 cổ đông nắm giữ sau khi chào bán. Đối với mức vốn hóa trên 300 triệu SGD, thì sự phân bố cổ phần có thể khác nhau ở mức 12% đến 20%. Trong trường hợp niêm yết lần hai (secondary listing)[13]tổ chức phát hành phải huy động được từ ít nhất 500 cổ đông tại Singapore hoặc 1.000 cổ đông trên phạm vi toàn cầu[14]. Điều kiện phân bố cổ phần đối với sàn Catalist đơn giản là ít nhất 15% số cổ phần phát hành phải được ít nhất 200 cổ đông nắm giữ.[15]
Thứ ba, về tình trạng tài chính và thanh khoản, cả Main Board và Catalist đều yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết phải có tình trạng tài chính lành mạnh với các hoạt động sinh ra luồng lưu chuyển tiền tệ dương. Và tất cả các khoản vay của các giám đốc, các cổ đông lớn và các công ty được điều hành bởi các giám đốc và các cổ đông lớn phải được thanh toán (trừ các khoản vay của các công ty con và công ty liên kết với doanh nghiệp niêm yết).
Thứ tư, về tiêu chuẩn kế toán, những tổ chức niêm yết trên Main Board hay Catalist đều phải đáp ứng được chuẩn FRS, hoặc tiêu chuẩn IFRS, hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn US GAAP. Chế độ kế toán được chuẩn bị nếu đã tuân theo tiêu chuẩn của IFRS và US GAAP thì không cần phải phù hợp với chuẩn FRS.
Thứ năm,  đối với thủ tục kiểm tra đánh giá hồ sơ đăng ký niêm yết, tại sàn Main Board hồ sơ đăng ký niêm yết sẽ được rà soát bởi chính SGX; trong khi đó hồ sơ đăng ký niêm yết tại sàn Catalist sẽ được rà soát bởi một tổ chức bảo trợ phát hành (sponsor) được SGX ủy quyền[16]. Như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp niêm yết tại sàn Catalist thành công hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào đánh giá và bảo đảm từ tổ chức bảo trợ phát hành. Tuy nhiên, việc duy trì niêm yết tại sàn Catalist của tổ chức phát hành sẽ phụ thuộc vào sự bảo lãnh của tổ chức bảo trợ và như vậy, sau khi niêm yết, doanh nghiệp niêm yết phải tiếp tục thuê tổ chức bảo trợ thực hiện bảo trợ, giám sát và tư vấn đối với việc phát hành cổ phiếu.
Thứ sáu, đối với yêu cầu về tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiệu quả, theo quy định của Quy định về quản lý chứng khoán và hợp đồng tương lai của Singapore[17] và Quy chế niêm yết của SGX[18], doanh nghiệp niêm yết tại Mainboard và Catalist phải bảo đảm một cấu trúc quản trị rõ ràng, minh bạch và đặc biệt phải bảo đảm các giao dịch với những người có lợi ích liên quan[19] (đối với những giao dịch có giá trị lớn) phải được các cổ đông chấp thuận, được thông báo công khai cho đại chúng. Doanh nghiệp niêm yết phải báo cáo cụ thể trong bản cáo bạch của mình về các giao dịch với người có lợi ích liên quan trong ba năm trước khi đăng ký niêm yết[20].
Ngoài ra, Main Board và Catalist đều đòi hỏi doanh nghiệp đăng ký niêm yết phải có trong ban giám đốc ít nhất hai giám đốc không tham gia điều hành, độc lập về quan hệ tài chính và kinh doanh với công ty niêm yết – “Giám đốc độc lập” (Independent Director). Các giám đốc độc lập này sẽ đóng vai trò người giám sát việc thực hiện các quy trình quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp niêm yết. Main Board đòi hỏi doanh nghiệp niêm yết nước ngoài phải có ít nhất hai Giám đốc độc lập và một trong số họ là công dân Singapore hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú tại Singapore, trong khi Catalist chỉ yêu cầu ít nhất một giám đốc độc lập là công dân Singapore hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú tại Singapore.
3.3, Những vấn đề thực tiễn cần lưu ý đối với quá trình NYCK ra nước ngoài và tại thị trường Singapore
 Có thể thấy, điều kiện NYCK ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và cụ thể là niêm yết tại TTCK Singapore rất phức tạp và khắt khe. Doanh nghiệp sẽ phải giải quyết những vấn đề về mặt pháp lý và kinh doanh (như cơ cấu tổ chức, điều kiện tài chính v.v..) đã được nêu tại phần trên trước khi tiến hành đăng ký niêm yết tại nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có một số vấn đề thực tiễn mà doanh nghiệp phải lưu ý khi chuẩn bị NYCK ra nước ngoài:
Thứ nhất, trong thực tiễn kinh doanh chứng khoán ở các thị trường nước ngoài, vai trò của các tổ chức tài chính bảo lãnh bao tiêu (underwriter) các chứng khoán được niêm yết là rất quan trọng. Đó là các tổ chức tài chính kinh nghiệm, có mạng lưới để chào bán chứng khoán trên phạm vi toàn cầu và có hiệu quả cao; họ cũng sẽ đảm bảo bao tiêu chứng khoán nếu tại thời điểm niêm yết việc mua bán chứng khoán không thuận lợi. Nhà bảo lãnh bao tiêu sẽ cùng các chuyên gia pháp lý và tài chính tham gia tư vấn doanh nghiệp trong việc chuẩn bị các hồ sơ niêm yết phù hợp với yêu cầu của thị trường. Doanh nghiệp phải tìm thuê dịch vụ của nhà bảo lãnh bao tiêu trước khi tiến hành IPO. Doanh nghiệp niêm yết cần tìm hiểu và chuẩn bị tài chính cần thiết để thuê tổ chức tài chính có uy tín làm cố vấn và nhà bảo lãnh bao tiêu.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập một hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế phù hợp với quy chuẩn để đáp ứng các điều kiện niêm yết tại TTCK Singapore nói riêng và TTCK trên thế giới nói chung. Trên thực tế, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thường được cơ quan chức năng cho phép thiết lập hai chế độ kế toán tồn tại song song theo chuẩn VAS và chuẩn quốc tế mà họ muốn đăng ký. Các doanh nghiệp Việt Nam dự định NYCK tại thị trường nước ngoài cũng có thể tham khảo thực tiễn này và xin phép thiết lập một chế độ báo cáo tài chính kế toán song song tương tự.
Thứ ba, không thể phủ nhận một thực tế rằng, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn của Việt Nam thường là các tập đoàn kinh doanh trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải này có thể gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi đăng ký niêm yết tại TTCK nước ngoài, cụ thể nếu việc kinh doanh tại các ngành nghề đó không hiệu quả, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của Công ty. Sự loãng hóa, không tập trung của các kênh đầu tư chính của doanh nghiệp niêm yết sẽ làm giảm đáng kể khả năng niêm yết thành công của các doanh nghiệp này trên TTCK nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị niêm yết trước hết cần phải cơ cấu lại quy mô ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề chính sinh lợi cho công ty và đồng thời cắt giảm, thoái vốn đối với những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả. Doanh nghiệp nên có sự cố vấn của các tổ chức tài chính quốc tế có kinh nghiệm về vấn đề này.
Thứ tư, điều quan trọng mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhận thức được đó là phải chọn đúng thời điểm để niêm yết ra nước ngoài. Trong khi việc niêm yết thành công là hiếm hoi, các doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng xem xét rằng việc NYCK ra nước ngoài là xu thế phải có và không ngại theo đuổi mục tiêu này như một phong trào, mà chưa cân nhắc đúng mức hiệu quả của việc đạt được tiến trình này. Đôi khi, diễn tiến sa sút của nền kinh tế thế giới nói chung và TTCK nói riêng cũng buộc các doanh nghiệp phải tính toán lại. Vinamilk là một điển hình của sự cân nhắc khôn ngoan nói trên. Có thể nói, vào thời điểm cuối năm 2008, Vinamilk là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm này đã có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện NYCK ra nước ngoài và hoàn tất các thủ tục đăng ký niêm yết tại SGX. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị của Công ty đã quyết định ngưng niêm yết vì tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Singapore nói riêng tại thời điểm được niêm yết đang trong thời kỳ khủng hoảng tài chính trầm trọng và việc niêm yết ra nước ngoài rất có khả năng sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ cho Công ty. Và quyết định giữ vị thế vững chắc tại TTCK trong nước ngay sau đó đã có những kết quả to lớn về mặt kinh tế cho Công ty, khi mà TTCK Việt Nam đã tăng “phi mã” vào giữa năm 2009. Nhưng một khía cạnh đáng lưu ý ở đây là việc đạt yêu cầu niêm yết tại SGX đã đóng một vai trò quan trọng để Vinamilk chứng minh tiềm lực kinh tế và hiệu quả kinh doanh trước các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Như vậy, có thể thấy rằng, một quyết định cân nhắc đầu tư đúng đắn sẽ đem lại nhiều lợi ích tiềm năng cho doanh nghiệp.
Để việc NYCK ra nước ngoài đạt được thành công và đem lại lợi ích thực sự cho doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam trước khi niêm yết cần phải có chiến lược niêm yết rõ ràng; có sự chuẩn bị hợp lý và cần thiết về mặt pháp lý và tài chính cho việc niêm yết; và cũng cần phải cân nhắc diễn tiến kinh tế của thị trường dự định niêm yết nói riêng và thị trường thế giới nói chung để chọn được thời điểm niêm yết tốt nhất./.


[1] http://www.thitruongotc.com.vn
[2] Theo báo cáo của Cotty Vivant Marchisio & Lauzeral, tháng 09/2011, Sàn chứng khoán Singapore SGX được xem là lựa chọn hàng đầu của các công ty đa quốc gia và các công ty với vốn đầu tư nước ngoài. Vào cuối năm 2010, có đến 321 trong số 782 công ty được niêm yết tại Singapore là các công ty nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Australia, Ấn Độ và Châu Âu). Có đến 41% các Công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán SGX là các Công ty nước ngoài (so với chỉ 1.2 % tại Hong Kong và 0.5% tại Tokyo), theo đó đã góp đến 47% tỷ lệ vốn hóa trên thị trường.
[5] Điều 2 của Nghị định 55/2009/QĐ-TTg, ngày 15/04/2009.
[6] Mục B, phần 7 Biểu cam kết dịch vụ  khi gia nhập WTO, 27/10/2006.
[7] Điều 27, Nghị định 160/2006/NĐ-CP, ngày 28/12/2006.
[8]Khoản 3 Điều 38 của Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần”.
[9]Điểm a), khoản 1 Điều 38 của Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “… số lượng thành viên không vượt quá năm mươi”.
[10] Tỷ giá hối đoái của đồng Đô-la Singapore so với đồng Đô-la Mỹ theo niêm yết của ngân hàng Development Bank of Singapore (DBS) ngày 2/6/2012 là 1 SGD = 0,77 USD.
[11] Rule 210 của SGX-ST Listing Manual.
[12] Rule 406 của Catalist Rules.
[13] “Niêm yết lần hai” (secondary listing) là trường hợp tổ chức phát hành chứng khoán đã niêm yết tại thị trường của nước mình (hay còn gọi là niêm yết lần đầu – primary listing) tiếp tục tiến hành đăng ký niêm yết tại TTCK của một nước khác.
[14] Xem ghi chú số 15.
[15] Xem ghi chú số 16.
[16] Tổ chức bảo trợ phát hành tại Singapore thường là các công ty chuyên trách về tài chính doanh nghiệp và tư vấn pháp lý có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tư vấn niêm yết và tuân thủ pháp luật doanh nghiệp, chứng khoán. Các tổ chức này được SGX được cấp phép ủy quyền sau khi hoàn tất các quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt và chịu sự giám sát hoạt động thường xuyên của SGX.
[17] Securities and Futures (Offers of Investments) (Shares and Debentures) Regulations 2005 (“SFR”).
[18]  Listing Manual.
[19] Khái niệm “người có lợi ích liên quan” trong pháp luật Singapore hẹp và cụ thể hơn khái niệm “người có liên quan” trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể người có lợi ích liên quan chỉ bao gồm (i) các thành viên Ban giám đốc, giám đốc điều hành (CEO),  cổ đông có quyền quyết định (nắm trên 35% cổ phần) của doanh nghiệp niêm yết; (ii) các công ty con và công ty liên kết (associate companies) của doanh nghiệp niêm yết; (iii) các công ty mà thành viên ban giám đốc, CEO, cổ đông có quyền quyết định góp vốn hoặc nắm giữ cổ phẩn; và (iv) người thân của các thành viên Ban giám đốc, giám đốc điều hành, cổ đông có quyền quyết định của doanh nghiệp niêm yết. Xem thêm Tran Viet Dung, Listing Vietnamese Companies at SGX, Conference Paper, Conference “Listing and Dual Listing Singapore”, SGX, Singapore 14/10/2008.
[20] Tran Viet Dung, Tlđd. 
 
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp

Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững thị trường chứng khoán

16/02/2013

1. Phát triển bền vững thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đã bước qua tuổi 12 với nhiều thành tựu đáng kể. Từ ngày đầu mới thành lập, với chỉ hai công ty niêm yết, cho đến nay đã có trên 800 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch. TTCKVN trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế với số vốn huy động trên 700.000 tỷ đồng[1]. Tuy vậy, TTCKVN đang bộc lộ nhiều tồn tại, thể hiện qua: thứ nhất, hàng hóa trên TTCKVN chưa đa dạng về thể loại và còn kém về chất lượng. Thứ hai, cơ cấu nhà đầu tư (NĐT) chưa hợp lý, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK. Thứ ba, mặc dù đã có tới hai Sở giao dịch chứng khoán, nhưng vẫn chưa có cơ sở pháp lý cho thị trường OTC hình thành. Thứ tư, các công ty chứng khoán (CTCK) của Việt Nam rất đông về số lượng nhưng còn yếu kém về chất lượng. Các CTCK  hiện nay vẫn chủ yếu là nhà môi giới chứng khoán, không nhiều công ty có khả năng đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường hay là nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán. Thứ năm, trên TTCKVN chưa có sự hiện diện của tổ chức định mức tín nhiệm. Thứ sáu, TTCKVN chưa bảo đảm tính minh bạch. Thứ bảy, việc quản lý, giám sát TTCKVN được thực hiện trực tiếp bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) – dù trong những năm qua đạt được rất nhiều thành tựu – nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.

Những yếu kém trên tiềm ẩn những rủi ro hệ thống và nếu không kịp thời hoàn thiện sẽ gây ra những hậu họa khôn lường cho TTCKVN và toàn bộ nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 cho Việt Nam một bài học kinh nghiệm lớn là cần phải phát triển bền vững (PTBV) hệ thống tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán (TTCK). Bài học đó là cần phải phát triển TTCK một cách vững chắc, không nóng vội với một tầm nhìn lâu dài theo quan điểm PTBV.

Theo định nghĩa của World Bank thì “PTBV thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ sau”[2]. Ban đầu, khái niệm PTBV chỉ giới hạn trong quan điểm về môi trường, nhưng cho đến nay, PTBV đã được nhìn nhận dưới ba khía cạnh là môi trường, kinh tế và chính trị – xã hội với sự tương tác cả về không gian và thời gian. PTBV TTCK “có thể được hiểu là sự phát triển của TTCK mà ở đó đảm bảo mối quan hệ tương tác lành mạnh giữa các bộ phận, khu vực của bản thân TTCK, giữa TTCK với các khu vực khác của thị trường tài chính và của cả nền kinh tế. Như vậy, sự PTBV của TTCK không phải thuần túy chỉ là duy trì một tốc độ nhanh chóng và ổn định của thị trường, mà phải là sự phát triển ở đó có sự đảm bảo tương tác lành mạnh theo thời gian và không gian”[3]. Một TTCK PTBV phải bảo đảm được sự cân bằng lành mạnh giữa các thành tố (bộ phận, chính sách, định chế trung gian,…) của TTCK và giữa TTCK với các khu vực khác của hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế. TTCK PTBV cần phải tạo được niềm tin vững chắc cho NĐT và phòng chống được rủi ro hệ thống. Ngoài ra, TTCK PTBV còn phải bảo đảm sự PTBV của môi trường[4]. Như vậy, TTCK PTBV được đánh giá theo những tiêu chí sau đây: (i) Quy mô của thị trường (mức độ vốn hóa, hệ số vòng quay, tỷ lệ giữa tổng giao dịch toàn thị trường so với GDP trong một năm). TTCK PTBV cần có sự ổn định và tăng tiến theo thời gian của ba chỉ tiêu này; (ii) Khả năng tiếp cận thị trường: các doanh nghiệp, cũng như NĐT dễ dàng nhanh chóng trao đổi vốn trên thị trường; (iii) TTCK phải hoạt động hiệu quả: tổng giá trị giao dịch qua thị trường ngày càng tăng về quy mô, an toàn với chi phí ổn định hoặc ngày càng thấp đi; (iv) Có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường; (v) Hiệu quả trong hoạt động vận hành, quản lý, giám sát TTCK; (vi) Khả năng dự báo, ngăn ngừa và phòng chống rủi ro hệ thống; (vii) khung pháp lý hoàn chỉnh và hiệu quả điều chỉnh cao; (viii) sự tương tác, cân bằng lành mạnh và sự đồng bộ giữa các thành tố của TTCK và giữa TTCK với các khu vực khác của nền kinh tế; (viiii) TTCK phát triển ổn định.

2. Những yêu cầu đặt ra của việc hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm phát triển bền vững thị trường chứng khoán  

Để PTBV TTCK thì việc hoàn thiện khung pháp lý là điều kiện tiên quyết. TTCK chỉ có thể phát triển nếu quốc gia đó ban hành được một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, có tính tiên liệu và hiệu lực pháp lý cao,…ổn định trong thời gian dài[5]. Theo IOSCO (Tổ chức các Ủy ban Chứng khoán quốc tế) thì mục tiêu điều chỉnh pháp luật đối với thị trường chứng khoán là: “bảo vệ nhà đầu tư; bảo đảm thị trường công bằng, hiệu quả và minh bạch; giảm thiểu rủi ro hệ thống”[6]. Vì vậy, một hệ thống pháp luật ổn định đáp ứng những chỉ tiêu dưới đây mới có thể bảo đảm cho sự PTBV của  TTCK;

2.1. Pháp luật chứng khoán phải đồng bộ với toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam, tương thích với chuẩn mực quốc tế và tiếp thu những nhân tố hợp lý của pháp luật nước ngoài

Hiện nay đang có sự mâu thuẫn giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp với các quy định của pháp luật chứng khoán. Ví dụ, theo quy định của Điều 96, Điều 115 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Điều 11 Thông tư số 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/7/2012 quy định về quản trị công ty của công ty đại chúng lại quy định, HĐQT có quyền bổ nhiệm một người làm thành viên HĐQT tạm thời. Vì vậy, cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm tính đồng bộ, không mâu thuẫn, chồng chéo.

Ngày nay, pháp luật chứng khoán của các nước khá gần gũi với nhau. Đặc biệt, ISOCO đã đưa ra nhiều hướng dẫn liên quan đến các khía cạnh khác nhau của chứng khoán và TTCK, như các mục tiêu và nguyên tắc quản lý TTCK, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm, nguyên tắc điều chỉnh công cụ phái sinh… Các nguyên tắc và hướng dẫn này được nhiều nước trên thế giới vận dụng và cụ thể hóa trong pháp luật của họ. Do vậy, để TTCKVN có thể gia nhập TTCK khu vực và thế giới thuận lợi, thì pháp luật chứng khoán Việt Nam không nên quá xa lạ với các hướng dẫn của ISOCO và pháp luật của các nước.

2.2. Pháp luật chứng khoán phải là công cụ hữu hiệu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT

NĐT là nhân vật chính trên TTCK, quyết định sự tồn tại và phát triển của TTCK. NĐT là người cấp vốn cho các doanh nghiệp. NĐT bao gồm NĐT cá nhân và NĐT có tổ chức. Trong đó “thị trường với số lượng lớn các NĐT có tổ chức có khuynh hướng khá ổn định và phân bổ nguồn lực và nguồn vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu hiệu quả hơn… Bằng việc tập hợp tài sản, NĐT có tổ chức có thể đạt được quy mô kinh tế nhất định, thuê được những chuyên gia đầu tư giỏi, xây dựng được chiến lược đầu tư tốt hơn và xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro vững chắc, tất cả những thứ đó sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn cho NĐT”[7]. Như vậy, NĐT có tổ chức là một thiết chế rất quan trọng để bảo đảm cho TTCK phát triển ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, NĐT trên TTCKVN mặc dù đã phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng nhưng tỷ trọng của các NĐT có tổ chức còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 4% số lượng tài khoản giao dịch. Thực trạng này là do cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư của NĐT cũng như các thiết chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT chưa đầy đủ. “Nếu lợi ích hợp pháp của NĐT không đảm bảo, khả năng thu hút đầu tư vào thị trường cũng sẽ gặp nhiều khó khăn”[8]. Vì vậy pháp luật cần có cơ chế hiệu quả để thu hút được NĐT tham gia TTCK.

2.3. Pháp luật cần bảo đảm tính công bằng, hiệu quả và minh bạch của TTCK

Tính công bằng có mối liên hệ mật thiết với các cơ chế bảo vệ NĐT và các biện pháp ngăn ngừa hành vi kinh doanh không lành mạnh. Một TTCK lành mạnh khi mà các quy chế và thiết chế vận hành của nó không có sự phân biệt đối xử đối với các chủ thể tham gia thị trường. Tính hiệu quả của thị trường được thể hiện ở chỗ thông tin liên quan luôn kịp thời và rộng rãi và được phản ánh trong giá của sản phẩm chứng khoán với chi phí hợp lý. Tính minh bạch của thị trường là NĐT và các chủ thể có khả năng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Cung cấp thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của nhà phát hành, công ty chứng khoán và các chủ thể khác.

2.4. Pháp luật phải có khả năng ngăn ngừa và kiểm soát được rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống được định nghĩa là “Rủi ro làm rối loạn các hoạt động tài chính mà (i) bị gây ra bởi sự suy yếu của toàn bộ hoặc một số bộ phận của hệ thống tài chính; và (ii) có nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế… Cơ sở của định nghĩa này là quan điểm rằng rủi ro hệ thống không chỉ gắn với sự đổ vỡ của những bộ phận đáng kể của hệ thống tài chính mà còn với những tiêu cực bên ngoài, và cụ thể là nền kinh tế vận hành trong tình trạng suy yếu”[9]. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khởi nguồn từ sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, sau đó lan sang thị trường ngân hàng và TTCK,  ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ là một ví dụ điển hình cho rủi ro hệ thống. Để ngăn ngừa rủi ro hệ thống có thể gây ra bởi TTCK hoặc có thể tác động đến TTCK, pháp luật cần: (1) xây dựng một cơ chế kiểm soát và dự báo sớm rủi ro hệ thống. Công tác này phải gắn liền với thẩm quyền và trách nhiệm của một cơ quan cụ thể trên cơ sở có sự phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành; (2) tăng cường phát triển các công cụ ngăn ngừa rủi ro; (3) tiêu chuẩn hóa các điều kiện gia nhập thị trường của hàng hóa và các chủ thể; (4) xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực hành vi của các chủ thể tham gia thị trường, nhằm ngăn ngừa và chống các hành vi kinh doanh không lành mạnh như thao túng thị trường, nội gián, lừa dối,…; (5) tiếp tục duy trì và nâng cao hợp lý các điều kiện về chỉ tiêu tài chính đối với các CTCK và chủ thể hoạt động chuyên nghiệp khác trên TTCK; (6) xây dựng cơ chế quản trị nội bộ trong các công ty đại chúng, công ty niêm yết, các ngân hàng và các định chế tài chính khác nhằm ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro từ nội bộ các tổ chức này; (7) xây dựng cơ chế quản lý đa tầng có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý với các tổ chức tự quản trong quản lý và giám sát TTCK; (8) tạo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác quốc tế giữa cơ quan quản lý của Việt Nam với cơ quan quản lý của nước ngoài trong việc trao đổi thông tin, phối hợp giám sát, kiểm soát thị trường.

3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm thị trường chứng khoán phát triển bền vững   

3.1. Đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường

Một TTCK sẽ không thể phát triển nếu như sản phẩm trên thị trường nghèo nàn, đơn điệu. Vì vậy, điều kiện tiên quyết là cần phải xây dựng cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của nhiều sản phẩm chứng khoán theo những lộ trình phù hợp.

Ngoài cổ phiếu phổ thông, chúng ta cần bổ sung thêm một số loại cổ phần ưu đãi nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường cổ phiếu như: cổ phần ưu đãi tích lũy, cổ phần ưu đãi không tích lũy, cổ phần ưu đãi tham dự chia phần,… để NĐT có nhiều lựa chọn theo nhu cầu của mình. Trên cơ sở cổ phiếu, nên phát triển chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phần và chứng quyền. Ngoài ra, pháp luật cần quy định cụ thể hơn về tách, gộp cổ phần để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phát hành có công cụ để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường trong từng thời kỳ. “Việc tách cổ phần nhằm điều chỉnh cho giá thị trường của cổ phiếu hạ xuống, còn việc gộp cổ phần nhằm điều chỉnh cho giá thị trường của cổ phiếu tăng lên”[10].

Hiện nay thị trường bất động sản đang đóng băng. Một trong những nguyên nhân là người có nhu cầu mua nhà không có nguồn tài chính. Một trong những giải pháp dài hạn là phát triển các kênh hỗ trợ vốn cho người mua nhà. Trong đó, chứng khoán hóa là một phương án hiệu quả. “Chứng khoán hóa là nghiệp vụ phổ biến trên thị trường vốn vay toàn cầu, theo đó một tổ chức bán tài sản phát sinh ra dòng tiền mặt cho một công ty khác được thành lập vì mục đích này, công ty này sẽ phát hành ra một trái phiếu. Trái phiếu này được bảo đảm bằng dòng tiền mặt phát sinh từ tài sản gốc”[11]. Trong nghiệp vụ chứng khoán hóa sẽ có hai giao dịch chính. Giao dịch thứ nhất là chủ sở hữu gốc sẽ bán đứt (chuyển nhượng quyền sở hữu) tài sản phát sinh ra dòng tiền mặt (ví dụ như quyền đòi nợ từ hợp đồng vay, quyền yêu cầu thanh toán phí li-xăng,…) cho một công ty có nghiệp vụ chứng khoán hóa (gọi tắt là SPV). Giao dịch thứ hai là SPV sẽ phát hành trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản được chuyển nhượng, cụ thể là dòng tiền mặt phát sinh từ tài sản này. Như vậy, bằng nghiệp vụ chứng khoán hóa, một lượng vốn khổng lồ được huy động và rủi ro được phân tán.

Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa kênh phân phối chứng khoán. Ngoài phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng, chúng tôi đề xuất pháp luật cần bổ sung thêm các phương thức phát hành linh hoạt khác đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường. Ví dụ, phát hành cho NĐT có tổ chức, phương thức phát hành đăng ký linh hoạt,… Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thị trường OTC để bảo đảm thị trường OTC là một thị trường giao dịch chính thức ở Việt Nam với những quy tắc đầy đủ và toàn diện.

3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm chứng khoán trên TTCK

Chất lượng của chứng khoán được thể hiện ở năng lực của nhà phát hành, độ tin cậy của chứng khoán, các cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT mà chứng khoán mang lại và những tiêu chí khác.

Hiện nay, cơ sở pháp lý để xác định giá cổ phiếu chưa đầy đủ, do vậy, việc xác định giá trị cổ phiều nhiều khi còn cảm tính và không có độ tin cậy cao. Để khắc phục điều này, chúng ta  cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về định giá tài sản doanh nghiệp phù hợp với các chuẩn mực quốc tế hiện hành (nhất là các hướng dẫn của Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế). Tiếp đến, chất lượng của cổ phiếu còn được thể hiện ở quyền và lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Để bảo đảm được điều này, cần hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp liên quan đến quản trị doanh nghiệp theo hướng bảo đảm tính minh bạch, nâng cao vai trò của ban kiểm soát, xây dựng cơ chế ủy quyền (các cổ đông nhỏ ủy quyền cho một tổ chức chuyên nghiệp hoặc cổ đông lớn đại diện cho tiếng nói của mình trong công ty cổ phần).

Thị trường trái phiếu hiện nay vẫn chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Trái phiếu doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trên thị trường, chỉ chiếm 3% GDP. Một trong những nguyên nhân này là chất lượng trái phiếu doanh nghiệp chưa cao. Trước hết lãi suất và giá của trái phiếu chưa có độ tin cậy cao vì chưa được xác định trên cơ sở vững chắc. Do vậy, theo chúng tôi, cần quy định lãi suất trái phiếu được tính trên cơ sở lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước cộng/trừ một tham số nhất định và nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc hình thành đường cong lợi suất chuẩn. Đồng thời, cần quy định điều kiện bắt buộc phải được định mức tín nhiệm đối với phát hành trái phiếu với quy mô vốn lớn hoặc có thời hạn vay dài hạn. Mặc dù là chủ nợ, nhưng thông thường, NĐT luôn luôn có vị trí bất lợi hơn nhà phát hành xuất phát từ sự bất cân xứng thông tin và thiếu cơ chế giám sát nhà phát hành sử dụng vốn. Do vậy, cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật về minh bạch hóa thông tin và các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT. Để bảo vệ NĐT ở Mỹ có cơ chế “cam kết kiểm soát rủi ro sự kiện”. Cam kết kiểm soát rủi ro sự kiện là bộ phận cấu thành của khế ước vay được ký kết giữa tổ chức phát hành trái phiếu với NĐT. Các cam kết kiểm soát rủi ro sự kiện ở Mỹ chủ yếu là các cam kết về lập và sử dụng quỹ dự phòng trả nợ, chia cổ tức, hạn chế vay, không cầm cố… Tổ chức phát hành có nghĩa vụ tuân thủ và báo cáo việc tuân thủ các cam kết này theo quy định của luật hợp đồng vay tín thác năm 1939 của Mỹ. Ngoài ra, pháp luật cần hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu nhằm bảo đảm đại diện người sở hữu trái phiếu có nhiều quyền năng trong việc giám sát việc sử dụng vốn của nhà phát hành, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của trái chủ.

Mặt trái của nghiệp vụ chứng khoán hóa, như đã thể hiện ở cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, là rất khủng khiếp nếu không kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, chúng tôi cho rằng, để có thể triển khai được nghiệp vụ chứng khoán hóa, trước hết phải xây dựng cơ sở pháp lý để hình thành và cho đi vào hoạt động các SPV. SPV có tư cách pháp nhân. Tiếp đến là tiêu chuẩn hóa các tài sản được chứng khoán hóa, chủ thể được phép bán tài sản cho công ty nghiệp vụ chứng khoán hóa. Theo chúng tôi, các khoản vay dưới chuẩn[12] không được phép chứng khoán hóa, ngoài ra cần buộc nhà phát hành phải giữ lại ít nhất 5% tổng giá trị tài sản gốc như là một nguồn quỹ phòng ngừa rủi ro cho NĐT[13]. Quy trình nghiệp vụ chứng khoán hóa phải minh bạch rõ ràng, nhà phát hành phải công bố đầy đủ thông tin cho NĐT, các bên có nghĩa vụ báo cáo với các cơ quan quản lý và thực hiện các thủ tục khác sao cho cơ quan quản lý có thể tiếp cận thông tin, hoặc can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường. Trái phiếu hình thành từ nghiệp vụ chứng khoán hóa phải được xếp hạng tín nhiệm ở mức đầu tư trở lên mới được phát hành. Ngoài ra chủ sở hữu gốc phải có nghĩa vụ thông tin đầy đủ về bản chất, tình trạng của tài sản gốc. Trong trường hợp chủ sở hữu gốc cố ý che giấu thông tin, đưa thông tin sai sự thật về tài sản gốc thì phải mua lại tài sản gốc và bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan.

3.3. Duy trì hạn mức đầu tư và xây dựng cơ chế tự đánh giá rủi ro trong nội bộ NĐT có tổ chức

NĐT có tổ chức là các định chế không thể thiếu trên TTCK, do vậy cần cho phép các NĐT từ ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… tham gia vào TTCK. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro cho các tổ chức này và ngăn chặn rủi ro lây lan sang các chủ thể khác, cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện các quy định về hạn mức đầu tư vào TTCK của các tổ chức này. Ngoài ra, các NĐT có tổ chức phải tự xây dựng bộ máy hoặc cơ chế ngăn ngừa rủi ro bao gồm cả cơ chế tự soát xét thông tin liên quan đến chứng khoán mục tiêu mà không được lệ thuộc hoàn toàn vào thông tin, tư vấn của bên thứ ba.

3.4. Hình thành và phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro

Các công cụ phòng ngừa rủi ro phổ biến là hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau), hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ và các chứng khoán tổng hợp. Các công cụ này được sử dụng để phòng ngừa rủi ro giá cả. Các công cụ phái sinh có thể được giao dịch trên TTCK và chủ yếu là trên thị trường OTC. Trong đó, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai rất phổ biến trên thị trường. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam nên tập trung xây dựng và phát triển hai công cụ này.

“Quyền chọn là một hợp đồng cho phép người mua quyền được phép lựa chọn việc thực hiện hay không thực hiện việc mua hay bán một số lượng chứng khoán nhất định trước hoặc trong một khoảng thời gian xác định với một mức giá được xác định trước. Các hàng hóa cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hay chỉ số chứng khoán…”[14]. Quyền chọn gồm có quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Trong hợp đồng quyền chọn người mua quyền chọn có nghĩa vụ trả phí quyền chọn cho người bán quyền chọn. Phí quyền chọn là mức giới hạn tối đa thiệt hại của người mua quyền chọn. Nghĩa là, giả sử nếu người mua quyền chọn mua xét thấy giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện quyền mua giảm rất nhiều so với giá thực hiện quyền chọn nên không thực hiện quyền chọn thì sẽ mất phí quyền chọn. Người bán quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ bán hàng hoặc mua hàng tùy thuộc vào loại hợp đồng quyền chọn khi người mua quyền chọn thực hiện quyền chọn.

“Hợp đồng tương lai là một hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa được giao trong tương lai mà (1) theo giá tại thời điểm giao kết hợp đồng; (2) các bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bao gồm giao hàng và thanh toán theo giá xác định; (3) được thiết kế để chấp nhận hoặc chuyển rủi ro; (4) được thanh toán bù trừ thông qua tổ chức thanh toán bù trừ trung gian; (5) hợp đồng được hoàn thành bằng việc giao hàng và thanh toán thực tế hoặc cân đối lời lỗ trước thời điểm giao hàng”[15]. Không phải hàng hóa nào cũng có thể trở thành hàng hóa cơ sở cho hợp đồng tương lai. Chỉ có những hàng hóa thỏa mãn những điều kiện luật định mới được giao dịch theo hợp đồng tương lai, thông thường là các hàng hóa có tính thanh khoản cao như cổ phiếu phổ thông, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ quỹ,…và khối lượng giao dịch của chứng khoán cơ sở phải đạt được mức tối thiểu nhất định. Bên mua và bên bán trong hợp đồng tương lai buộc phải đóng tiền bảo chứng (tiền ký quỹ) vào tổ chức thanh toán bù trừ. Nếu xảy ra lỗ cho một hợp đồng tương lai thì tổ chức thanh toán bù trừ sẽ chuyển tiền từ tài khoản bảo chứng để bù đáp khoản lỗ, nếu số dư tiền bảo chứng không đủ đạt mức tối thiểu thì khách hàng phải nộp bổ sung cho đủ. Nếu một hợp đồng tương lai có lãi, số tiền lãi sẽ được chuyển vào tài khoản bảo chứng của khách hàng. Khách hàng có quyền rút số tiền này ra nhưng phải bảo đảm mức bảo chứng tối thiểu. Hợp đồng tương lai có thể chấm dứt khi đáo hạn và các bên hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và thanh toán trên thực tế hoặc trước thời điểm giao hàng, một vị thế mở được đóng lại bằng cách ký một hợp đồng ở vị thế ngược lại. Trong trường hợp này, số tiền bảo chứng còn lại không còn cần thiết và khách hàng có thể rút lại số tiền này.

Nội dung của hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai phải phù hợp với những quy tắc kinh doanh chung về loại hàng hóa cơ sở nếu không thị trường hàng hóa cơ sở có nguy cơ bị bóp méo. Vì vậy, pháp luật về chứng khoán phái sinh cần phải quy định rõ nguyên tắc này và trao cho cơ quan quản lý hoặc sở giao dịch có quyền buộc các bên phải sửa đổi nội dung của hợp đồng hoặc phải giao kết hợp đồng theo mẫu chuẩn do cơ quản lý hoặc sở giao dịch phát hành. Tùy từng loại hợp đồng (quyền chọn hay tương lai) mà phải có những nội dung bắt buộc theo luật định. Các hợp đồng này phải phản ánh được hoạt động của thị trường cơ sở và không được có các điều khoản ngăn cản việc giao hàng và thanh toán hoặc các điều khoản trái với luật hoặc tập quán kinh doanh thông thường liên quan đến hàng hóa cơ sở. Ví dụ, giá của hợp đồng tương lai tại thời điểm đáo hạn phải phản ánh được giá thị trường của hàng hóa cơ sở.

            3.5. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các CTCK

CTCK là một trong những trụ cột chính của TTCK, là một định chế tài chính trung gian kết nối NĐT với các chủ thể khác trên thị trường. Pháp luật chứng khoán Việt Nam có khá đầy đủ các quy định điểu chỉnh tổ chức và hoạt động của CTCK. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các CTCK trên thị trường đã bộc lộ nhiều vấn đề trong tổ chức và hoạt động của CTCK, không những gây thiệt hại trực tiếp cho NĐT mà còn có nguy cơ gây ra rủi ro hệ thống. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật theo hướng nâng cao năng lực và trách nhiệm của CTCK là rất cần thiết.

Thứ nhất, cần nâng mức vốn pháp định của CTCK: Hiện nay mức vốn pháp định của CTCK được quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán: Môi giới chứng khoán mức vốn pháp định là 25 tỷ đồng; tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng; bảo lãnh phát hành chứng khoán là 165 tỷ đồng và tư vấn đầu tư chứng khoán là 10 tỷ đồng. Mức vốn pháp định quá thấp dẫn đến một thực trạng là khi TTCK gặp khó khăn, một loạt các CTCK làm ăn thua lỗ và có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản. “Theo công bố của UBCKNN, tính đến hết năm 2011, cả nước có 65/105 CTCK báo lỗ, 71/105 CTCK có lỗ lũy kế. Chủ tịch UBCKNN cho biết, hoạt động của các CTCK đạt hiệu quả kém, chỉ tiêu an toàn tài chính thấp, do đó, nếu không thực hiện tái cấu trúc triệt để (trong đó mấu chốt là tái cấu trúc hoạt động tài chính) thì các CTCK – trụ cột chính của TTCK – sẽ không thể trụ vững và thực hiện được vai trò, vị trí, nhiệm vụ được giao”[16]. Như vậy, việc tăng mức vốn pháp định là bắt buộc nhằm nâng cao năng lực tài chính của CTCK, đặc biệt đối với CTCK tự doanh và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, CTCK đa năng phải có mức vốn đăng ký thấp nhất là 500 triệu nhân dân tệ, công ty môi giới chứng khoán phải có mức vốn đăng ký thấp nhất là 50 triệu nhân dân tệ.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động môi giới của CTCK: Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động chủ yếu của các CTCK của Việt Nam. Hoạt động môi giới cũng được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và có những quy định rất chi tiết tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nghiệp vụ này. “Tuy nhiên những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới chứng khoán còn khá mờ nhạt và quá ít, thực tế chưa tạo được một cơ sở pháp lý chung nhất cho hoạt động môi giới phát triển”[17]. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán hiện nay cho thấy, các CTCK xâm phạm quyền và lợi ích của NĐT là rất phổ biến. “Các sai phạm chủ yếu mà NĐT hay tố nhân viên hành nghề chứng khoán là tự ý sử dụng tiền và chứng khoán của khách hàng, gây thua lỗ nghiêm trọng cho khách; tự ý rút tiền, chuyển chứng khoán từ tài khoản này sang tài khoản khác; tự ý dùng tài sản của khách hàng để cầm cố, thế chấp vay tiền; tư vấn cho khách một đằng, hành động một nẻo… Khi vấn đề bung vỡ (NĐT có đơn kiện đến cơ quan chức năng và gửi báo chí), các CTCK nơi sử dụng lao động thường có thái độ đổ hết lỗi cho nhân viên, quá trình xử lý vì thế thường nghiêng về phần thiệt cho NĐT là chính”[18]. Sở dĩ xảy ra thực trạng này cũng xuất phát từ việc chưa có bộ quy tắc hành nghề kinh doanh chứng khoán với những chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa những hành vi méo mó nêu trên. Do vậy, theo chúng tôi, cần sớm ban hành bộ quy tắc hành nghề kinh doanh chứng khoán là cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán, trong đó phân định rõ trách nhiệm của CTCK, người môi giới chứng khoán, nhân viên của CTCK. Đồng thời, cần phải tách bạch tài khoản của khách hàng để tránh tình trạng lạm dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi. “Các cơ quan quản lý cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, theo đó yêu cầu CTCK quản lý tách bạch từng tài khoản của khách hàng, tạo cơ sở bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích của NĐT chứng khoán.”[19] Ngoài ra, các quy định của pháp luật về việc nhận lệnh và chuyển lệnh trên thị trường, mở tài khoản giao dịch và thời gian thanh toán, về phí và lệ phí trong hoạt động môi giới chứng khoán cần phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tự doanh chứng khoán. Hoạt động tự doanh chứng khoán cũng là một nghiệp vụ quan trọng của CTCK. Các công ty tự doanh chứng khoán sẽ đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường giúp cho chứng khoán có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tự doanh của CTCK còn rất hạn chế. Để phát triển hoạt động tự doanh trên thị trường, ngoài việc phải tăng vốn pháp định như đã nêu ở trên, cần phải giải quyết được những vấn đề sau: Tách biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ môi giới chứng khoán và nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; pháp luật cần quy định rõ ràng và cụ thể những chuẩn mực ứng xử của CTCK hoạt động tự doanh như: nghĩa vụ ưu tiên khách hàng; không được xung đột lợi ích với khách hàng,…Đồng thời cần phải có những chế tài nghiêm khắc và cụ thể xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động tự doanh.

Ngoài ra, pháp luật liên quan đến các nghiệp vụ bảo lãnh phát  hành, tư vấn đầu tư chứng khoán của CTCK cũng cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của CTCK, bảo đảm cho TTCK PTBV.

3.6. Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam

Theo định nghĩa của ISOCO thì: “Định mức tín nhiệm là sự đánh giá được hiển thị bằng hệ thống hệ số tín nhiệm đã được thiết lập và xác định về khả năng thanh toán nợ của một chủ thể, một khoản nợ, một chứng khoán nợ hoặc của người phát hành các nghĩa vụ này”[20]. Với quy tắc “nhà phát hành thanh toán” và “công khai kết quả định mức tín nhiệm”, NĐT có thể đánh giá được khả năng trả nợ của người đi vay hoặc rủi ro tín dụng của chứng khoán nợ mà ra quyết định đầu tư mà không phải mất chi phí. Xác định được hệ số định mức tín nhiệm còn giúp nhà phát hành xác định được mức lãi suất vay hợp lý, vừa phản ánh được mức độ rủi ro, vừa đảm bảo khả năng thanh toán nợ của nhà phát hành. Vì vậy, để thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển, việc thành lập và cho đi vào hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm là điều kiện tiên quyết.

Cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định một cách chi tiết về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm. Do vậy, theo chúng tôi, cần nghiên cứu và sớm ban hành một văn bản điều chỉnh về tổ chức hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm theo hướng: (1) Tổ chức định mức tín nhiệm có tư cách pháp nhân và được tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần; (2) Khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ phần có quyền biểu quyết hoặc tỷ lệ vốn góp trong tổ chức định mức tín nhiệm; (3) Quy định cụ thể về điều kiện thành lập tổ chức định mức tín nhiệm, chú trọng đến điều kiện vốn pháp định và nhân lực; (4) Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích phát sinh từ hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm. Ví dụ, cấm hoặc kiểm soát mối quan hệ kinh tế giữa tổ chức định mức tín nhiệm và/hoặc người có liên quan của tổ chức này với chủ thể được định mức tín nhiệm và/hoặc bên có liên quan của chủ thể này; (5) công khai, minh bạch về phương pháp, quy trình, kết quả định mức tín nhiệm; (6) tổ chức định mức tín nhiệm phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm và phải bồi thường thiệt hại cho NĐT. Cần phải quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm nhằm kiểm soát và hạn chế những rủi ro mà tổ chức này có thể gây ra cho NĐT và toàn bộ thị trường. “Hệ số xếp hạng tín nhiệm không chính xác gây ra rủi ro hệ thống cho thị trường tài chính của Mỹ và là một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ”[21].

3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát thị trường

Pháp luật cần trao cho cơ quan quản lý các công cụ quản lý hiệu quả và đặc thù, như tiêu chuẩn hóa thông tin thu thập, quyền thu thập thông tin từ bất kỳ bên liên quan nào, nghĩa vụ báo cáo ngay khi thực hiện giao dịch, hệ thống cập nhật thông tin tự động, quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra khi phát hiện giao dịch có bất thường. Cơ quan quản lý có quyền can thiệp hoặc ngăn chặn các giao dịch hoặc hành vi gây phương hại đến thị trường. Ví dụ trong quản lý thị trường phái sinh, cơ quan quản lý có quyền: áp đặt hạn mức dao động giá, yêu cầu tính thêm tiền bảo chứng, thanh khoản hoặc chuyển nhượng vị thế mở, đình chỉ hoặc rút gọn lại giao dịch,… Cơ quan quản lý có quyền áp dụng các biện pháp chế tài như cảnh cáo, khiển trách, buộc trả lại các khoản thu bất chính, phạt vi phạm, áp đặt điều kiện giao dịch, áp đặt trình trạng nhất định, đình chỉ giao dịch, cấm giao dịch, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép, đề nghị áp dụng các biện pháp chế tài hình sự trong trường hợp nghiêm trọng. Pháp luật cũng cần cho phép cơ quan quản lý được quyền khởi kiện một chủ thể nào đó ra tòa để buộc phải chịu trách nhiệm dân sự. Như vậy, pháp luật cần quy định chi tiết và đầy đủ các biện pháp chế tài là công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý sử dụng quản lý và giám sát thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhiều khi chưa chắc đã bảo đảm hiệu quả quản lý. Do vậy, chúng tôi đề xuất nên đưa thêm cơ chế cảnh báo sớm, tức là cơ quan quản lý sẽ cảnh báo cho đối tượng quản lý về những sai phạm, rủi ro hoặc vấn đề khác để đối tượng quản lý điều chỉnh, khắc phục. Cơ quan quản lý cũng có quyền và nghĩa vụ cảnh báo sớm cho toàn bộ thị trường và áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, cần bổ sung thêm cơ chế tham vấn và đồng thuận, theo cơ chế này cơ quan quản lý và đối tượng quản lý sẽ cũng trao đổi và thống nhất các biện pháp mà đối tượng quản lý phải thực hiện nhằm tránh, hạn chế hoặc kiểm soát rủi ro.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho hoạt động quản lý, giám sát TTCK, cần xây dựng cơ chế pháp lý để các tổ chức tự quản bao gồm sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội ngành nghề chứng khoán, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán tham gia sâu vào hoạt động quản lý và giám sát TTCK. Theo đó, các tổ chức tự quản này có quyền được ban hành quy chế điều chỉnh hoạt động của thành viên, giám sát hoạt động của các thành viên tham gia thị trường, điều tra các hành vi bất thường, và áp dụng một số biện pháp chế tài dưới sự giám sát của UBCKNN./.


[1]Ngọc Quang, TTCK đã hết mang tiếng là “sòng bạc”, http://sggp.org.vn/taichinhnganhangchungkhoan /2012/7/293537/, truy cập ngày 10/7/2012.

[3]Đinh Văn Sơn, PTBV thị trường chứng khoán Việt Nam, Nxb. Tài chính, năm 2009, tr. 113, 114.

[4]Đinh Văn Sơn, PTBV thị trường chứng khoán Việt Nam, Sđd., tr. 115.

[5]Đinh Văn Sơn, PTBV thị trường chứng khoán Việt Nam, Sđd., tr. 123.

[6]Objectives and Principles of Securities Regulation, International Organization of Securities Commissions, June 2010, tr.3.

[7]Development and Regulation of Institutional Investors in Emerging Markets, Emerging Markets Committee of the International Organization of Securities Comissions, June 2012, tr.iv

[8]TS. Phạm Thị Giang Thu, Luật chứng khoán với việc mở rộng cơ hội đầu tư và khuyến khích đầu tư, Tạp chí Luật học số 8/2006, tr.52

[9]Sebastian Schich and Byoung – Hwan Kim, Systemic Financial Crises: How to fund resolution, OECD Journal: Financial Market Trends, volume 2010, issue 2, tr.4

[10]Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngân hàng, PGS,TS. Bùi Thị Kim Yến-TS. Thân Thị Thu Thủy, Thị trường chứng khoán, Nxb. Thống kê, năm 2009, tr.84

[11]Moorad Choudlhry, Corporate bonds and structured financial products, Elsevier Butterworth Heineman, 2004, tr. 296.

[12]Theo tiêu chuẩn của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, vay dưới chuẩn được hiểu là “(1) Có 2 hoặc nhiều lần chậm thanh toán 30 ngày trong 12 tháng gần nhất hoặc một hoặc nhiều lần chậm thanh toán 60 ngày trong 24 tháng gần nhất; (2) bị phán quyết bởi tòa án hoặc bị xử lý tài sản bảo đảm trước đó 24 tháng; (3) bị phá sản trong 5 năm gần nhất; (4) có chứng cứ về khả năng vỡ nợ cao, ví dụ xếp hạng tín dụng dưới 660 điểm theo thang điểm của FICO; (5) tỷ lệ nợ trên thu nhập trên 50%”. (Interagency “Expanded guidance for subprime lending programs, (31/12/2001), at 3 hoặc xem thêm United States Senate – Permanent Subcommittee on investigations – Committee on Homeland security and governmental affairs – Wall Street and the Financial crisis: Anatomy of a financial collapse – April 13, 2011, source: http://www.hsgac.senate.gov, tr.19).

[13]Ở Châu Âu, quy định về khoản giữ lại để ngăn ngừa rủi ro có hiệu lực tháng 01/2011 theo Điều 122a của Chỉ thị về nhu cầu vốn (CRD II) và yêu cầu nhà phát hành giữ lại một tỷ phần ròng không thấp hơn 5% của tài sản cơ sở. (Xem Hans J. Blommestein, Ahmet Keskinler and Carrick Lucas, Outlook for the Securitisation Market, OECD Journal: Financial Market Trends, Volume 2011 – Issue 1, OECD 2011, tr.9)

[14]Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngân hàng, PGS,TS. Bùi Thị Kim Yến- TS. Thân Thị Thu Thủy, Thị trường chứng khoán, Nxb. Thống kê, năm 2009, tr.212.

[15]Principles for the Regulation and Supervision of Commodity Derivatives Markets – Final Report, Technical Committee of International Organisation of Securities Commission, September 2011

[16]Báo Nhân dân điện tử, Tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo lộ trình phù hợp, http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/tai-c-u-truc-th-tr-ng-ch-ng-khoan-theo-l-trinh-phu-h-p-1.339330, cập nhật ngày 20/3/2012

[17]PGS,TS. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, năm 2011, tr. 222

[18]Tường Vi, Nhân sự chứng khoán 50% không chứng chỉ hành nghề, tại sao?, http://tinnhanhchungkhoan.vn/ GL/N/CIFCCA/nhan-su-chung-khoan-50–khong-chung-chi-hanh-nghe-tai-sao.html, cập nhật ngày 2010

[19]PGS,TS. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, năm 2011, tr. 232.

[20]Code of Conduct Fundamentals for Credit Rating Agencies, the Technical Committee of IOSCO, 2008, tr. 3.

[21]Đỗ Minh Tuấn, Một số vấn đề về thực tiễn chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp ở Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 06/2012, tr. 13.

 

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp

Công ty chứng khoán: Lỗ khủng, nợ xấu

29/01/2013

Tới thời điểm này đã có 40 CTCK công bố kết quả kinh doanh đầy đủ năm 2012. Đáng chú ý 2/3 trong số này báo cáo có lãi trong năm 2012 và các CTCK tên tuổi đang trở lại dẫn đầu lợi nhuận trên thị trường. Tuy nhiên, không vì vậy mà gam màu sáng sẽ là gam màu chủ đạo trong bức tranh toàn cảnh.

Lỗ vẫn “khủng”

Trong số các CTCK đã công bố BCTC, CTCK Sacombank (SBS) dẫn đầu với mức lỗ 128 tỉ đồng. SBS có thể phải đối mặt với việc hủy niêm yết bắt buộc khi mà Cty thông báo vốn chủ sở hữu âm hơn 245 tỉ đồng, lỗ lũy kế đến hết năm 2012 lên đến 1.761 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ có 1.266 tỉ đồng. Năm 2011, Cty đã lỗ 610 tỉ đồng. Một CTCK khác cũng lỗ lớn là Phú Hưng (PHS). Trong năm 2012, PHS lỗ 101,5 tỉ đồng, tính chung cả 2 năm gần nhất, PHS lỗ 148 tỉ đồng.

Các CTCK khác có mức lỗ thấp hơn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là một số Cty có lỗ lũy kế tăng nhanh, vượt vốn điều lệ của Cty. Trường hợp của CTCK Quốc tế (VISE), Cty báo lỗ gần 23 tỉ đồng, thấp hơn khoản lỗ gần 53 tỉ đồng ở năm 2011 nhưng mức lỗ lũy kế đến hết năm 2012 là hơn 73 tỉ đồng. Lỗ nặng và “bê bối” còn phải kể đến trường hợp CTCK Tràng An (TAS). TAS chưa báo cáo kết quả kinh doanh quý IV nhưng Cty này lỗ 7,4 tỉ đồng 9 tháng đầu năm. Hay như CTCK Âu Việt (AVS) báo lỗ hơn 10 tỉ đồng, lỗ lũy kế đến hết năm là hơn 151 tỉ đồng. Đến nay, AVS đã ngừng hẳn các nghiệp vụ kinh doanh và đang chờ ĐHCĐ thông qua quyết định giải thể Cty.

Gian lận, bán khống

UBCKNN vừa công bố quyết định xử phạt 320 triệu đồng đối với CTCK Golden Bridge (GBS) do có nhiều vi phạm như cho khách hàng đặt lệnh mua CK khi không có đủ tiền theo quy định pháp luật; bán khống CK; không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tỉ lệ an toàn tài chính của CTCK… Nóng nhất về sai phạm của CTCK trong tháng đầu năm 2013 có thể kể đến vụ việc ông Lê Hồ Khôi, TGĐ CTCK Tràng An (TAS) bị khởi tố và bắt tạm giam trong vài ngày qua cũng làm lộ ra một loạt các sai phạm tại Cty này. Theo đó, TAS đã cho NĐT mua CK khi không đủ tiền và đã bị Trung tâm lưu ký ngừng cung cấp các dịch vụ liên quan, HoSE ngừng giao dịch, đưa TAS vào diện chấm dứt tư cách thành viên bắt buộc.

Thanh tra UBCKNN mới đây cũng cho biết sẽ tiếp tục thanh tra về bán khống từ tuần này sau khi nhận thấy dấu hiệu hiện tượng bán khống xuất hiện trong hơn một tuần trở lại đây. Lợi dụng thời điểm thị trường tăng điểm và thanh khoản được cải thiện, một số CP đã bị bán khống với sự trợ giúp của một số tổ chức và cá nhân. Một số CTCK xác nhận, bán khống đã quay lại dưới các hình thức tinh vi hơn nhờ các nhóm khách hàng được nối ráp với nhau thông qua các môi giới. UBCK cảnh báo sẵn sàng áp dụng biện pháp nặng là đình chỉ hoạt động môi giới của CTCK nếu phát hiện bán khống có sự tiếp tay của nhân viên các Cty này bất kể quy mô bán khống ở mức độ nào.

Đau đầu với nợ xấu

Trong khi đó, nợ xấu đang là chuyện đau đầu không chỉ của hệ thống NH mà còn của các CTCK. Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 30-9-2012 nợ xấu của toàn ngành NH là 200.000 tỉ đồng, chiếm 8,82% tổng dư nợ; trong đó CK đóng góp vào tổng số nợ xấu này khoảng 12.000 tỉ đồng.

TGĐ một CTCK tại TPHCM thừa nhận, bản thân các CTCK nhỏ rất khó thực hiện các nghiệp vụ margin (cho NĐT vay thêm tiền để đầu tư tiếp vào CK), hợp tác đầu tư hay repo, vì yếu về tài chính. Các hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các Cty lớn, đặc biệt là các CTCK con của các NH. Nên khi thị trường suy giảm, giao dịch èo uột, khách hàng khó trả nợ thì không chỉ bản thân CTCK gặp nguy mà còn kéo theo những “nhà tài trợ” phía sau là các NH, quỹ đầu tư… Bên cạnh đó, việc nhận diện khoản nào là nợ xấu giữa CTCK và khách hàng không hề đơn giản. Những điều này cho thấy các CTCK đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc thu hồi nợ xấu , bảo đảm tài chính trong thời gian tới.

(Theo Laodong)