Posts Tagged ‘luật sư nghiêm 0988505572’

Cần biết những gì về TPP

29/10/2013

Cho đến nay với nhiều doanh nghiệp, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn là một khái niệm mơ hồ, một mặt vì thông tin phân tích nhiều quá, không có điểm nhấn; mặt khác, thông tin chính thức lại hầu như không có, làm các vòng đàm phán mang màu sắc bí ẩn. Nhằm giải đáp thắc mắc mà nhiều doanh nghiệp từng nêu ra . Dưới đây là các ý kiến giải pháp mang tính tham khảo cho một số câu hỏi của các doanh nghiệp quan tâm đến TPP được sắp xếp theo kiểu hỏi và trả lời.

Hỏi: TPP là cái gì mà mọi người xôn xao thế?

– Đáp: TPP về bản chất là một hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước (Việt Nam, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Úc, New Zealand, Peru, Mexico, Canada, Nhật Bản và Mỹ). Lấy ví dụ về xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu kết thúc đàm phán và ký kết hiệp định vào cuối năm nay như tuyên bố chung của 12 nước này vừa được công bố thì sẽ có trên 90% dòng thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 12 nước này được hạ xuống bằng 0%.

Hỏi: Nhưng không phải là trước đây Việt Nam từng ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ rồi gia nhập WTO để hưởng thuế suất thấp rồi sao?

– Đáp: Các hiệp định thương mại thông thường (như BTA với Hoa Kỳ hay WTO) chỉ cắt giảm thuế suất, còn các hiệp định thương mại tự do như TPP là loại bỏ thuế suất (0%). Lấy ví dụ hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ, sau khi ký hiệp định thương mại song phương thì thuế suất bình quân giảm còn 17,3%; mức này được giữ nguyên sau khi vào WTO (vì đây đã là mức thuế MFN mà Mỹ dành cho các nước thành viên WTO). Nay với TPP thuế suất chỉ còn 0%.

Hỏi: Thế thì cứ ký đi chứ còn chần chờ gì nữa?

– Đáp: Không đơn giản. Cũng lấy lại ngành dệt may làm ví dụ, để hưởng thuế suất thấp như trên, TPP quy định nguyên liệu như sợi, chỉ, vải… phải có xuất xứ từ các nước thành viên. Trong khi hiện nay nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu mua từ Trung Quốc hay Hàn Quốc, đều không phải là thành viên TPP.
Đàm phán là để tìm cách du di cái đòi hỏi này, và nhiều chuyện khác nữa.

Hỏi: Như chuyện gì?

– Đáp: Quan hệ lao động, sở hữu trí tuệ, đối xử với doanh nghiệp nhà nước, bảo vệ môi trường…

Hỏi: Những chuyện này thì đã sao? Dường như cũng giống lộ trình cải cách mà nhiều người từng nói đến?

– Đáp: Chính xác. Trong lâu dài thì đó là những vấn đề trước sau gì chúng ta cũng phải làm như để công nhân có sự chủ động hơn trong thương lượng với giới chủ về lương tiền, về điều kiện lao động. Bảo vệ môi trường là điều không cần ai gây sức ép, tự chúng ta cũng phải nghiêm khắc hay cải cách doanh nghiệp nhà nước, chính thức mà nói chúng ta có cả một kế hoạch tái cấu trúc to lớn. Vấn đề là thay đổi cách tư duy, không xem đó là thử thách mà chúng ta phải đối phó; ngược lại, cần xem đó chính là nhiệm vụ của chúng ta, và xem đàm phán TPP về những vấn đề này như một động lực tốt để chúng ta thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, hiệu quả hơn và có công cụ kiểm soát đầy đủ hơn.

Hỏi: Chúng ta chỉ mới nói về hướng xuất đi mà chưa tính đến hướng nhập về?

– Đáp: Đúng rồi. Người ta mở cửa cho hàng Việt Nam thì Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa và dịch vụ của họ. Các ngành tài chính, dịch vụ, bán lẻ nước ngoài tràn vào sẽ gây khó cho các doanh nghiệp còn non trẻ của Việt Nam. Hàng nhập khẩu không thuế hay thuế thấp cũng sẽ chạy đua với hàng nội địa ngay trên sân nhà trong các ngành như điện máy, nông sản, chăn nuôi, hàng công nghiệp…

Hỏi: Có cách nhìn nào khác, thay vì chỉ tập trung cân nhắc thiệt hơn trước mắt?

– Đáp: Với TPP, cái thách thức có thể trở thành cơ hội và ngược lại, cơ hội cũng dễ biến thành nguy cơ. Cho nên ảnh hưởng hay tác động là phải nhìn tổng thể, qua lại, trong nguy có cơ và ngược lại. Ví dụ, yêu cầu nguyên liệu phải từ trong nước hay từ nước thành viên có thể sẽ thúc đẩy một làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhìn nó là cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài cũng đúng mà là thách thức cho ngành dệt may thì cũng đúng vì đa phần nguyên liệu tạo ra từ các doanh nghiệp FDI này là để phục vụ cho sản xuất tiếp của chính họ chứ không dành cho doanh nghiệp trong nước. Một ví dụ khác, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh bình đẳng thì không những nhà đầu tư từ các nước TPP hưởng lợi mà chính doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng nhẹ gánh bị phân biệt đối xử; cả nền kinh tế thở phào không còn phải đổ nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước lãng phí nữa.

Hỏi: Phức tạp nhỉ. Vậy nói tóm lại doanh nghiệp phải làm gì?

– Đáp: Nói chung, trước đã định làm gì thì nay cứ tiếp tục làm thế, với cường độ cao hơn, với tư thế cạnh tranh quyết liệt hơn. Cái quan trọng là rút kinh nghiệm từ giai đoạn sau gia nhập WTO, nhiều người đã không giữ được mình, bỏ sở trường (năng lực lõi) chạy theo sở đoản (địa ốc, ngân hàng, chứng khoán, tài chính) nên sa chân cho đến giờ chưa rút ra được. Lần này thì phải tuyệt đối tỉnh táo nhưng cũng nhạy bén nắm lấy cơ hội nếu đang hướng đến thị trường nước ngoài và chuẩn bị tinh thần cho cuộc đua khốc liệt hơn nếu đang nhắm vào thị trường trong nước.

Hỏi: Vậy mà nhiều người nói, kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hay sắp vào Việt Nam?

– Đáp: Chứ còn gì nữa, nếu doanh nghiệp ta không có chuẩn bị, có chiến lược, có kế hoạch dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng như họ.

Hỏi: Không lẽ chúng ta đi đàm phán để cuối cùng nhà đầu tư nước ngoài hưởng?

– Đáp: Đúng là với WTO đã có hiện tượng này. Người lạc quan thì suy nghĩ tích cực thế này: doanh nghiệp FDI thành lập ở Việt Nam cũng là một thành phần của nền kinh tế Việt Nam; doanh nghiệp FDI có mạnh thì mới tạo công ăn việc làm, tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp xây dựng nền công nghệ phụ trợ, giúp nâng kim ngạch xuất khẩu… Dù vậy, song song đó cần phải có những chính sách nghiêm túc để chống chuyển giá, chống trốn thuế, lỗ giả lời thật trong khu vực FDI. Dần dần, hy vọng rằng doanh nghiệp trong nước phục hồi sẽ vươn ra chiếm thị phần trở lại.

Quan trọng hơn, nếu cửa không mở, thương mại không tự do, thì có thể nhà đầu tư nước ngoài không được hưởng gì nhưng chắc chắn là doanh nghiệp nội địa cũng chẳng có cơ hội mới nào cả, dù là cơ hội mong manh.

ÐÀM PHÁN HỢP ÐỒNG NGOẠI THƯƠNG

30/09/2013

Ðàm phán là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mục tiêu chung và những vấn đề còn bất đồng để có thể đi tới một thỏa thuận cùng có lợi cho các bên.

Ðàm phán là một kỹ năng mà các bên có thể thực hiện được. Chính vì thế các nhà đàm phán cần trau dồi các kỹ năng  và cần phải luôn hoàn thiện chúng như sau:

– Có khả năng nhìn thế giới như người khác nhìn và hiểu hành vi của người khác từ quan điểm của họ.

– Có khả năng chứng tỏ các thuận lợi của đề nghị đưa ra để thuyết phục đối tác trong đàm phán vui lòng thay đổi quan điểm của họ.

– Có khả năng chịu đựng sự căng thẳng và đối mặt với những hoàn cảnh rắc rối, các đòi hỏi không đự đoán được.

– Có khả năng diễn đạt ý kiến để người cùng đàm phán hiểu được chính xác ý mình

– Nhạy cảm với nền tảng văn hoá của người khác và điều chỉnh đề nghị của mình cho phù hợp với giới hạn và sức ép hiện tại.

Ðể có được các kỹ năng trên, các nhà đàm phán cần phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và không ngừng nghiên cứu, đúc rút, vận dụng kinh nghiệm của người khác để vươn tới. Phần tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề cơ bảìn của nghệ thuật đàm phán hợp đồng ngoại thương

I. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ ÐỂ TIẾN HÀNH ÐÀM PHÁN HỢP ÐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Muốn đàm phán thành công cầìn chuẩn bị tốt các yếu tố sau :

· Ngôn ngữ.

· Thông tin.

· Năng lực của đoàn đàm phán.

· Thời gian và địa điểm đàm phán.

 1. Ngôn ngữ

Trong giao dich ngoại thương, sự bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất. Ðể khắc phục khó khăn này người cán bộ ngoại thương cần nắm vững và sử dụng thành thạo các ngoại ngữ. Yêu cầu này không có giới hạn, biết càng nhiều ngọai ngữ càng tốt. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cán bộ ngoại thương trước hết cần thông thạo tiếng Anh-ngôn ngữ thương mại của toàn cầu. Nhưng dừng lại đó là chưa đủ, tiếp theo còn phải học các ngọai ngữ khác.

Trong trường hợp sử dụng phiên dịch bạn nên nhớ rằng: vấn đề này không đơn giản. Ðể giúp bạn sử dụng phiên dịch tốt, chúng tôi xin giới thiệu với bạn một số kinh nghiệm sau:

· Nói sơ qua trước về chủ đề với người phiên dịch (Nếu là cuộc đàm phán phức tạp, nên ”diễn tập” lời nói của mình cùng người phiên dịch vài lần trước khi đàm phán).

· Nói rõ và chậm.

· Tránh dùng những từ ngữ ít được biết đến, tiếng lóng, thành ngữ, tiếng địa phương.

· Giải thích ý chính theo 2 – 3 cách khác nhau, vì nếu chỉ nói một cách ý có thể bị mất.

· Nói ngắn, không nói lâu hơn 1-2 phút mà không để cho người phiên dịch có cơ hội nói.

· Trong khi nói, cho phép phiên dịch có thời gian ghi chú những điều đang được nói.

· Cho phép người phiên dịch có đủ thời gian cần thiết để làm rõ các điểm mà nghiîa vẫn còn mù mờ.

· Không ngắt lời phiên dịch vì làm như vậy sẽ gây ra nhiều hiểu lầm.

· Tránh dùng câu dài, phủ định hai lần khi hình thức khẳng định có thể dùng được .

· Cố gắng diễn đạt và dùng dáng điệu để hỗ trợ cho lời nói.

·  Khi nói nên nhìn thẳng đối tác, chứ không nhìn vào phiên dịch.

·  Trong khi đàm phán, nên viết ra các điểm chính cần thảo luận. Nhờ đó, các bên có thể kiểm tra các vấn đề hai lần.

·  Sau khi đàm phán, xác nhận bằng văn bản các điều đã được đồng ý.

·  Ðừng nghĩ rằng phiên dịch có thể làm việc hơn hai giờ mà không cần phải nghỉ ngơi.

·  Nếu cuộc đàm phán kéo dài suốt ngày, nên dùng hai phiên dịch thay đổi nhau .

·  Hãy biết thông cảm nếu phiên dịch mắc sai lầm.

· Nghe phiên dịch báo cáo sau mỗi phiên họp, bởi thường họ nghe được những thông tin rất quan trọng từ phía đối tác mà bạn nên biết .

2. Thông tin  

Trong thời đại ngày nay – thời đại của thông tin và bùng nổ thông tin, dù hoạt động trong lĩnh vực ngọai thương hay bất kỳ lĩnh vực nào, người nắm bắt được thông tin nhanh chóng nhất và chính xác nhất sẽ luôn luôn là người chiến thắng.

Nội dung của những thông tin cần thu thập để phục vụ cho cuộc đàm phán hết sức phong phú, ở đây chỉ kể đến những thông tin cơ bản.

a) Thông tin về hàng hóa

Trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về những mặt hàng định kinh doanh về khía cạnh thương phẩm học để hiểu rõ giá trị, công dụng, các tính chất cơ lý hóa …của nó ,cùng những yêu cầu của thị trường đối với mặt hàng đó, như: qui cách, phẩm chất, bao bì, các trang trí bên ngòai, cách lựa chọn, phân loại.

Bên cạnh , để chủ động trong giao dịch mua bán, còn cần phải nắm vững tình hình sản xuất các mặt hàng đó như: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, tay nghề công nhân, công nghệ sản suất.

Nghiên cứu chu kỳ sống (vòng đời ) của sản phẩm để lựa chọn thời điểm và đối pháp kinh doanh thích hợp.

Nghiên cứu giá cả của các công ty cạnh tranh.

Ðể lựa chọn mặt hàng kinh doanh cần xét đến một cơ sở quan trọng: tỷ xuất ngoại tệ của các mặt hàng.

Trong trường hợp xuất khẩu: tỷ xuất này là tổng chi phí (có tính lãi định mức) bằng tiền Việt Nam để thu được một đơn vị ngọai tệ. Còn trong trường hợp nhập khẩu, đó là tổng số tiền Việt Nam thu được khi phải chi một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu.

  b)Thông tin về thị trường

– Các thông tin đại cương về đất nước con người, tình hình về chính trị xã hội: diện tích, dân số, ngôn ngữ, địa lý và khí hậu, các trung tâm công nghiệp và thương mại chủ yếu, chế độ chính trị, hiến pháp, các chính sách kinh tế và xã hội, thái độ chính trị đối với quốc gia của mình.

– Những thông tin kinh tế cơ bản: đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái và tính ổn định của chúng, cán cân thanh toán, dự trữ ngọai tệ: tình hình nợ nần, tổng sản phẩm quốc gia (Gross Nation Product – GNP), thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số về bán buôn, bán lẽ, tập quán tiêu dùng, dung lượng thị trường,.v.v..

– Cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, bến phà, bến cảng, sân bay, các phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính.

– Chính sách ngoại thương: các nước đó có là thành viên của các tổ chức mậu dịch quốc tế – WTO, vùng buôn bán tự do . . . không ?, các mối quan hệ buôn bán đặc biệt, chính sách kinh tế nói chung, chính sách ngoại thương nói riêng (chế độ hạch toán xuất nhập khẩu, hàng rào thuế quan, các chế độ ưu đãi đặc biệt ,.v. v. .)

– Tìm hiểu hệ thống ngân hàng, tín dụng.

– Ðiều kiện vận tải và tình hình giá cước.

Bên cạnh đó, cần nắm vững những điều kiện có liên quan đến chính những mặt hàng dự định kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoài như: dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh tiêu thụ (các phương pháp tiêu thụ), sự biến động giá cả .v.v . .

 

c) Thông tin về thương nhân

– Lịch sử hình thành, quá khứ của công ty.

– Hình thức tổ chức, địa vị pháp lý của thương nhân (công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tập đoàn xuyên quốc gia .v .v. .)

– Phạm vi mức độ và các mặt hàng kinh doanh.

– Thái độ cư xử và thiện chí làm ăn.

– Kinh nghiệm và uy tín.

– Phong tục tập quán trong kinh doanh cũng như trong lãnh vực khác của đời sống xã hội.

– Phương hướng phát triển.

Ngoài ra còn thu thập thêm:

+ Thông tin về bản thân công ty mình.

+ Thông tin về cạnh tranh trong và ngoài nước: quy mô, chiến lược kinh doanh, tiềm lực, thế mạnh, điểm yếu . . .

+ Dự đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu, lạm phát, khủng hoảng, .v. v. .

 

d) Các biện pháp chủ yếu để nghiên cứu thị trường nước ngoài

· Nghiên cứu tại bàn (desk research)

Dựa vào các tài liệu thu thập được, để nghiên cứu thị trường. Ðây là cách nghiên cứu phổ biến, tương đối dễ thực hiện, chi phí ít nhưng không thể cho kết quả nhanh và độ chính xác không cao.

Các tài liệu thu thập: các loại tạp chí kinh tế xuất bản định kỳ, các loại sách chuyên khảo, các bản thống kê, các thông báo của công ty môi giới lớn , các tham tán thương mại ở nước ngoài, thông tin trên Internet.

Chìa khóa giúp nghiên cứu tại bàn thành công là biết tìm nguồn thông tin và khai thác triệt để nguồn thông tin đó. Nhiều đơn vị mới làm xuất nhập khẩu không biết lấy thông tin ở đâu, vậy xin giới thiệu một số nguồn thông tin:

* Các nguồn nội địa:

Ðầu tiên, cần tìm thông tin ngay trong cơ quan của mình, ngay trong tủ sách thương mại của cơ quan (lập tủ sách thương mại một cách khoa học trong mỗi cơ quan là việc ất quan trọng, nên làm và cần làm).

 

* Những nguồn thông tin từ các tổ chức, cơ quan:

– Các Thư viện

– Các cơ quan Chính phủ: Bộ Thương mại, Cơ quan thống kê.

– Các Phòng thương mại.

– Các Hiệp hội thương mại.

– Các Nhà xuất bản.

– Các Viện nghiên cứu.

– Các Ngân hàng.

– Các Tổ chức của người tiêu dùng.

– Các Công ty.

Thu thập được thông tin đã là một việc rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải đánh giá được sự chính xác của thông tin. Ở đây nếu có thể, tất cả các nguồn tin cần kiểm tra chéo qua các nguồn độc lập khác để đảm bảo chính xác.

 

· Nghiên cứu tại chỗ (field research)

Nghiên cứu trực tiếp ở thiû trường. Phương pháp này phức tạp, tốn kém nhưng có kết quả nhanh chóng, chính xác

Trước khi bắt đầu nghiên cứu tại chỗ cần làm tốt công tác chuẩn bị như:

– Quyết định những mục tiêu nghiên cứu

– Quyết định đối tượng nghiên cứu và địa chỉ của họ

– Dự thảo một số câu hỏi.

– Chuẩn bị biểu mẫu

– Sắp xếp các cuộc phỏng vấn.

Ðể thực hiện việc nghiên cứu có thể sử dụng các phương tiện như sau:

– Các cuộc phỏng vấn cá nhân trực tiếp.

– Các cuộc phỏng vấn qua điện thoại

– Các cuộc thăm dò qua thư từ

– Thăm viếng kho tàng, cửa hàng .v. v. .

Sau các cuộc phỏng vấn viết báo cáo, rồi tiến hành phân tích số liệu thu thập được, rút ra nhận xét, dự báo kết luận.

Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác như: bán thử, sử dụng gián điệp kinh tế .v .v. .

Trong thực tế, để đạt được kết quả cao, người ta thường sử dụng kết hợp các phương pháp trên.

 

e) Lập phương án kinh doanh

Có những người không hiểu, hoặc cố tình không hiểu về nền kinh tế thị trường. Họ cho rằng: ở đây hoàn toàn không có kế hoạch. Chính quan điểm sai lầm đó đã dẫn đến hai khuynh hướng kinh doanh trái ngược nhau. Khuynh hướng thứ nhất: làm thụ động, như người lần mò trong bóng đêm, gặp khách hàng đến đặt hàng thì làm, đang làm ăn tốt nếu khách hàng hủy hợp đồng thì hàng bị tồn kho, vốn ứ động và kết cục đen tối là phá sản. Khuynh hướng thứ hai: làm ăn theo kiểu “chụp giựt”, thấy người khác có mối hàng thì “xông” vào tìm mọi thủ đoạn để cướp (thường bắt đầu bằng sự cạnh tranh về giá), cách làm giẫm đạp lên nhau, tự giết nhau này chỉ có lợi cho người nước ngoài. Như vậy, cả hai cách làm này đều không thể chấp nhận được. Phải đặt ra chiến lược hàng hóa thị trường dài lâu, tự chủ trong doanh nghiệp của mình.

Ðể quen dần với cách làm này trước hết hãy tập lập các phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh.

Một dự án kinh doanh thường gồm những nội dung cơ bản như: Tình hình hàng hóa, thị trường và khách hàng, dự đoán hướng biến động của thị trường, xác định thời cơ mua bán, phương hướng thị trường và thương nhân, đặt ra mục tiêu (tối đa và tối thiểu), biện pháp hành động cụ thể, sơ bộ đánh giá hiệu quả.

Ðể xây dựng dự án kinh doanh cần tiến hành các bước sau:

. Bước 1: Ðánh giá tổng quát tình hình thị trường và thương nhân. Phân tích những khó khăn, thuận lợi trong kinh doanh.

. Bước 2: Lựa chọn các mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh (phải chứng minh sự lựa chọn của mình là đúng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế)

. Bước 3: Ðề ra mục tiêu: phải là những mục tiêu cụ thể, bằng số liệu rõ ràng: – sẽ bán (mua) bao nhiêu hàng, với giá cả bao nhiêu, – sẽ thâm nhập vào thị trường nào? Mua (bán) với ai ? . . .

. Bước 4: Ðề ra biện pháp thực hiện. Những biện pháp này là những công cụ, để đạt tới những mục tiêu đề ra. Bao gồm những biện pháp trong nước (như: đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, tăng giá thu mua . . .) và những biện pháp ở ngoài nước như: đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh nước ngoài, mở rộng mạng lưới đại lý . . .

. Bước 5: Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua việc tính một loạt các chỉ tiêu. . Những chỉ tiêu chủ yếu là: tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, điểm hoàn vốn . v.v. .

3. Năng lực cán bộ đàm phán  

. Thành phần đàm phán: Vấn đề nhân sự trong đàm phán có vị trí đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. Thành phần nhân sự trong đoàn đàm phán hợp đồng ngoại thương cần hội đủ chuyên gia ở 3 lãnh vực:  pháp lý, kỹ thuật và thương mại. Sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng của 3 loại chuyên gia này là cơ sở rất quan trọng trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết một bản hợp đồng chặt chẽ, khả thi và hiệu quả cao. Xét về lâu dài, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, các công ty Việt Nam, nhất thiết phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo thích đáng nhằm giải quyết vấn đề chuyên gia kể trên.

Ls Phan Khắc Nghiêm

Npklaw & Associates

ĐỊNH GIA TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG–THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

25/07/2013

Thực tế hiện nay mỗi ngân hàng thương mại Việt Nam có mỗi cách định giá tài sản khác nhau, cùng một tài sản nhưng ở mỗi ngân hàng cho một kết quả định giá khác nhau. Việc định giá doanh nghiệp cũng chỉ dựa trên căn cứ số liệu sổ sách, bảng cân đối kế toán nên cũng rất khó xác định chính xác giá trị đích thực của doanh nghiệp, đặc biệt giá trị của doanh nghiệp là ngân hàng lại càng khó định giá do ngoài tài sản hữu hình còn có nhiều tài sản vô hình với giá trị lớn như: thương hiệu, bản quyền sáng chế, sản phẩm truyền thống, uy tín của đội ngũ lãnh đạo ngân hàng…

Việc lựa chọn phương pháp định giá tài sản chính xác, sát với giá trị thực của tài sản hoặc giá trị doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích giữa các bên sẽ thúc đẩy các giao dịch xử lý nợ, gán nợ, mua bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng được diễn ra thuận lợi hơn và góp phần giải tỏa nguồn vốn tín dụng bất động sản đang bị đóng băng, tái tạo vốn cung cấp cho nền kinh tế.

1. Ðặt vấn đề

Thời gian gần đây là những năm tháng đầy sóng gió đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Nhiều thách thức đang diễn ra trong tầm quản lý kinh tế vĩ mô, sự tác động lớn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Hệ quả tích tụ là có hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã phá sản, nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng gia tăng đáng kể. Theo đánh giá có khoảng 60% giá trị nợ xấu ngân hàng thương mại là tài sản thế chấp bằng bất động sản, chiếm khoảng 180 ngàn tỷ đồng, nhưng việc xử lý tài sản thế chấp cũng đang gặp nhiều khó khăn, bởi mỗi ngân hàng có phương pháp định giá khác nhau và cho kết quả định giá khác nhau trong quá trình xử lý tài sản. Vì vậy, cần thiết lựa chọn phương pháp định giá phù hợp để có kết quả khách quan, chính xác bảo đảm lợi ích giữa các bên tham gia trong các giao dịch với ngân hàng như: xử lý cấn trừ nợ bằng tài sản thế chấp, công ty khai thác tài sản mua lại, định giá để phát mãi tài sản, hoặc định giá tài sản để thực hiện việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất (M&A) ngân hàng. Có một số phương pháp định giá có thể áp dụng trong hoạt động ngân hàng: (i) Phương pháp tài sản; (ii) Phương pháp dòng tiền vốn chủ sở hữu; (iii) Phương pháp so sánh thị trường; (iv) Phương pháp chi phí; (v) Phương pháp thu nhập và (vi) Phương pháp lợi thế kinh doanh. Ðối với ngân hàng thương mại Việt Nam, tài sản vô hình thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngân hàng, tuy nhiên, việc định giá tài sản vô hình thường gặp rất nhiều khó khăn hơn do có nhiều khác biệt so với tài sản hữu hình. Từ thực trạng quy mô hoạt động của ngân hàng hiện nay, tác giả chỉ giới thiệu và đề cập sử dụng đến hai phương pháp định giá tài sản ngân hàng chủ yếu như: phương pháp tài sản vàphương pháp dòng tiền vốn chủ sở hữu để hóa giải bài toán liên quan đến định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng.

2. Lựa chọn phương pháp định giá tài sản phù hợp

2.1. Phương pháp tài sản (Asset methods)

Phương pháp tài sản là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ, được xây dựng trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị thị trường của tài sản Có với tài sản Nợ của doanh nghiệp/ngân hàng. Phương pháp này cung cấp mức giá sàn để quyết định giá trị doanh nghiệp/ngân hàng cần định giá. Phương pháp tài sản có thể áp dụng với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình.

Căn cứ định giá doanh nghiệp là: các chứng từ; sổ sách kế toán; báo cáo tài chính của doanh nghiệp những năm gần nhất; báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư hàng hóa, tiền vốn; biên bản đối chiếu công nợ…; Một số loại hình định giá của phương pháp này như dựa trên việc bán tài sản của doanh nghiệp, dựa trên việc thanh lý tài sản, dựa trên giá trị tài sản ròng. Tuy nhiên, với giả định là doanh nghiệp hoạt động liên tục nên sẽ chỉ đề cập đến phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng.

Giá trị doanh nghiệp = Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế (1.1)

a) Xác định giá trị tài sản ròng:

– Căn cứ vào giá thị trường

Khi đó, giá trị tài sản ròng chính là giá bán tất cả các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (nhà cửa, đất đai, máy móc, thiết bị, hàng hoá…) vào thời điểm định giá doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá thị trường được xác định cho từng tài sản riêng biệt. Giá trị tài sản ròng được xác định theo công thức:

clip_image002(1.2)

Trong đó: NAV: Tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp tính theo giá thị trường tại thời điểm định giá.

Ai : Giá thị trường của tài sản i tại thời điểm định giá.

n : Tổng số các loại tài sản.

– Căn cứ vào giá trị sổ sách

Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản – Các khoản nợ (1.3)

Tổng giá trị tài sản được xác định dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, loại trừ các khoản không còn giá trị như nợ khó đòi. Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các khoản phải trả khách hàng, trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ và các khoản nợ khác. Các khoản nợ này được phản ánh ở phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

b) Xác định giá trị lợi thế:

Giá trị lợi thế là các yếu tố phi vật chất được cấu thành từ tài sản vô hình của doanh nghiệp. Với giá trị lợi thế, doanh nghiệp có thể thu được mức lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành. Giá trị lợi thế được đánh giá tùy thuộc vào thành tựu trong quá khứ cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Nếu giá trị lợi thế đã được đánh giá vào sổ sách kế toán thì lấy theo số dư thực tế trên sổ sách kế toán để tính vào giá trị doanh nghiệp. Nếu chưa xác định được giá trị lợi thế thì tính căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của n năm (thường là 5 năm) liền kề với thời điểm định giá. Trong đó:

Tỷ suất lợi nhuận bình quân = clip_image003Tổng lợi nhuận 5 năm của doanh nghiệp

Tổng nguồn vốn 5 năm của doanh nghiệp

× 100%
Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch = Tỷ suất lợi nhuận bình quân n năm của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận bình quân n năm của doanh nghiệp cùng ngành nghề  

 

Giá trị lợi thế = Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán bình quân n năm liền kề × Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch (1.4)

(1.4)

– Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức tạp nhưng nó không thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính toán giá trị của doanh nghiệp/ngân hàng cần định giá. Việc tính toán chủ yếu dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp/ngân hàng. Với doanh nghiệp độc lập, qui mô nhỏ sẽ hiệu quả, tốn ít thời gian và chi phí.

– Nhược điểm: Phương pháp này đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại có giá trị thực sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị doanh nghiệp, như: thương hiệu, bằng sáng chế, công nghệ độc quyền, trình độ quản lý, trình độ công nhân, uy tín, thị phần… của doanh nghiệp. Ðó có thể là những doanh nghiệp có tài sản không đáng kể nhưng triển vọng sinh lời lại rất cao. Với phương pháp này, doanh nghiệp được xem như tập hợp rời rạc các loại tài sản vào với nhau và không xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Ðiều đó có nghĩa là sẽ đánh giá doanh nghiệp trong một trạng thái tĩnh và không được coi như một thực thể, một tổ chức đang tồn tại, hoạt động và phát triển. Phương pháp này không cung cấp và xây dựng được những cơ sở thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp.

– Ðối tượng áp dụng: Thường áp dụng trong trường hợp thị trường chứng khoán chưa phát triển hoặc đang trong giai đoạn đầu phát triển; hoặc thiếu thông tin lịch sử về tình hình hoạt động của doanh nghiệp; hoặc việc thu thập thông tin để sử dụng các phương pháp định giá khác gặp khó khăn và không đủ độ tin cậy. Những doanh nghiệp độc lập hoặc có thu nhập và dòng tiền dự đoán là âm. Khi đó, giá trị doanh nghiệp chỉ đơn thuần là giá trị thanh lý của tài sản. Những doanh nghiệp khó dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh trong tương lai.

2.2. Phương pháp dòng tiền vốn chủ sở hữu (Free Cash Flow to Equity)

Phương pháp dòng tiền vốn chủ sở hữu, quan tâm đến tổng các dòng tiền ròng nhập vào vốn chủ sở hữu, phản ánh được khả năng sinh lời từ bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.

Bảng 1: Dòng tiền thuần được xác định cho phương pháp FCFE

 

Dòng tiền báo cáo kết quả kinh doanh Dòng tiền từ bảng cân đối kế toán
Nguồn Sử dụng
Thu từ lãi cho vay + Thu từ phí dịch vụ
– Chi phí lãi đi vay Vay nợ Các khoản nợ mới
– Dự phòng nợ khó đòi – Dự phòng + Tăng chứng khoán nắm giữ
+ Thu từ các khoản không lãi suất = Vay ròng phải trả + Tăng các khoản phải thu
– Chi từ các khoản không lãi suất + Tăng tài khoản tiền gửi + Tăng tài sản thuần hữu hình
+ Thu kinh doanh ngoại tệ + Tăng nợ bên ngoài + Tăng các tài sản khác
– Thuế + Tăng các nghĩa vụ khác – Giảm tài khoản tiền gửi
= Thu nhập ròng + Thu nhập bất thường + Khấu hao + Tăng các khoản phải trả – Giảm nợ bên ngoài

 

Dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh
+ Nguồn tài sản – Sử dụng tài sản = Dòng tiền ròng
nhập vào vốn chủ sở hữu

(dòng tiền này làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng)

Tính toán dòng tiền ròng nhập vào vốn chủ sở hữu. Khấu hao chúng theo chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Phương pháp này được mô tả cụ thể trong bảng 2:

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán rút gọn của ngân hàng

Khoản mục Giá trị (triệu USD) Lãi suất (%)
A. Tài sản: 1.053
+ Tiền 120 – 9%
+ Các khoản cho vay 933 15%
B. Nguồn vốn: 1.053
+ Đi vay, nhận mở tài khoản 1.000 – 5%
+ Vốn chủ sở hữu (VCSH) 53 9%

Ðể tính toán thu nhập ròng trong dòng tiền ròng, người ta sử dụng 2 mô hình là Mô hình thu nhập và Mô hình chênh lệch lãi suất. Giả định có 1 ngân hàng A có bảng cân đối kế toán rút gọn (bao gồm lãi suất cho vay bình quân: 15%, lãi suất đi huy động bình quân: 5%, chi phí cơ hội của tiền: 9%) theo bảng 2.

Khi đó thu nhập để tính dòng tiền thuần được xác định theo 2 mô hình sau:

Bảng 3: Thu nhập để tính dòng tiền thuần cho 2 mô hình

Mô hình thu nhập

(Income Model)

Mô hình chênh lệch lãi suất

(Spread Model)

+ Thu nhập từ lãi

– Chi phí từ lãi

– Các chi phí khác

= Lợi nhuận trước thuế

– Thuế (thuế suất 25%)

= Thu nhập ròng

15% * 933 =139.95

5% * 1000 = 50

48

41,95

10,49

31,46

+ Chênh lệch lãi từ cho vay

+ Chênh lệch lãi từ đi vay

+ Chênh lệch lãi VCSH

– Chênh lệch lãi giữ tiền

– Các chi phí khác

= Lợi nhuận trước thuế

– Thuế (thuế suất 25%)

= Thu nhập ròng

(15% – 9%) * 933= 55,98

(9% – 5%) * 1000 = 40,00

(9% – 0%) * 53 = 4,77

(9% – 0%) * 120 = 10,80

48

41,95

10,49

31,46

Công thức xác định chi phí sử dụng vốn chủ:

R = Rf + p x Rp (1.5)

Trong đó:

Rf : Lãi suất phi rủi ro (hay tỷ suất đầu tư không rủi ro)

p : Hệ số rủi ro

Rp : Mức bù rủi ro (hay tỷ suất rủi ro của thị trường)

Ưu điểm: Phương pháp này xác định phù hợp các dòng tiền sinh lời dựa trên nguồn vốn kinh doanh lưu động, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng và phản ánh được khả năng sinh lời từ bên Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.

Nhược điểm: Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào lãi suất đi vay, lãi suất cho vay (ngắn hạn, dài hạn) và việc xác định chi phí cơ hội do cảm tính và kinh nghiệm.

Ðối tượng áp dụng: Thường được áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp dịch vụ tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm…

3. Thực trạng định giá tài sản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

a) Ðịnh giá tài sản ngân hàng để cổ phần hóa

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là việc chuyển doanh nghiệp có chủ sở hữu là Nhà nước thành công ty cổ phần có chủ sở hữu hỗn hợp. Thực chất của quá trình này là việc bán bớt một phần hay toàn bộ phần vốn nhà nước tại DNNN cho các đối tượng khác. Ðể có thể bán phần vốn này, đòi hỏi phải có quá trình định giá nhằm xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó có xác định giá trị phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong quá trình cổ phần hóa các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, công tác định giá ngân hàng có thể được coi là công việc quan trọng nhất, tốn nhiều thời gian thực hiện và kết quả định giá luôn là vấn đề được tất cả các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. Quá trình này không chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật thuần túy mà có ý nghĩa kinh tế – xã hội quan trọng, liên quan đến việc bảo toàn vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, đến quyền lợi của người lao động, khả năng bán được cổ phần và đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng cổ phần trong tương lai. Có thể đánh giá rằng quy trình định giá ngân hàng là DNNN cổ phần hóa vẫn còn nặng về các yếu tố liên quan đến nội tại của doanh nghiệp, ít chú trọng đến các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và công tác chuẩn bị cho việc định giá, tiến độ thực hiện. Hiện nay, việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được thực hiện theo Nghị định 59/2011/NÐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Thông tư 202/2011/BTKT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lí tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NÐ-CP.

Qua trao đổi với một số lãnh đạo then chốt của DNNN đã cổ phần hóa, thì cho thấy, một số DNNN sử dụng phương pháp tỷ số P/E. Ðối với Vietcombank, Vietinbank, việc xác định giá trị ngân hàng được tính theo hai phương pháp chủ yếu là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu; đồng thời có xem xét thêm yếu tố hệ số K so với các ngân hàng đã có giá niêm yết chính thức trên thị trường giao dịch chính thức. Trong đó, phương pháp tài sản được sử dụng nhiều nhất, tuy nhiên, kết quả xác định giá trị ngân hàng theo phương pháp này chỉ có ý nghĩa là xác định giá sàn của ngân hàng khi chào giá bắt đầu tham gia sàn giao dịch chứng khoán. Ðối với những DNNN thuộc danh mục cổ phần hóa, đã tiến hành các bước cổ phần hóa nhưng không đủ điều kiện để cổ phần hóa, mà chuyển sang hình thức bán doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp bán được lấy theo giá trị doanh nghiệp được xác định khi thực hiện cổ phần hóa và được điều chỉnh giảm trừ giá trị tài sản mà bên mua không mua vào giá trị doanh nghiệp đã được xác định.

b) Ðịnh giá tài sản để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng

Ðiển hình khi nghiên cứu định giá tài sản của Ngân hàng TMCP Bưu Ðiện Liên Việt, theo Quyết định số 3207/2011/HD-LienVietpostbank, ngày 28/12/2011 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, hướng dẫn thẩm định giá tài sản bảo đảm là bất động sản được xây dựng trên những căn cứ quy định như sau: Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 16/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ vào Luật Ðất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ vào Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ vào Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ vào Nghị định 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về giao dịch bảo đảm và các văn bản sửa đổi bổ sung liên quan; Căn cứ Nghị định số 83/2010/NÐ-CP ngày 23/07/2010 của Chính phủ về Ðăng ký giao dịch bảo đảm; Thông tư số 203/2009/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng khấu hao tài sản cố định; Căn cứ Quyết định về việc Ban hành Quy chế Bảo đảm tiền vay số 141/2011/QÐ-HÐQT của Hội đồng quản trị ngày 05/04/2011; Căn cứ Quy định bảo đảm tiền vay số 1774/2011/QÐ-LienVietPostBank ngày 25/08/2011;

Khi nghiên cứu định giá tài sản của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) hiện hành có quy định: Thẩm định giá bất động sản (BÐS) để đảm bảo tiền vay của Eximbank là việc xác định hoặc xác định lại giá trị của BÐS phù hợp với thị trường tại một địa điểm vào thời điểm ký hợp đồng bảo đảm đối với BÐS dùng để bảo đảm tiền vay theo phương pháp phù hợp. Việc thẩm định giá trị của BÐS là một trong những cơ sở để Eximbank xem xét duyệt mức cho vay theo phương thức có tài sản bảo đảm. Mức cho vay được tính toán có sự kết hợp với sự xem xét tính ổn định của thị trường, cũng được xem là giá tài sản để xử lý tài sản thế chấp, cấn trừ nợ vay ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ vay. Thẩm định giá trị quyền sử dụng đất phải tuân thủ Nghị định số 85/CP-NÐ/2002, ngày 25/10/2002 của Chính phủ là giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương ở thời điểm thẩm định. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo các văn bản: Nghị định 101/2005/NÐ-CP về thẩm định giá, Thông tư 17/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NÐ-CP, Quyết định 29/2008/QÐ-BTC về việc ban hành 6 tiêu chí thẩm định giá (đợt 3). Bảng giá chuẩn xây dựng cho các loại kiến trúc áp dụng theo bảng giá do cơ quan chức năng tỉnh, thành phố nơi có BÐS cần thẩm định ban hành. Việc sử dụng phương pháp nào để thẩm định giá tùy thuộc vào đặc điểm của BÐS cần thẩm định giá. Riêng việc thẩm định giá BÐS để đảm bảo tiền vay của Eximbank được tiến hành bằng phương pháp so sánh trực tiếp hoặc phương pháp thặng dư:

Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp sử dụng các chứng từ giao dịch thị trường của các BÐS có đặc điểm tương tự với BÐS cần thẩm định để xác định giá thị trường của BÐS này. Khi tiến hành thẩm định giá theo phương pháp so sánh trực tiếp phải tìm kiếm các thông tin BÐS – ít nhất 02 BÐS- đã được giao dịch trên thị trường có thời điểm gần với thời điểm thẩm định giá (trong vòng 3 tháng), để tiến hành phân tích, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chúng với BÐS cần thẩm định giá, để từ đó có điều chỉnh giá thích hợp nhằm xác định giá trị thị trường của BÐS cần thẩm định giá.

Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá mà giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định được xác định căn cứ vào giá trị vốn hiện có bằng cách lấy giá trị ước tính của sự phát triển giả định của tài sản (tổng doanh thu) trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó. Việc thẩm định giá BÐS theo phương pháp thặng dư được áp dụng theo công thức:

Giá trị thị trường BÐS thẩm định giá = Doanh thu phát triển – Chi phí phát triển

Phương pháp thặng dư được áp dụng để đánh giá giá trị bất động sản có tiềm năng phát triển.

Việc định giá tài sản của các công ty, ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch TTCK cũng nằm ở những quy định định giá tài sản của Eximbank trong việc đầu tư kinh doanh chứng khoán, cũng như việc bán cổ phần của Eximbank tại một số ngân hàng TMCP mà Eximbank làm góp vốn làm chủ sở hữu trong thời gian qua.

c) Ðịnh giá tài sản để M&A ngân hàng

Qua nghiên cứu thực tế các ngân hàng TMCP sáp nhập, hợp nhất thì nhận thấy điển hình việc định giá tài sản ngân hàng TMCP Sài Gòn (hợp nhất của 3 ngân hàng TMCP Sài Gòn – Ðệ Nhất – Việt Nam Tín Nghĩa, tháng 2/2012) trong hoạt động này được quy định và có một số đặc điểm như sau:

Xuất phát từ chính quan điểm chủ sở hữu của 3 ngân hàng, một số nhóm đại diện cổ đông đứng tên sở hữu cổ phần chung trong các ngân hàng này nên việc định giá lại tài sản của 3 ngân hàng rất dễ dàng thống nhất với nhau về các trị giá tài sản từng ngân hàng. Lấy số liệu của từng khoản mục trên bảng cân đối của từng ngân hàng cộng gộp chung lại với nhau trên bảng cân đối kế toán thành bảng cân đối chung của ngân hàng sau sáp nhập, hợp nhất; thống nhất việc định giá tài sản cho vay tín dụng của từng ngân hàng riêng rẽ trước đây là tương đồng nhau, không cần phải định giá lại tài sản thế chấp, bảo lãnh ngân hàng; thống nhất định giá cổ phiếu của 3 ngân hàng tương đương nhau với tỷ lệ 1:1:1.

Xuất phát thực tế của hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng trên, sau khi hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn, việc xây dựng quy trình chuẩn chung cho định giá tài sản ngân hàng và định giá tài sản đảm bảo để ngân hàng cho vay, bảo lãnh như sau: Quy trình định giá tài sản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn được ban hành theo Quyết định số 62/2012/QÐ-SCB-TGÐ, ngày 18/06/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB, theo quyết định thể hiện một số nội dung sau: Tiêu chuẩn ISO 9001:2008; Quyết định 129/2008/QÐ-BTC, ngày 31/12/2008 về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá; Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Quyết định của UBND tỉnh/thành phố về việc ban hành giá đất hàng năm; các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thực tế, trong quá trình sáp nhập và hợp nhất Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng TMCP Ðệ Nhất vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn, để có ngân hàng TMCP Sài Gòn như hiện nay, giá chuyển đổi cổ phiếu giữa các ngân hàng theo tỷ lệ 1:1:1; thừa nhận các kết quả hoạt động kinh doanh sau khi được thực hiện kiểm toán độc lập và gần như có sự thống nhất cao về việc bố trí và sử dụng lại nguồn nhân lực cho ngân hàng sau khi sáp nhập, hợp nhất, có yếu tố thuận lợi là 3 ngân hàng này đều có chung một số cổ đông chính, cùng mục đích và phương châm kinh doanh, cùng rơi vào hoàn cảnh tự nguyện sáp nhập, hợp nhất với nhau theo gợi ý của NHNN nếu không muốn nói là bắt buộc phải sáp nhập, hợp nhất trong giai đoạn hiện nay. Ðây là 3 ngân hàng TMCP thực hiện sứ mệnh hợp nhất đầu tiên theo lộ trình phải tăng vốn điều lệ đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng trong năm 2012.

4. Ðánh giá chung về định giá tài sản ngân hàng

– Chưa có khung pháp lý chung về định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng; nhất là trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng tự thỏa thuận thống nhất với nhau theo mỗi cách định giá ngân hàng khác nhau.

– Chưa có hệ thống cơ sở tham chiếu phục vụ cho công tác định giá doanh nghiệp và sự phức tạp về mặt kỹ thuật làm cho việc tham khảo các hệ số và chỉ số để áp dụng vào phương pháp định giá ngân hàng của các tổ chức tư vấn khác nhau sẽ cho kết quả định giá khác nhau.

– Mỗi ngân hàng có một phương pháp định giá tài sản khác nhau nên rất khó khăn để so sánh, xác định chính xác tổng tài sản ngân hàng thực tế, chỉ căn cứ các số liệu được hạch toán trên bảng cân đối kế toán của từng ngân hàng để đánh giá. Cách thức xác định giá trị tài sản thế chấp khác nhau và tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp cũng khác nhau: có ngân hàng áp dụng tối đa 85% giá trị tài sản, nhưng cũng có ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị thị trường (trừ khung giá nhà nước quy định cho các tỉnh / thành phố / địa phương) hoặc như không vượt quá 2 lần giá của từng loại đất, vị trí đất trong khung giá đất nhà nước do UBND tỉnh/thành phố quy định… đã tỏ ra bất cập, chồng chéo không thống nhất việc định giá cùng một tài sản nhà, đất ở mỗi ngân hàng cho ra một kết quả khác nhau.

– Chưa xây dựng được các tiêu chí và chế độ hạch toán định giá lại tài sản ngân hàng thay đổi thực tế từng năm theo chế độ báo cáo tài chính công khai, chưa có cơ sở hạch toán điều chỉnh tăng giảm giá trị tài sản cố định ngân hàng.

– Ðối với tài sản ngân hàng là máy móc thiết bị, hàng hóa việc định giá dựa trên trị giá của hóa đơn có VAT, xuất nhập khẩu mua bán hàng hóa, thông qua khấu hao để đánh giá giá trị còn lại.

– Ða số các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng chưa được niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán.

– Các hoạt động M&A ngân hàng còn mới với thị trường Việt Nam, ít có nhiều thương vụ lớn điển hình, nên ít có bài học kinh nghiệm cho công tác định giá tài sản ngân hàng trong hoạt động M&A, mà việc định giá tài sản vô hình ngân hàng có một ý nghĩa rất thiết thực.

– Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng còn nhiều khó khăn, đặc biệt việc xử lý nợ xấu mất rất nhiều thời gian, công sức do thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của ngành ngân hàng, thuế, tài chính, Bộ Xây dựng, Toà án, Thi hành án; mặt khác, có nhiều hạn chế về cơ chế giám sát kết quả định giá tài sản ngân hàng, tiến độ, chất lượng công tác định giá ngân hàng.

5. Một số giải pháp và kiến nghị

Xuất phát từ thực trạng của hoạt động định giá tài sản có liên quan đến ngân hàng hiện nay, tác giả xin có một số giải pháp kiến nghị như sau:

a) Nhóm giải pháp từ nhà nước

Thứ nhất, xây dựng tập trung và có hệ thống đối với quy định pháp luật về hoạt động mua lại, sáp nhập và hợp nhất ngân hàng thương mại trong Luật các Tổ chức tín dụng với tư cách là các định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện, quy trình, định giá.

Thứ hai, xây dựng quy trình chuẩn định giá tài sản ngân hàng thương mại nhà nước tiến hành cổ phần hóa, các ngân hàng thương mại cổ phần có sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng.

Thứ ba, đồng bộ hóa các nội dung văn bản giữa các Luật có liên quan quy định về các phương thức và cách thức định giá tài sản doanh nghiệp và ngân hàng.

Tổng kết công tác định giá ngân hàng thương mại nhà nước trong quá trình cổ phần hóa vừa qua của Vietcombank, Vietinbank, BIDV cho thấy, bài học cần rút ra là từng bước đẩy nhanh quá trình xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý định giá ngân hàng, cải thiện điều kiện và môi trường pháp luật kịp thời để ban hành khung định giá DNNN là các ngân hàng thương mại Nhà nước, xét về mặt tiềm năng là thông qua định giá tài sản ngân hàng và hoạt động M&A tạo ra nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho TTCK. Cần đồng bộ hóa các chuẩn về quy trình, phương thức định giá tài sản doanh nghiệp nói chung và định giá tài sản ngân hàng nói riêng trong các giao dịch M&A nhằm xác lập giá trị tài sản chính xác, khách quan, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng.

Thứ tư, xây dựng cơ sở tham chiếu về định giá tài sản kết nối Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC), Tổng cục Thuế và các Chi cục Thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động M&A ngân hàng về định giá tài sản ngân hàng

Các phương pháp định giá ngân hàng đòi hỏi phải có khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác được cung cấp bởi CIC như thông tin về hệ số định mức tín nhiệm, các hệ số tài chính ngân hàng, chỉ số chứng khoán và bảng cân đối tài sản của ngân hàng; giá tài sản cần định giá phải gắn với giá thực tế theo sát thị trường thông qua bản tin thị trường về giá BÐS do Nhà nước xây dựng (có thể giao cho Bộ Tài chính chủ trì xây dựng để làm cơ sở thu thuế chuyển nhượng, mua bán tài sản…). Thực tế hiện nay, Trung tâm CIC vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện xây dựng, bổ sung các chuẩn mực để cung cấp những thông tin chính xác cho hệ thống ngân hàng sử dụng. Xác định giá trị theo hướng thị trường, đó là giá trị thực tế của ngân hàng mà người bán và người mua đều có thể chấp nhập được. Ðặc biệt, các ngân hàng thương mại Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, người bán cổ phiếu là Nhà nước, còn người mua cổ phiếu là cán bộ công nhân viên trong ngân hàng và các cổ đông bên ngoài ngân hàng. Vì vậy, giá trị của doanh nghiệp phải được định giá tài sản xác định hợp lý bằng phương pháp khoa học phù hợp với thực tế và xem xét định giá tài sản vô hình một cách đầy đủ, chỉ có như vậy mới đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong ngân hàng.

Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy trình định giá và đấu giá cổ phần ngân hàng thông qua hoạt động M&A ra thị trường và tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài, chuẩn hóa tỷ lệ quy định và công khai minh bạch quy trình định giá là cơ sở xác định giá trị ngân hàng rất quan trọng trước khi đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Thực hiện đấu giá cổ phiếu ngân hàng trong công tác định giá doanh nghiệp. Việc tổ chức bán đấu giá công khai ngân hàng qua Trung tâm đấu giá tại TTCK sẽ tạo nên sự quan tâm lớn của công chúng đầu tư, Nhà nước thu được nguồn vốn để tái cấu trúc nền kinh tế theo định hướng.

Thứ sáu, xây dựng quy trình chuẩn để lựa chọn các tổ chức có uy tín, chuẩn mực đạo đức hành nghề, chuẩn mực về định giá để áp dụng vào công tác định giá ngân hàng.

Thống nhất chọn lựa những tổ chức có uy tín định giá tài sản ngân hàng như việc chọn danh sách các công ty kiểm toán để kiểm toán hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước đây. Thực tế tại Việt Nam, lĩnh vực này còn mới cả lý thuyết và thực hành do nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, chưa có những tiêu chuẩn định lượng cụ thể để lựa chọn, nhất là các tài sản vô hình. Vì vậy, thành lập các tổ chức định giá mức tín nhiệm (Credit Rating Agency – CRA) là tổ chức trung gian, hoạt động độc lập chuyên về định giá rủi ro của các ngành kinh tế và các chương trình đầu tư của Chính phủ. Ðối tượng định giá là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các định chế phi ngân hàng, các tổng công ty và tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm cũng như rủi ro của CRA giúp cho các ngân hàng thuận lợi hơn khi thẩm định cho vay doanh nghiệp, dự án. Còn đối với các nhà đầu tư dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư có cơ sở để thẩm định lại, dự báo tình hình phát triển ngân hàng, định giá cổ phiếu để quyết định đầu tư.

b) Nhóm giải pháp từ các ngân hàng thương mại

Ðịnh giá ngân hàng là định giá tài sản và quyền tài sản của ngân hàng. Khi thực hiện định giá tài sản trong hoạt động M&A ngân hàng, cần phải xác định chính xác tài sản hữu hình, tài sản vô hình của ngân hàng.

Một là, các ngân hàng thương mại cần hệ thống hóa các loại tài sản hữu hình, tài sản vô hình của ngân hàng đồng thời lựa chọn phương pháp định giá tài sản phù hợp với đặc điểm tài sản của ngân hàng mình nhằm đánh giá đúng trị giá tài sản hoặc giá trị chung của ngân hàng.

Kinh nghiệm cho thấy, việc định giá tài sản ngân hàng trong hoạt động M&A thông thường là sử dụng hai phương pháp tài sản và dòng tiền vốn chủ sở hữu. Ðặc biệt, trong hoạt động ngân hàng, tài sản vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trị giá ngân hàng nên khi định giá tài sản phải đặc biệt đánh giá đầy đủ, có cách nhìn tổng quát về khối lượng tài sản này.

Hai là, công khai minh bạch báo cáo tài chính trước khi tiến hành định giá ngân hàng.

Giá trị ngân hàng, tiến độ và chất lượng công tác định giá phụ thuộc rất nhiều vào sự trung thực, đầy đủ, chính xác của thông tin số liệu, hợp lý của báo cáo tài chính ngân hàng được định giá. Nhà nước cần có những quy định bắt buộc kế toán báo cáo tài chính của ngân hàng phải xây dựng theo một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho tham gia TTCK.

Ba là, kinh nghiệm và qua phân tích thực trạng công tác định giá xét thấy, các ngân hàng khi tham gia hoạt động M&A nên lựa chọn phương pháp định giá tài sản và phương pháp dòng tiền vốn chủ sở hữu để định giá tài sản ngân hàng sẽ chính xác hơn.

Hai phương pháp định giá tài sản và dòng tiền vốn chủ sở hữu có nhiều ưu điểm như trình bày ở phần trước, khi định giá, nên chú trọng khâu định giá tài sản vô hình. Mặt khác, việc áp dụng các phương pháp này phù hợp với thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các phương khác cũng nên thận trọng và xem xét thêm trong quá trình thực hiện định giá tài sản ngân hàng để có kết quả định giá và xác định giá trị tài sản ngân hàng chính xác hơn.

Bốn là, các ngân hàng tự thực hiện lành mạnh hóa tài chính và xử lý nợ xấu trước khi định giá ngân hàng.

Ngân hàng cần xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan để có biện pháp xử lý nợ xấu theo quy định, nhanh chóng có giải pháp thực hiện lành mạnh hóa tài chính, khi có được kết quả, chúng ta dễ dàng xác định chính xác giá trị chào bán và thực hiện giao dịch M&A ngân hàng thuận lợi.

Năm là, bên mua và bên bán phải tuân thủ pháp luật về giao dịch M&A.

Các bên khi tiến hành giao dịch M&A phải thực hiện sự minh bạch về tài chính, số liệu kế toán, các mục tiêu đề cập trong quá trình chào bán; phía bên mua là các nhà đầu tư cũng cần minh bạch tình hình tài chính, nhu cầu mua theo đúng quy định pháp luật; cam kết không có yếu tố đầu cơ trục lợi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng chào bán cổ phiếu, cổ phần.

Sáu là, các bên ngân hàng chú trọng khâu định giá các khoản nợ vay và tài sản thế chấp trước khi quyết định giao dịch M&A.

Trong quá trình định giá, trên tất cả là chất lượng tài sản, lý do khiến các hợp đồng có sự hỗ trợ này trở nên hấp dẫn không những chỉ vì chi phí thấp, mà còn có lý do bảo đảm của chính phủ về chính sách M&A trong hoạt động ngân hàng. Kinh nghiệm thực tế đối với bên mua tiềm năng là phải hiểu khả năng của mình về đánh giá lại nghiệp vụ cho vay. Cùng phối hợp với bên mua để có thể thực sự giúp họ xử lý chất lượng khoản nợ cho vay và tài sản thế chấp, đặc biệt là khả năng thu hồi được các khoản nợ xấu là yếu tố chính giúp ngân hàng thực hiện được giao dịch thành công trong hoạt động M&A.

Bảy là, đối với những ngân hàng không hội đủ các tiêu chí để tiếp tục hoạt động buộc phải định giá tài sản theo quy định của Nhà nước để thanh lý, thực hiện theo Luật Phá sản nhằm góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Lộ trình cơ bản cho các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước về M&A cũng đã có, đối với những ngân hàng không hội đủ vốn điều lệ quy định cho từng thời kỳ, thiếu thanh khoản trầm trọng và mất khả năng chi trả khách hàng, không tuân thủ tỷ lệ quy định an toàn vốn hoạt động, không chấp hành quy định về thanh tra giám sát ngân hàng thì kiến nghị NHNN nên mạnh tay xử lý, cho tiến hành định giá tài sản ngân hàng, để thực hiện phá sản theo luật định nhằm góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Ngân hàng năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013.

2. Báo cáo ngành Tài chính – Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sau 5 năm gia nhập WTO của NHNN TP.HCM.

3. Trần Việt Anh (2005), “Phương pháp xác định giá trị cho Ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tài liệu hội thảo hoàn thiện các phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa và chuyển đổi DNNN Việt Nam.

4. Phạm Văn Bình (2007), Chuyên đề 1, Định giá doanh nghiệp. Tài liệu cập nhật kiến thức KTV, Học viện Tài chính, Hà Nội.

5. Lê Hoàng Hải (2004), Tài liệu tập huấn Nghị định 187 và Thông tư 06, Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Hà Nội.

6. TS. Phạm Trí Hùng và LS. Đặng Thế Đức (2011), M&A sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội.

Nguồn: TẠP CHÍ NGÂN HÀNG SỐ 6/2013

BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

22/06/2013

Bình luận về 30 vấn đề khó khăn, vướng mắc về giao dịch bảo đảm và liên quan đến bảo đảm nghĩa vụ dân sự, được viết theo đặt hàng của Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp để tham gia Hội thảo Khoa học cấp bộ: “Nhận diện khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam”.

1. Về cầm cố thẻ tiết kiệm của ngân hàng khác:

1.1. Khó khăn, vướng mắc:

Việc cầm cố thẻ tiết kiệm do ngân hàng khác phát hành chưa bảo đảm cơ sở pháp lý. Thủ tục hiện nay là, bên phát hành thẻ tiết kiệm xác nhận đồng ý phong toả tài khoản tiền gửi và xác nhận hỗ trợ bên nhận cầm cố xử lý để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc này dường như mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ, chứ chưa rõ nghĩa vụ là của Bên phát hành thẻ tiết kiệm. Nếu có nghĩa vụ thanh toán khác, đặc biệt nếu như chính là nghĩa vụ với ngân hàng phát hành thẻ tiết kiệm, thì ngân hàng phát hành có thể ưu tiên khấu trừ số tiền gửi trước. Bên nhận cầm cố khó có cơ sở pháp lý để đòi hỏi quyền lợi.

1.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Cầm cố thẻ tiết kiệm là một trường hợp rất đặc biệt. Bên nhận cầm cố không “trực tiếp giữ tài sản”, cũng không “uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản” theo quy định tại Điều 16 “Giữ tài sản cầm cố”,  Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP).

Người phát hành thẻ tiết kiệm cũng không phải là người thứ ba giữ tài sản cầm cố (càng không phải là giữ tài sản thế chấp). Do đó, bên phát hành thẻ tiết kiệm cũng không có các nghĩa vụ theo “hợp đồng gửi giữ tài sản” như quy định tại khoản 2, Điều 17 “Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP: “Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.”

 

Pháp luật chưa quy định rõ nghĩa vụ của ngân hàng phát hành thẻ tiết kiệm. Khoản 2, Điều 19 “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chỉ quy định: “bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.” Và đoạn 2, khoản 3 tiếp theo thì không quy định nghĩa vụ đối với người phát hành thẻ tiết kiệm, mà chỉ quy định nghĩa vụ của người phát hành giấy tờ có giá: “Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố mà gây thiệt hại cho bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

1.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP theo hướng, quy định rõ việc xác nhận cầm cố thẻ tiết kiệm là một thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và nghĩa vụ của người phát hành thẻ tiết kiệm trong trường hợp đã xác nhận việc cầm cố.

2. Về thế chấp hàng hoá luân chuyển:

2.1. Khó khăn, vướng mắc:

Tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dù đã được đăng ký thế chấp và các bên thoả thuận chỉ được bán khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, nhưng bên thế chấp có thể bán bất kỳ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.

Bên nhận thế chấp chỉ có quyền “yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.”

2.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Khoản 3, Điều 349 “Quyền của bên thế chấp tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Bên thế chấp tài sản có quyền “Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.”

Khoản 1, Điều 20 “Quyền của bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng quy định bên nhận thế chấp chỉ có quyền thu hồi tài sản thế chấp “trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp”.

Các quy định trên đã đương nhiên cho phép bên thế chấp được bán tài sản thế chấp và loại trừ hoàn toàn quyền của bên nhận thế chấp đối với việc thu hồi tài sản thế chấp đã được đăng ký thế chấp hợp pháp bị bán trái với thoả thuận. Như vậy bên mua tài sản thế chấp luôn được bảo vệ, không cần biết có ngay tình hay không và dù cho tài sản thế chấp có hay không được đăng ký thế chấp.

Với những quy định như trên, pháp luật đã mặc nhiên phủ nhận ý chí thoả thuận của các bên và đã vô hiệu hoá ý nghĩa, tác dụng của cơ chế đăng ký thế chấp tài sản là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

2.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP theo hướng, quy định rõ việc giải quyết hậu quả pháp lý (quyền, nghĩa vụ của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên thứ ba) đối với việc bên thế chấp bán tài sản thế chấp trái với thoả thuận với bên nhận thế chấp trong hai trường hợp có và không có đăng ký giao dịch thế chấp.

3. Về thế chấp xe ô tô:

3.1. Khó khăn, vướng mắc:

Khi bên nhận thế chấp không giữ Giấy chứng nhận đăng ký xe, bên nhận thế chấp xe ô tô dễ dàng bán, gán nợ, cầm cố, thế chấp,… xe ô tô đã được thế chấp hợp pháp, vì họ giữ cả xe và Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Tuy pháp luật vẫn bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp, tuy nhiên đối mặt với rủi ro quá cao, vì tài sản thế chấp là phương tiện di chuyển khắp nơi trên cả nước, nên không dễ theo dõi, quản lý, nhất là ước tính có thể lên đến 40-50% số xe đang lưu hành được mua bán trao tay, không làm thủ tục sang tên.

Việc này làm cho các ngân hàng sẽ hạn chế tối đa việc nhận thế chấp xe ô tô, dẫn đến khó khăn cho giao dịch vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 20a “Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định: Bên thế chấp giữ bản chính “Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.

Thực tế nhiều năm trước đây, ngân hàng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe, chỉ cấp cho chủ phương tiện bản sao, thì việc lưu hành vẫn diễn ra bình thường. Thậm chí còn xảy ra tình trạng, bản sao chỉ được cấp trong một thời hạn ngắn, nhưng dù đã hết thời hạn từ lâu, mà chủ xe vẫn lưu hành bình thường trong nhiều năm, tức là không cần đến cả bản chính lẫn bản sao.

3.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Nghị định số 163/2006/NĐ-CP theo hướng, cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được giữ (như Nghị định số 178/2000/NĐ-CP trước đây) hoặc cơ quan đăng ký thế chấp giữ hoặc đánh dấu trên Giấy chứng nhận để bên thứ ba nhận biết được rõ ràng việc xe ô tô đang được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

4. Về thế chấp phương tiện vận tải khác:

4.1. Khó khăn, vướng mắc:

Có sự không thống nhất trong việc quy định về biện pháp cầm cố và thế chấp các phương tiện giao thông vận tải là tàu bay, tàu biển, tàu thủy, thậm chí cả tàu cả.

4.1. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Bộ luật Hàng hải năm 2006 và Luật Thuỷ sản năm 2003 chỉ quy định biện pháp thế chấp tàu biển và tàu cá. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 thì quy định cả 2 biện pháp cầm cố, thế chấp tàu bay. Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004, Luật Giao thông đường sắt năm 2005 thì không có quy định về biện pháp cầm cố, thế chấp tàu sông, tàu hoả, tức là có thể được cầm cố hay thế chấp tuỳ thuộc vào việc chuyển giao hay không chuyển giao tài sản bảo đảm.

Riêng phương tiện giao thông đường bộ không được Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về biện pháp cầm cố, thế chấp là hợp lý, vì có thể thoả thuận biện pháp cầm cố hay thế chấp.

4.2. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 theo hướng, chỉ quy định việc thế chấp tàu bay thay vì vừa thế chấp, vừa cầm cố như quy định hiện hành. Đồng thời sửa đổi quy định của Luật Giao thông đường sắt và Luật Giao thông đường thủy nội địa theo hướng, quy định rõ việc thế chấp tàu hoả và tàu sông (không cầm cố).

5. Về thế chấp nhà ở:

5.1. Khó khăn, vướng mắc:

Có ba khó khăn vướng mắc về việc thế chấp nhà ở: Thứ nhất là, nhà ở, dù giá trị lớn đến đâu cũng chỉ được thế chấp tại một TCTD, mà không được thế chấp tại nhiều TCTD. Thứ hai là, chỉ được thế chấp để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, “nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ” (đồng nghĩa với việc không được thế chấp để bảo đảm một phần nghĩa vụ). Thứ ba là, không được thế chấp cho cá nhân, tổ chức khác ngoài TCTD.[2]

Xét riêng việc quy định chỉ được thế chấp nhà ở tại một TCTD đã là một điều ngớ ngẩn, nay lại còn được giải thích theo hướng, cấm thế thấp ở chỗ khác nữa thì khác nào cấm chủ sở hữu mua bán, thế chấp tài sản đang thuộc sở hữu của họ. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, từ chỗ bị nghiêm cấm “phát canh thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc bán nhượng đất dưới bất cứ hình thức nào”, đến nay gần như đã được tha hồ mua bán, thế chấp. Vậy mà nhà ở thuộc sở hữu tư nhân, lại bị hiểu là không được thế chấp cho cá nhân, tổ chức ngoài TCTD?

5.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 114 “Điều kiện thế chấp nhà ở”, Luật Nhà ở năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ nhưng chỉ được thế chấp tại một TCTD.

5.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Luật Nhà ở năm 2005 theo hướng, không quy định giá trị nhà ở phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ bảo đảm và không hạn chế việc chỉ được thế chấp tại một TCTD, đồng thời diễn đạt rõ để tránh cách hiểu rằng chỉ được thế chấp nhà ở tại TCTD. Trước mắt, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật để hoá giải cách hiểu rất vô lý: Chỉ được thế chấp nhà ở tại TCTD.

6. Về việc thế chấp bất động sản không kèm theo đất và ngược lại

6.1. Khó khăn, vướng mắc:

Bất động sản trên đất và đất là một khối tài sản chung, không thể tách rời. Nếu chỉ thế chấp một thứ, tài sản kia không thế chấp, vô cùng khó khăn trong xử lý, đặc biệt là trường hợp thế chấp ở các nơi khác nhau.

Khác với một tài sản thế chấp nhiều nơi, khi một nghĩa vụ đến hạn, thì nghĩa vụ kia cũng được coi là đến hạn và có thể xử lý tài sản bảo đảm, còn việc thế chấp nhà, bất động sản riêng, đất riêng, thì bị xung đột pháp luật, vì hai loại tài sản này tuy là một bất động sản nhưng lại có chế độ pháp lý khác nhau.

6.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Pháp luật cho phép thế chấp quyền sử dụng đất riêng và tài sản trên đất riêng. Khoản 2, Điều 716 “Phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất”: Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.” Trên cơ sở đó, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã quy định rõ việc chỉ thế chấp quyền sử dụng đất hoặc chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất.

6.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự theo hướng, quy định rõ trường hợp nào được nhận thế chấp riêng và tài sản gắn liền với đất riêng (chẳng hạn một trong hai loại không được thế chấp như trong trường hợp quyền sử dụng đất không được phép thế chấp hoặc công trình xây dựng trái phép). Các trường hợp còn lại, thì việc thế chấp bất động sản phải gắn liền với đất và ngược lại.

7. Về thế chấp quyền sử dụng đất:

7.1. Khó khăn, vướng mắc:

Rất khó khăn trong việc phân biệt trường hợp nào thì được phép thế chấp đối với đất nhận chuyển nhượng, đất giao, đất thuê, nhất là đối với đất thuộc quyền sử dụng của các tổ chức. Và trong một số trường hợp, chỉ được thế chấp để vay vốn sản xuất, kinh doanh, chứ không được thế chấp để bảo đảm những nghĩa vụ khác trong hoặc phi sản xuất, kinh doanh.

7.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Luật Đất đai năm 2003 quy định không rõ về các loại đất được thế chấp và có sự nhầm lẫn với luật cũ từ những năm 1980 khi cấm mua bán, chuyển nhượng đất đai, do đó dẫn đến hệ quả là trong một số trường hợp chỉ quy định việc thế chấp đất đai tại các TCTD để vay vốn sản xuất, kinh doanh.

7.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 theo hướng, tổ chức kinh tế không chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh; cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất không chỉ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn sản xuất, kinh doanh, mà được thế chấp cho mọi tổ chức, cá nhân và để bảo đảm cho mọi nghĩa vụ dân sự.

8. Về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai:

8.1. Khó khăn, vướng mắc:

Hiện nay, trừ quyền sử dụng đất, còn nhà ở và các bất động sản khác, tuy đã hiện hữu từ nhiều năm, nhưng vẫn có thể được xác định là tài sản hình thành trong tương lai. Đặc biệt là ngay cả tài sản chưa hề hình thành trên thực tế vẫn được coi là tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ.

Nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai là đúng luật, nhưng không giải quyết được bản chất của giao dịch bảo đảm, vì như vậy thì có thể bảo đảm (nếu có thể quy đổi ngay thành tiền) nhưng cũng rất có thế không hề có bảo đảm (nếu chưa thể quy đổi ngay thành tiền, thậm chí tài sản không bao giờ được hình thành xong).[3] Do vậy, việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chỉ có ý nghĩa đối với tài sản hoặc phần tài sản đã hình thành xong, nhưng chưa có giấy tờ sở hữu hoặc đang trên đường vận chuyển, còn sẽ trở lên vô nghĩa đối với các trường hợp tài sản chưa được hình thành.

Vướng mắc nữa là không công chứng, đăng ký được hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.

Ngoài ra, đều được coi là tài sản hình thành trong tương lai, nhưng nhà ở đang xây dựng, thì được thế chấp, mua bán,[4] còn khi đã xây xong và bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, thì lại không được phép thế chấp, mua bán.[5]

8.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Chưa có tài sản hiện hữu thì việc bảo đảm không còn ý nghĩa thực tiễn, còn tương lai thì có thể có và có thể không có tài sản bảo đảm.

Điều 91 “Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch”, Luật Nhà ở năm 2005 quy định giao dịch nói chung, thế chấp nhà ở nói riêng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều 5 “Lời chứng của công chứng viên”, Luật Công chứng năm 2006 quy định: Lời chứng của công chứng viên phải ghi rõ “mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật”.

8.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự và các đạo luật liên quan theo hướng, loại bỏ tài sản hình thành trong tương lai chưa hiện hữu ra khỏi các loại tài sản được cầm cố, thế chấp; đồng thời không gọi các bất động sản đã hình thành là tài sản hình thành trong tương lai (cần cho phép thế chấp bất động sản chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu). Chỉ nên ghi nhận cam kết hứa hẹn thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hình thành đến đâu thì mới có giá trị bảo đảm và được thế chấp đến đó.

Đề nghị sửa Luật Công chứng theo hướng, chỉ công chứng hình thức.

9. Về tài sản bảo đảm của hộ gia đình:

9.1. Khó khăn, vướng mắc:

Tài sản bảo đảm của hộ gia đình theo quy định phải được tất cả các thành viên trong hộ gia đình đồng ý bằng văn bản. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là thành viên của hộ gia đình là điều rất khó khăn, vì hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Nguy cơ hợp đồng thế chấp (đã được công chứng và đăng ký thế chấp) bị vô hiệu là rất lớn.[6]

9.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Việc thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên trong hộ gia đình từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý theo quy định tại khoản 2, Điều 108 “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự năm 2005: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.”

Khoản 2, Điều 146 “Hợp đồng về quyền sử dụng đất”, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 20-10-2004 của Chính phủ về Thi hành Luật Đất đai quy định “Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.”

9.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng, loại bỏ chủ thể hộ gia đình ra khỏi chủ thể của Bộ luật Dân sự. Đồng thời sửa Luật Đất đai theo hướng, phải ghi rõ tên của tất cả các thành viên có quyền sử dụng (sở hữu) đất, thay vì ghi hộ gia đình.

Trường hợp có một số thành viên trong hộ gia đình không ký tên trong hợp đồng thế chấp thì hợp đồng thế chấp chỉ vô hiệu một phần.

10. Về thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của người khác (thế chấp tài sản của người thứ ba):

10.1. Khó khăn, vướng mắc:

Việc thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của người khác (thế chấp tài sản của người thứ ba) đang bị cuốn vào cuộc chiến rủi ro pháp lý rất đáng lo ngại, bị coi là trái luật và luôn có nguy cơ bị tuyên vô hiệu vì Toà án và nhiều cơ quan cho rằng phải gọi đúng là hợp đồng bảo lãnh.[7]

Trong khi đó, vì theo đúng tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2005, các cơ quan công chứng và đăng ký thế chấp chỉ chấp nhận hợp đồng thế chấp, chứ không chấp nhận hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản nói chung và bằng bất động sản nói riêng.

10.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Do nhận thức sai và do quy định về bảo lãnh tại Điều 361 “Bảo lãnh”, Bộ luật Dân sự năm 2005 không rõ, gần như không khác gì quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.” Trong khi đó Luật Đất đai hiện hành năm 2003, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 lại nhiều lần đề cập đến việc bảo lãnh bên cạnh việc thế chấp quyền sử dụng đất. Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005” của Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, do PGS.TS Hoàng Thế Liên chủ biên, tại trang 157 cũng giải thích Điều 361, Bộ luật Dân sự rằng: “Điều khác nhau cơ bản giữa chế định bảo lãnh và các chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nêu trên là ở chỗ bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó người thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác chứ không phải là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính chủ sở hữu tài sản như các chế định bảo đảm khác.”

Khoản 1, Điều 47 “Xử lý tài sản của bên bảo lãnh”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.” đã dẫn đến cách hiểu, bảo lãnh gồm 2 trường hợp đưa trước và chưa đưa tài sản vào cầm cố, thế chấp.

10.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, quy định rõ bảo lãnh là biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, nhưng không đưa tài sản vào cầm cố, thế chấp. Nếu có tài sản cầm cố, thế chấp thì áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba.

Bãi bỏ quy định tại khoản 1, Điều 47 “Xử lý tài sản của bên bảo lãnh”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.

Trước mắt đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích rõ khái niệm bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự và đề nghị Toà án nhân dân tối cao chỉ đạo xét xử theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.

11. Về uỷ quyền giao dịch bảo đảm:

11.1. Khó khăn, vướng mắc:

Nhiều người, trong đó có một số thẩm phán cho rằng, chỉ chấp nhận hợp đồng uỷ quyền giao dịch bảo đảm tại ngân hàng để vay vốn cho chính người uỷ quyền, chứ không được phép uỷ quyền cầm cố, thế chấp để vay vốn cho người được uỷ quyền hay cho người khác.[8]

11.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 581 “Hợp đồng uỷ quyền”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền” đã bị nhiều người hiểu sai rằng, mọi hành động của người được ủy quyền đều phải vì lợi ích của người ủy quyền, do đó ký hợp đồng bảo đảm để vay vốn cho người khác là trái luật.

11.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Quy định, giải thích rõ việc uỷ quyền có thể bao gồm để thực hiện cả quyền và nghĩa vụ của bên uỷ quyền, tức là bên được ủy quyền hoàn toàn có quyền ký hợp đồng cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ cho chính người có tài sản hay cho người khác đều là hợp pháp.

12. Về một người đồng thời ký hợp đồng bảo đảm với 2 tư cách:

12.1. Khó khăn, vướng mắc:

Việc một người đồng thời ký với 2 tư cách (bên bảo đảm và bên vay vốn) trong hợp đồng bảo đảm là trường hợp khá phổ biến. Chẳn hạn chủ tịch hoặc giám đốc một công ty, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mang tài sản cá nhân của mình để cầm cố, thế chấp bảo đảm cho khoản vay của công ty là một việc làm hoàn toàn hợp pháp, chính đáng. Hợp đồng bảo đảm được ký giữa 2 bên, chủ sở hữu tài sản là cá nhân với ngân hàng để bảo đảm cho khoản vay của công ty thì là hoàn toàn bình thường. Nếu hợp đồng bảo đảm được ký giữa 3 bên, tức là đưa thêm công ty với tư cách là bên vay vốn vào, thì càng đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và chắc chắn hơn. Tuy nhiên, nó lại dẫn đến hậu quả pháp lý nặng nề, đã có bản án tuyên vô hiệu giao dịch bảo đảm trong trường hợp này. Và hàng vạn hợp đồng bảo đảm khác luôn nơm nớp như cá nằm trên thớt trước nguy cơ bị tuyên vô hiệu.

12.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Khoản 5, Điều 144 “Phạm vi đại diện”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Đây là quy định cần thiết và hợp lý trong các giao dịch dân sự nói chung để tránh tình trạng lợi dụng trục lợi hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia quan hệ dân sự nói chung. Do chưa có “quy định khác” là thế nào, nên điều cấm này đã bị hiểu một cách quá máy móc đối với giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.

12.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, quy định rõ một người được ký hợp đồng cầm cố, thế chấp với 2 tư cách, vừa là đại diện của bên vay vốn, vừa là đại diện của bên bảo đảm. Trong lúc chưa sửa đổi Bộ luật, thì cần phải bổ sung quy định này vào Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.

Thực tế hiện nay đành chỉ để 2 bên ký hợp đồng bảo đảm 3 bên. Hoặc lại phải lách luật bằng cách giám đốc buộc phải uỷ quyền cho phó giám đốc công ty ký hoặc chủ sở hữu tài sản đành phải uỷ quyền cho người khác ký hộ mình. Bản chất thì vẫn không có gì thay đổi, nhưng lại “qua mặt” được những người theo trường phái vô hiệu.

13. Về nội dung của hợp đồng bảo đảm:

13.1. Khó khăn, vướng mắc:

Hợp đồng bảo đảm bắt buộc phải có những nội dung nào là vấn đề chưa được pháp luật quy định rõ. Chẳng hạn giá trị của tài sản bảo đảm là một trong những nội dung trọng yếu của của hợp đồng bảo đảm, nhưng theo hướng, dẫn của Bộ Tư pháp thì lại không nhất thiết phải ghi trong hợp đồng bảo đảm, trừ thế chấp nhà ở là phải ghi rõ, do phải thực hiện quy định tại Điều 114 “Điều kiện thế chấp nhà ở, Luật Nhà ở năm 2005. Từ đó Công văn của Bộ Tư pháp khẳng định “Công chứng viên yêu cầu trong hợp đồng bảo đảm phải có điều khoản về giá trị của tài sản bảo đảm là không đúng với quy định của pháp luật.”[9] Nếu như vậy, thì chẳng hoá ra, hợp đồng mua bán tài sản, nếu không ghi giá cả và giá trị thì cũng không trái với quy định của pháp luật?

13.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 402 “Nội dung của hợp đồng dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định “Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây”. Như vậy thì trừ khi pháp luật có quy định cụ thể về điều khoản bắt buộc như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm,… các hợp đồng khác không cần biết có hay không có điều khoản chủ yếu (bắt buộc).

13.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, quy định giá trị nghĩa vụ được bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm phải là những nội dung bắt buộc phải có trong các hợp đồng bảo đảm.

14. Về các thủ tục bắt buộc trong thế chấp bất động sản:

14.1. Khó khăn, vướng mắc: [10]

Việc đồng thời phải công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm gây phức tạp, tốn kém không cần thiết. Nếu như pháp luật thực sự muốn bảo vệ người ngay thật, không dung túng cho các hành vi gian lận, lừa đảo, thì chỉ cần quy định bên nào thực sự đã công chứng hợp đồng thế chấp trước là có quyền ưu tiên. Nhưng pháp luật đã gây nhiễu loạn, vô tình tiếp tay cho những kẻ giao dịch lật lọng, bội ước, thậm chí phạm tội bằng quy định bắt buộc phải công chứng, nhưng lại vô giá trị pháp lý. Giao dịch công chứng sau dù có bất hợp pháp, phủ nhận, cướp đoạt giao dịch công chứng hợp pháp, tự nguyện trước đó, nhưng nếu như nhanh tay đăng ký được thế chấp trước, thì lại trở thành hợp pháp và lại được quyền ưu tiên hơn. Đúng ra, điều này chỉ được chấp nhận duy nhất trong một trường hợp, đó là khi người nhận thế chấp trước cho phép tiếp tục được thế chấp cho người khác (sẵn sàng chia sẻ hay hy sinh vì lợi ích của người nhận thế chấp sau).

Công chứng và đăng ký thế chấp chỉ thực sự có ý nghĩa pháp lý, nếu như có giao dịch khác trùng lặp, dẫn đến xung đột quyền lợi và nghĩa vụ. Tuy nhiên trên thực tế xét xử, dù tài sản thế chấp chỉ liên quan đến một chủ nợ và một con nợ, không hề xuất hiện người thứ ba, nhưng nếu hợp đồng thế chấp không công chứng thì sẽ bị vô hiệu và không đăng ký thế chấp thì cũng bị vô hiệu.

Bắt buộc phải làm, cùng nhau thoả thuận loại trừ mọi giao dịch khác, nhưng lại bị quy định về quyền ưu tiên đăng ký thế chấp vô hiệu hoá. Không thế chấp nhận 2-3 thứ thủ tục pháp lý bắt buộc, nhưng rồi lại xung đột nhau, nhất là trường hợp bên này công chứng đúng nhưng đăng ký thế chấp sai và bên kia thì đăng ký đúng, nhưng lại công chứng sai.

14.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Theo quy định hiện hành, việc thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất bắt buộc đồng thời phải công chứng và đăng ký thế chấp, ngoài ra phải bàn giao bản chính giấy chứng nhận bất động sản.

14.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Luật Nhà ở năm 2005 và Luật Đất đai năm 2003 theo hướng, không bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất.

Đồng thời sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, quy định rõ hợp đồng nói chung, hợp đồng thế chấp nói riêng không bị vô hiệu trong trường hợp không công chứng và đăng ký thế chấp.

15. Về việc đăng ký thế chấp tại Bộ Tư pháp:

15.1. Khó khăn, vướng mắc:

Việc đăng ký thế chấp tại Trung tâm đăng ký giao dịch và tài sản, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp), tuy rất nhanh chóng, thuận tiện, nhưng ý nghĩa tác dụng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là việc đăng ký thế chấp hàng hoá, không bảo đảm cơ sở pháp lý cũng như thực tế khi phải xử lý tài sản bảo đảm, nhất là trường hợp nhiều ngân hàng cùng nhận thế chấp một lô hàng, kho hàng cùng loại. Bên thế chấp được quyền đương nhiên bán hợp pháp, kể cả trường hợp vi phạm thoả thuận về việc bán phải có sự cho phép của bên nhận thế chấp. Do đó nguyên tắc thứ tự ưu tiên tại Điều 325 về “Thứ tự ưu tiên thanh toán”, Bộ luật Dân sự năm 2005 hầu như không còn ý nghĩa trên thực tế.

15.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Pháp luật cho phép bên thế chấp tự động được quyền bán, không cần có sự đồng ý của bên thế chấp.[11] Với môi trường pháp lý hiện nay, nếu đã cho bên thế chấp bán hàng không cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, thì quyền bảo đảm của bên nhận thế chấp gần như là vô nghĩa.

15.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP theo hướng, đã đăng ký thế chấp rồi, thì mọi việc mua bán, trao đổi, tặng cho hàng hoá mà không được sự đồng ý của bên nhận thế chấp đều là bất hợp pháp.

16. Về hiệu lực của giao dịch bảo đảm:

16.1. Khó khăn, vướng mắc:

Chỉ thấy các quy định bắt buộc phải công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tuy nhiên chưa thấy quy định nào khẳng định việc không công chứng hay không đăng ký giao dịch bảo đảm thì hợp đồng bị vô hiệu.[12] Tuy nhiên, thực tế xét xử, các hợp đồng bắt buộc phải công chứng và bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm đều bị tuyên vô hiệu, nếu như không thực hiện 1 trong 2 thủ tục này.

Thế thì không thể hiểu nổi, thủ tục bắt buộc công chứng thì có giá trị với bên nào và thủ tục bắt buộc đăng ký thế chấp thì cũng không phải là chỉ “có giá trị pháp lý đối với người thứ ba”, mà là có giá trị pháp lý đối với bên thứ nhất và bên thứ hai. Như vậy thì khác nào mọi sự thoả thuận tự do, tự nguyện ý chí của hai bên giao dịch thế chấp đều trở thành vô nghĩa, vô giá trị. Chỉ có thủ tục hành chính mới có ý nghĩa, có giá trị đối với giao dịch dân sự nói chung và giao dịch bảo đảm nói riêng.

16.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Với một loạt quy định liên quan dưới đây của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã, dẫn đến cách hiểu phổ biến là, cứ không công chứng hoặc không đăng ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp bắt buộc phải thực hiện thì đều là vô hiệu:

– Khoản 2, Điều 122 “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” quy định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”;

– Điều 134 “Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức” quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”;

– Khoản 3, Điều 323 “Đăng ký giao dịch bảo đảm”, quy định: “Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.”;

– Đoạn 2, khoản 2, Điều 401 “Hình thức hợp đồng dân sự”, quy định: “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”.

16.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, không bắt buộc phải công chứng hợp đồng bảo đảm, đồng thời quy định rõ việc không công chứng hợp đồng, trong trường hợp bắt buộc phải công chứng, cũng không bị vô hiệu, mà chỉ là vi phạm quy định thủ tục hành chính. Tương tự, việc không đăng ký giao dịch bào đảm thì càng không bị vô hiệu, mà chỉ không có giá trị pháp lý với người thứ ba (vẫn có hiệu lực đối với các bên tham gia giao dịch).

17. Về biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý:

17.1. Khó khăn, vướng mắc:

Về nguyên lý chung, trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết, bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi, thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý. Tuy nhiên, do việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý đồng nghĩa với việc bên bảo đảm bị mất tài sản đó, nên bên bảo đảm thường có thái độ bất hợp tác, chây ỳ và tìm cách trì hoãn việc chuyển giao tài sản bảo đảm.

17.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Khoản 5, Điều 63 “Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã quy định về sự hỗ trợ của UBND cấp xã và cơ quan Công an đối với hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm, nhưng chỉ có nhiệm vụ “giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm”.

17.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (UBND, cơ quan Công an và cơ quan khác) hỗ trợ hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm trong các văn bản pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm.

18. Về thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm:

18.1. Vướng mắc:

Trước khi ký hợp đồng mua bán, sang tên tài sản thì phải tiến hành thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm. Trong một khoảng thời gian tương đối dài, có khi hàng năm, khoản nợ đang từ có bảo đảm trở thành không có bảo đảm, tài sản bảo đảm trở thành không bị hạn chế giao dịch, gây ra rủi ro lớn cho bên nhận bảo đảm. Thậm chí, cơ quan thi hành án có thể ra quyết định cưỡng chế, kê biên tài sản trong khoảng thời gian này, thì bên nhận thế chấp sẽ mất quyền ưu tiên.

18.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Do không có quy định rõ, nên các tổ chức công chứng và các cơ quan đang hiểu theo nguyên tắc rằng, tài sản đang được bảo đảm cho nghĩa vụ, thì không được phép giao dịch, chuyển nhượng, dù chính bên nhận bảo đảm đồng ý.

18.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Hướng dẫn và quy định rõ cho phép ký hợp đồng và sang tên, đổi chủ tài sản trong thời gian chưa giải chấp, nếu bên nhận bảo đảm đồng ý hoặc quy định để bảo đảm an toàn cho khoảng trống pháp lý từ thời điểm giải chấp đến khi tài sản bảo đảm đã được xử lý xong.

19. Về thẩm quyền bán tài sản bảo đảm:

19.1. Khó khăn, vướng mắc:

Hợp đồng thế chấp có điều khoản thoả thuận về việc bên nhận thế chấp được quyền bán tài sản thế chấp, thậm chí ghi nhận rõ việc bên thế chấp uỷ quyền cho bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, hầu hết công chứng viên, tổ chức bán đấu giá và cơ quan đăng ký sang tên bất động sản chỉ chấp nhận thỏa thuận tại thời điểm bán tài sản, mà không chấp nhận thỏa thuận từ trước trong hợp đồng bảo đảm, mà đòi hỏi bên thế chấp phải ký hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng uỷ quyền tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp, nhất là đối với bất động sản. Việc này đã làm cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm thường phải đưa ra Toà án, bị kéo dài, tốn kém và ảnh hưởng đến việc hạch toán, nộp thuế không đúng với bản chất giao dịch.

Một số TCTD đã đối phó với việc này bằng cách: Làm hợp đồng uỷ quyền bán tài sản cùng thời điểm với việc ký hợp đồng thế chấp. Điều này là bất hợp lý và cũng chỉ một số tổ chức công chứng chấp nhận.

19.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 64a “Bán tài sản bảo đảm” và các quy định khác của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cho phép bên nhận bảo đảm được bán hoặc yêu cầu tổ chức bán đấu giá bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận. Khoản 2, Điều 70 “Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.”

Tuy nhiên do chưa có sự thống nhất với Luật Đất đai, Luật Nhà ở và chưa có quy định cụ thể.

19.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể khoản 2, Điều 70, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.

Sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, bên nhận bào đảm được quyền đương nhiên bán bất động sản căn cứ vào hợp đồng thế chấp, không cần có văn bản đồng ý của bên thế chấp, tương tự như quy định tại Điều 70, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.

Sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng, rút ngắn thủ tục các vụ việc yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại Toà án, cùng với việc tạo cơ chế hợp lý để tăng cường vai trò tham gia giải quyết của Trọng tài thương mại.

20. Về nhận tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ (gán nợ);

20.1. Khó khăn, vướng mắc:

Trong trường hợp các bên nhận chính bất động sản nói riêng, các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu nói chung, để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ (gán nợ) thì lại phải lập hợp đồng mua bán thì mới được sang tên.

20.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 64b “Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã quy định nhưng Bộ luật Dân sự thì chưa đề cập đến trường hợp này và các thông tư, thủ tục cụ thể liên quan thì chỉ hướng dẫn thủ tục mua bán, chuyển nhượng, tặng cho tài sản, mà không có trường hợp nhận chính tài sản thay thế cho nghĩa vụ trả nợ.

20.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Hướng dẫn các tổ chức công chứng và đăng ký sang tên bất động sản chấp nhận hình thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ, thay vì phải làm hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản.

Sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng, quy định cụ thể về việc này.

21. Về thủ tục tố tụng xử lý tài sản bảo đảm:

21.1. Khó khăn, vướng mắc:

Thực tiễn xử lý nợ cho thấy TCTD phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý nợ, nhưng nếu không đem lại hiệu quả thì khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ sẽ là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, quá trình này thường mất rất nhiều thời gian (Toà án giải quyết xong một vụ án thường mất một vài năm) và chi phí của TCTD. Đặc biệt, muốn xử lý tài sản thế chấp thì không được khởi kiện thẳng bên có tài sản thế chấp, mà phải kiện bên vay vốn (được cấp tín dụng)..

21.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Cơ chế, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm (bên có nghĩa vụ thanh toán nợ) như người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan bỏ trốn khỏi nơi cư trú, cố ý trì hoãn vắng mặt nhiều lần ở phiên toà… Có những trường hợp người vay vốn, người thế chấp, bảo lãnh vay vốn bị khởi tố, điều tra xử lý trong một vụ án hình sự khác không liên quan đến việc người vay vốn, bên thế chấp, bên bảo lãnh vay vốn tại TCTD, nhưng Tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để chờ kết quả giải quyết của cơ quan điều tra. Hoặc TCTD cũng phải chờ đợi khi Tòa án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để đợi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lời về nội dung Tòa án có văn bản hỏi.

21.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng, rút ngắn thủ tục giải quyết các vụ việc yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại Toà án, đặc biệt là các trường hợp mà hợp đồng thế chấp đã được công chứng, cùng với việc tạo cơ chế hợp lý để tăng cường vai trò tham gia giải quyết của Trọng tài thương mại.

22. Về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự:

22.1. Khó khăn, vướng mắc:

Thời hiệu khởi kiện ngắn và được tính “từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm” không bảo đảm quyền của người có quyền lợi bị xâm phạm.

22.1. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 427 “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”.

22.2. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng kéo dài thời hiệu khởi kiện từ 2 năm lên 3 năm, như đã từng được quy định trong Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991, đồng thời thay thế quy định “kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm” bằng quy định “kể từ ngày biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”.

23. Về trách nhiệm trả nợ sau khi bán tài sản bảo đảm:

23.1. Khó khăn, vướng mắc:

Sau khi bán tài sản bảo đảm của người thứ ba để trả nợ, nếu vẫn không đủ để trả nợ, thì bên được bảo đảm hay bên bảo đảm nghĩa vụ hay cả hai bên có nghĩa vụ trả nợ là điều không rõ ràng, dẫn đến việc tranh cãi phức tạp về nghĩa vụ trả nợ.

23.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 338 “Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố” và Điều 355 “Xử lý tài sản thế chấp”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Nếu tiền bán tài sản bảo đảm trả nợ thiếu, thì bên bảo đảm “phải trả tiếp phần còn thiếu”. Điều này chỉ đúng trong trường hợp bên bảo đảm đồng thời cũng chính là bên vay vốn, còn nếu bên bảo đảm là bên thứ ba, thì nghĩa vụ của bên bảo đảm phải được chấm dứt, chứ không thể khoác cho họ một trách nhiệm trời ơi như vậy. Trách nhiệm tiếp tục trả nợ chỉ có thể là của bên vay vốn.

23.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Điều 338 và Điều 355, Bộ luật Dân sự theo hướng, bỏ quy định, nếu tiền bán tài sản bảo đảm trả nợ thiếu, thì bên bảo đảm “phải trả tiếp phần còn thiếu”.

24. Về công khai thông tin giao dịch bảo đảm:

24.1. Khó khăn, vướng mắc:

Thông tin về giao dịch bảo đảm, đặc biệt thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm, phải được công khai rộng rãi thì mới phát huy được ý nghĩa, tác dụng. Tuy nhiên, hiện nay trong nhiều trường hợp đang hạn chế công khai các thông tin giao dịch ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của khách hàng, vì quy định phải bảo mật thông tin của khách hàng.

24.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Khoản 2, Điều 14 “Bảo mật thông tin”, Luật Các TCTD năm 2010 quy định: “ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” Khoản 1, Điều 6 “Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng”, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.” Như vậy, trong nhiều trường hợp, thông tin về giao dịch bảo đảm có thể là thông tin mật, do đó không được phép cung cấp, phổ biến rộng rãi.

24.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, quy định rõ việc phải công khai thông tin về giao dịch bảo đảm, không thuộc loại thông tin phải giữ bí mật theo quy định tại Luật Các TCTD năm 2010 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Đồng thời, đề nghị nhanh chóng xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong cả nước về giao dịch bảo đảm giúp truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tài sản bảo đảm

25. Về trường hợp tài sản thế chấp bị tịch thu:

25.1. Khó khăn, vướng mắc:

Tài sản thế chấp bị thu giữ hoặc tịch thu theo tố tụng hành chính hoặc hình sự, dẫn đến bên nhận cầm cố, thế chấp mất quyền ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nợ.

25.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thu giữ và xử lý sung công các tài sản là công cụ, phương tiện phạm tội, vi phạm hành chính.

25.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự (hoặc Luật riêng về giao dịch bảo đảm), Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tố tụng hành chính theo hướng, xử lý xung đột trong trường hợp này. Về nguyên tắc, phải ưu tiên cho bên nhận bảo đảm, cũng như chủ sở hữu tài sản nếu họ không vi phạm pháp luật và rơi vào trường hợp bị tịch thu tài sản.

26. Về thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản bảo đảm:

26.1. Khó khăn, vướng mắc:

Việc bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ, tuy không phải là một hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn phải nộp thuế GTGT (không được miễn thuế như đã từng thực hiện nhiều năm trước đây). Quy định này là không hợp lý và không tạo điều kiện cho việc xử lý nợ của các TCTD, nhất là trong giai đoạn này và trên thực tế đa số các trường hợp, số tiền bán tài sản bảo đảm không đủ để trả nợ.

26.1. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Luật và Nghị định về Thuế giá trị gia tăng (GTGT) không quy định cho miễn thuế GTGT đối với việc bán tài sản bảo đảm. Tvà các văn bản hướng dẫn, đặc biệt tại điểm a, khoản 8, Điều 4 “Đối tượng không chịu thuế GTGT”, Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11-01-2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: “Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người nộp thuế GTGT hoặc đã được chuyển quyền sở hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế GTGT, trừ trường hợp là hàng hoá không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 4 Thông tư này”

26.2. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Đề xuất với Bộ Tài chính và Chính phủ về việc miễn thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản bảo đảm như đã từng quy định trước đây tại khoản 7, Điều 4 “Đối tượng thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng”, Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10-12-2003. Việc bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ chỉ nên thu thuế đối với phần giá trị vượt quá nghĩa vụ trả nợ. Quy định về việc thu thuế giá trị gia tăng bán tài sản bảo đảm là không hợp lý, gây khó khăn cho việc xử lý nợ của các TCTD, nhất là trong giai đoạn này hầu hết các trường hợp, số tiền bán tài sản bảo đảm không đủ để trả nợ.

27. Về phí thi hành án:

27.3. Khó khăn, vướng mắc:

Với thời gian xét xử quá dài, cách tính lãi suất chậm trả và lãi suất chậm thi hành án như lâu nay (chỉ phải trả lãi lãi quá hạn theo lãi suất cơ bản, thấp hơn lãi suất nợ gốc), bên được thi hành án còn phải nộp phí thi hành án thì quá bất hợp lý. Như vậy, là khuyến khích bên phải thi hành án chây ỳ, kéo dài, không tự nguyện thi hành án. Dù con (khách) nợ có thừa khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm có thừa giá trị, nhưng người được thi hành án cũng không bao giờ thu đủ số tiền nợ (luôn bị thiếu từ 1 – 200 triệu đồng phải trả phí thi hành án).

27.4. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 60 “Phí thi hành án dân sự”, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định “Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự.” Trên cơ sở đó, khoản 1, Điều 33 “Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án”, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13-7-2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự quy định: “Mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án.”

27.5. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Luật Thi hánh án dân sự theo hướng, yêu cầu bên phải thi hành án chịu toàn bộ phí thi hành án, đồng thời nên áp dụng thêm những chế tài đối với các trường hợp cố tình kéo dài thời gian thi hành án như buộc phải trả lãi suất trả chậm bằng 150% lãi suất vay vốn, phạt thêm một khoản tiền,… phí thi hành án. Trước mắc cần sửa Nghị định 58/2009/NĐ-CP theo hướng, chỉ tính phí thi hành án không quá 1% và mức tối đa là 20 triệu đồng.

28. Về cầm giữ tài sản:

28.1. Khó khăn, vướng mắc:

Trong quá trình nhận và xử lý tài sản bảo đảm, xuất hiện một số trường hợp tài sản bảo đảm bị người khác cầm giữ. Do đó phải đặt ra vấn đề thanh toán và ưu tiên thanh toán như thế nào cho người cầm giữ tài sản, không chỉ tiền bảo quản, giữ gìn tài sản, mà còn bao gồm cả các nghĩa vụ khác của bên có tài sản đối với bên đang cầm giữ tài sản. Tuy nhiên quyền quyền ưu tiên của bên cầm giữ tài sản như thế nào, thì pháp luật không quy định rõ.

28.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 325 “Thứ tự ưu tiên thanh toán”, Điều 338 “Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố” và Điều 355 “Xử lý tài sản thế chấp”, Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định: Tiền bán tài sản cầm cố, thế chấp được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố, thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, mà không có mối liên hệ với Điều 416 “Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ”.

27.6. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Chuyển Điều 416 “Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ” nói trên chương mục “Hợp đồng dân sự” sang chương mục “Giao dịch bảo đảm”, vì nó tương tự như một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ. Đồng thời cần có những quy định để giải quyết về thứ tự ưu tiên thanh toán liên quan đến việc cầm giữ tài sản.

29. Về biện pháp tín chấp:

29.1. Khó khăn, vướng mắc:

Bảo đảm nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp của các tổ chức chính trị – xã hội hoàn toàn vô nghĩa về tài sản và giá trị pháp lý.

29.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Điều 372 “Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội”, Bộ luật Dân sự quy định: “Tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc TCTD khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

29.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, loại bỏ tín chấp khỏi các biện pháp bảo đảm (nếu cần áp dụng cho tín dụng chính sách thì chỉ cần quy định trong các văn bản dưới luật) và không coi đây là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ. Hãy dành khái niệm này cho các giao dịch cho vay không có tài sản bảo đảm như trước khi có Bộ luật Dân sự năm 2005.

30. Về hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm:

30.1. Khó khăn, vướng mắc:

Hệ thống các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm hiện nay còn tản mạn, chồng chéo, phức tạp, mâu thuẫn, khó cho việc theo dõi, thực hiện.

30.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc:

Quy định về giao dịch bảo đảm được quy định tại nhiều văn bản như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng,…

30.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp:

Xem xét lựa chọn 1 trong 3 phương án quy định và sửa đổi về giao dịch bảo đảm theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:

– Sửa đổi tập trung các quy định về giao dịch bảo đảm trong Bộ luật Dân sự năm 2005, đồng thời loại bỏ các quy định về giao dịch bảo đảm trong các đạo luật khác;

– Ban hành một đạo luật riêng về giao dịch bảo đảm ;

– Sửa đổi Bộ luật Dân sự, đồng thời với việc sửa đổi các đạo luật liên quan (giữ nguyên như hiện nay).

 

KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ

22/06/2013

Tóm tắt:

Hoạt động định giá TSTT ở Việt Nam diễn ra từ khá lâu trước khi Luật SHTT ra đời năm 2005 song cho đến hiện nay việc định giá TSTT này vẫn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này xuất phát từ việc các văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn khá sơ sài và chồng chéo. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá TSTT mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình – trong đó bao gồm các TSTT. Ngay cả các văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT như Luật SHTT và các Nghị định hướng dẫn thi hành cũng chưa có một quy định liên quan đến việc định giá TSTT. Để việc định giá TSTT ở Việt Nam trong thời gian tới được đồng bộ thì cần có một văn bản pháp lý thống nhất khắc phục những bất cập của pháp luật về định giá tài sản vô hình nói chung và TSTT nói riêng hiện nay là một điều tất yếu.

1. Dẫn nhập

Đối với các doanh nghiệp, tài sản trí tuệ (TSTT) đóng vai trò là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc định giá TSTT giúp các doanh nghiệp khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường, đồng thời doanh nghiệp có thể tiến hành thương mại hóa được các TSTT một cách thuận lợi. Tuy nhiên, việc định giá TSTT ở Việt Nam còn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này có thể thấy rõ khi năm 1995, nhãn hiệu kem đánh răng “P/S” đã được định giá 5 triệu USD trong thương vụ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan cho Tập đoàn Unilever của Anh – Hà Lan hay nhãn hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” của Tổ hợp Sơn Hải cũng được hãng Colgate (Hoa Kỳ) định giá 3 triệu USD [1]. Song sau 14 năm, vào năm 2009, giá trị của nhãn hiệu TISCO của công ty Gang thép Thái Nguyên chỉ được định giá 39,5 tỷ đồng khi cổ phần hóa doanh nghiệp (chưa bằng 3% tổng giá trị tài sản – 1084 tỷ đồng) [2]. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp khi cổ phần hóa cũng chưa thực sự chú trọng việc tính giá trị của các TSTT vào giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hóa như Kem Tràng Tiền hay Bánh tôm Hồ Tây…

 

Vấn đề định giá TSTT đã được nhiều nhà chuyên môn nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu. Có thể kể tới các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:

(1) Các bài viết về vai trò của định giá TSTT và các phương pháp định giá TSTT như: Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti, “Định giá TSTT: Làm thế nào để lựa chọn một phương pháp định giá thích hợp”[3]; Daryl Martin & David Drews, “Kỹ thuật định giá TSTT” [4]; John Turner, “Định giá TSTT, Kỹ thuật định giá: các tham số, phương pháp và giới hạn” [5];

(2) Các bài viết về các tiêu chuẩn định giá TSTT của Hoa Kỳ như: Micheal R. Annis & Brad L. Pursel, “Định giá TSTT theo các nguyên tắc được chấp nhận chung (GAAP) của Hoa Kỳ và sự ảnh hưởng tới sự tranh chấp về SHTT; Ian McClure, “Kiểm tra sự tăng trưởng kinh tế: Định giá, tài chính và trao đổi TSTT” [6]; J. Timothy Cromley, “Các tiêu chuẩn định giá TSTT” [7].

Định giá TSTT là một vấn đề khá mới ở Việt Nam song cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới lĩnh vực mới này:

(1) Các nghiên cứu về nhu cầu, mục đích và các phương pháp định giá TSTT: Vũ An Khang, “Nhu cầu định giá TSTT và các vấn đề về tài chính, kế toán có liên quan”; TS Vũ Thị Hải Yến, “TSTT và các phương pháp định giá TSTT trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp”;

(2) Các nghiên cứu về định giá TSTT khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: TS Trần Văn Hải, ThS Trần Điệp Thành, Một số điểm cần chú ý khi định giá TSTT của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá; ThS Nguyễn Thị Tuyết, “Vai trò của TSTT và thực trạng nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam về TSTT trong cổ phần hóa doanh nghiệp”;

(3) Nghiên cứu về định giá TSTT khi góp vốn bằng TSTT của PGS. TS Trần Văn Nam,“Góp vốn bằng TSTT của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề tồn tại”.

Nguyên nhân dẫn đến việc định giá TSTT ở Việt Nam còn chưa theo một tiêu chuẩn nào xuất phát từ những bất cập của pháp luật. Do đó, trong bài viết, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật này để việc định giá TSTT sẽ được thống nhất hơn trong thời gian tới.

2. Thống nhất thuật ngữ

Thuật ngữ “TSTT” được sử dụng trong bài viết là thuật ngữ chỉ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được bảo hộ và được phép chuyển giao theo quy định Luật SHTT [8].

Khái niệm“định giá” có thể hiểu thông qua 2 khái niệm “định giá bất động sản” và“định giá công nghệ”:

“Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định” (Khoản 9 Điều 4 Luật kinh doanh bất động sản 2006);

“Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ” (Khoản 14 Điều 3 Luật chuyển giao công nghệ 2006)

Theo đó, “định giá” là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Định giá là công việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản đó trên thị trường. Việc định giá tài sản là do các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài sản tự thực hiện.

Khái niệm “định giá” không thể đồng nhất với khái niệm “thẩm định giá”. Theo Khoản 2, Điều 4 Pháp lệnh giá 2002: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”. Với quy định trên “thẩm định giá” được hiểu là việc xác định giá thị trường của tài sản. Thẩm định giá là việc tìm ra giá cả của tài sản định bán trong một thị trường. Công việc thẩm định giá thường do các thẩm định viên về giá thực hiện theo tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định.

Trong bài viết, thuật ngữ “định giá TSTT” được hiểu là việc đánh giá giá trị của các TSTT tại một địa điểm, thời điểm nhất định.

3. Pháp luật về định giá TSTT

3.1. Pháp luật quốc tế và nước ngoài về định giá TSTT

3.1.1. Pháp luật quốc tế về định giá TSTT

Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật quốc tế nào điều chỉnh việc định giá TSTT vì vậy việc định giá TSTT vẫn chủ yếu được thực hiện theo Hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình số 4 do Hội đồng định giá quốc tế (IVSC) công bố [9]. Hướng dẫn này được coi là một tài liệu tham khảo mang tính hướng dẫn chung về định giá TSTT nói riêng và định giá tài sản vô hình nói chung theo tiêu chuẩn quốc tế.

3.1.2. Pháp luật của một số quốc gia về định giá TSTT

Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc định giá TSTT nói riêng và định giá tài sản vô hình nói riêng. Hiện nay ở Hoa Kỳ chỉ có một vài hướng dẫn của các Hiệp hội mang tính chất tham khảo. Năm 2001, Hội đồng tiêu chuẩn tài chính kế toán công bố 2 thông báo về những tiêu chuẩn tài chính kế toán trong đó có quy định về việc định giá tài sản vô hình, TSTT khi sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đó là: Thông báo số 141: Hợp nhất doanh nghiệp; Thông báo số 142: Lợi thế thương mại và những tài sản vô hình khác [10]. Năm 2008, Hiệp hội định giá viên Hoa Kỳ đã ban hành “Tiêu chuẩn định giá doanh nghiệp” trong đó Tiêu chuẩn IX quy định về việc định giá tài sản vô hình [11].

Pháp luật Trung Quốc hiện nay cũng chưa có một văn bản pháp luật quy định riêng về định giá TSTT. Việc định giá TSTT hiện nay chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình được quy định trong Thông tư về việc đưa ra các tiêu chuẩn định giá tài sản – tài sản vô hình của Bộ Tài chính năm 2001 (sửa đổi năm 2008).

3.2. Pháp luật Việt Nam về định giá TSTT

Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến việc định giá TSTT như: Luật thi hành án dân sự 2008, Luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp (Nghị định 102/2010/NĐ-CP), Chuẩn mực kế toán số 04 về tài sản cố định (TSCĐ) vô hình ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Chuẩn mực kế toán số 04), Thông tư 203/2009/TT-BTC quy định về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (Thông tư 203/2009/TT-BTC), Thông tư 202/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP (Thông tư 202/2011/TT-BTC)… Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam về định giá TSTT vẫn còn khá sơ sài. Các văn bản pháp luật nêu trên hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá TSTT mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình – trong đó bao gồm các TSTT. Ngay cả Luật SHTT 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật SHTT) và các Nghị định hướng dẫn thi hành là những văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT cũng chưa có một quy định nào quy định về việc định giá TSTT.

4. Những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT

4.1. Việc sử dụng các thuật ngữ trong các văn bản pháp luật có liên quan tới việc định giá các TSTT còn chưa thống nhất.

Do được ban hành vào năm 2001 trước khi Luật SHTT ra đời nên Chuẩn mực kế toán số 04 vẫn còn sử dụng các thuật ngữ cũ chưa thống nhất với Luật SHTT khi liệt kê ra các TSTT: “bằng sáng chế, bản quyền, phần mềm máy vi tính, nhãn hiệu hàng hóa”là TSTT do doanh nghiệp đầu tư sẽ được coi là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp [12]. Thuật ngữ “bằng sáng chế” hay chính xác hơn là “bằng độc quyền sáng chế” dùng để chỉ văn bằng bảo hộ ghi nhận các thông tin về chủ sở hữu sáng chế, tên tác giả, đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ nên “bằng độc quyền sáng chế” sẽ không phải là một TSTT và nó cũng không là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. Do vậy, những “sáng chế” được pháp luật bảo hộ mới là TSCĐ vô hình chứ không phải là văn bằng bảo hộ ghi nhận những thông tin liên quan đến sáng chế được bảo hộ. Ngoài ra, “phần mềm máy vi tính” hay chính xác hơn là “phần mềm máy tính” không được coi là một trong những đối tượng của quyền SHTT mà chỉ có “chương trình máy tính”là một trong những đối tượng của quyền tác giả theo Khoản 1 Điều 22 Luật SHTT do đó việc liệt kê ra “phần mềm máy tính” là một trong những TSTT theo như Chuẩn mực kế toán 04 là chưa chuẩn xác.

Điểm b khoản 1 điều 6 Thông tư 203/2009/TT-BTC có sử dụng thuật ngữ “bằng sáng chế phát minh” là một trong những đối tượng của TSCĐ vô hình. Tuy nhiên, trong luật SHTT lại không tồn tại thuật ngữ này mà chỉ sử dụng thuật ngữ “bằng độc quyền sáng chế”. Điều đáng nói là Thông tư 203/2009/TT-BTC được ban hành vào 20.10.2009 tức là sau khi ban hành Luật SHTT sửa đổi, bổ sung vào 19.6.2009 mà vẫn sử dụng không đúng thuật ngữ so với Luật SHTT. Hơn nữa như đã phân tích mà chỉ có “sáng chế” được pháp luật bảo hộ là TSTT và là TSCĐ vô hình chứ không phải “bằng sáng chế phát minh”. Ngoài ra, Thông tư này đã sử dụng thuật ngữ “giống cây trồng” và “vật liệu nhân giống” để chỉ các đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là chưa chuẩn xác theo như quy định của Luật SHTT vì đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là“vật liệu nhân giống” và “vật liệu thu hoạch”.

4.2. Mâu thuẫn trong việc coi TSTT nào là TSCĐ vô hình để định giá và tính vào giá trị của doanh nghiệp

Theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 thì chỉ có một số các đối tượng của quyền SHTT mới được coi là TSCĐ vô hình như sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu đó không phải được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp như nhãn hiệu đó được mua lại, góp vốn…). Nhưng trong Thông tư 203/2009/TT-BTC tại Khoản 2 Điều 4 quy định tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều được coi là TSCĐ vô hình và từ đó là cơ sở để định giá và tính vào giá trị của doanh nghiệp.

Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Thông tư 203/2009/TT-BTC đã coi“chỉ dẫn địa lý” là một loại TSCĐ vô hình của doanh nghiệp đã mâu thuẫn với quy định tại Khoản 4 Điều 121 của Luật SHTT: “chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước”. Do đó, không thể coi “chỉ dẫn địa lý” là một loại TSCĐ vô hình của doanh nghiệp được.

“Thương hiệu” có được là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp hay không vẫn còn mâu thuẫn. Theo quy định của Điểm a Khoản 7 Điều 18 của Thông tư 202/2011/TT-BTC thì giá trị của “thương hiệu” (bao gồm “nhãn hiệu” và “tên thương mại”) được tính vào giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, trong Chuẩn mực kế toán số 04 lại không quy định “thương hiệu” là TSCĐ để được định giá và tính vào giá trị doanh nghiệp.

4.3. Quy định về chủ thể định giá TSTT còn chưa thực sự hợp lý

Theo Điều 30 Luật Doanh nghiệp thì TSTT là một trong những loại tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp và nêu ra chủ thể có quyền định giá TSTT góp vốn:

Khi góp vốn để thành lập doanh nghiệp, TSTT được góp vốn phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí (100% phiếu thuận).

Với quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp thì các thành viên/cổ đông sáng lập nên doanh nghiệp sẽ là những người trực tiếp định giá TSTT. Việc định giá trên có thể không phụ thuộc vào một tính toán cụ thể dựa trên các yếu tố thị trường, chi phí hay lợi nhuận của TSTT đó. Do đó, sẽ dẫn tới 2 trường hợp:

Trường hợp 1: TSTT được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn.

Trường hợp 2: TSTT được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn.

Khi doanh nghiệp đã hoạt độngviệc định giá TSTT sẽ do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Khoản 3 Điều 30 Luật Doanh nghiệp quy định về chế tài đối với người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm khi việc định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Chế tài này được thực hiện đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khi doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản. Tuy nhiên quy định trên cũng không quy định rõ trường hợp nào“người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, trường hợp nào“tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” phải liên đới chịu trách nhiệm? Khi nào mà cả 3 chủ thể trên đều phải liên đới chịu trách nhiệm?

4.4. Bất cập trong việc sử dụng phương pháp định giá TSTT

Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 203/2009/TT-BTC quy định về việc xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật SHTT là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra (Điểm e). “Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm” (Điểm g).

Như vậy, theo quy định của Thông tư 203/2009/TT-BTC thì việc xác định giá của TSTT là theo phương pháp định giá dựa trên chi phí quá khứ.

Thông tư 202/2011/TT-BTC quy định việc xác định giá trị “thương hiệu” là để góp phần xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp khi định giá doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa: “Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp…”.

Như vậy, theo quy định của Thông tư 202/2011/TT-BTC thì mới chỉ đưa ra cách tính giá trị của “thương hiệu” dựa trên giá trị của “nhãn hiệu” và “tên thương mại”. và cũng dựa trên phương pháp chi phí quá khứ.

Có thể thấy rằng, theo các quy định của pháp luật thì phương pháp để định giá TSTT ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa trên phương pháp chi phí quá khứ. Ưu điểm của phương pháp này là làm cho TSTT xuất hiện trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp với tư cách là một tài sản được hạch toán, do đó góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị kinh tế của TSTT. Tuy nhiên, phương pháp chi phí lại bộc lộ khá nhiều nhược điểm khiến cho phương pháp này không được áp dụng phổ biến trong thực tiễn định giá TSTT. Nhược điểm lớn nhất là chỉ sử dụng một yếu tố (yếu tố chi phí) để xác định giá trị của TSTT và hoàn toàn không xem xét tới lợi ích kinh tế tương lai mà TSTT đó có khả năng mang lại. Do đó, việc định giá TSTT chỉ dựa vào các chi phí trong quá khứ để tạo ra/phát triển TSTT là chưa thực sự đánh giá được tiềm năng kinh tế tương lai của TSTT đó.

5. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT

Bản chất của việc định giá TSTT là sự thỏa thuận về giá trị của TSTT giữa hai bên chủ thể tham gia định giá và là quan hệ dân sự/kinh tế do đó pháp luật không thể can thiệp quá sâu vào việc định giá song Nhà nước cần phải đưa ra được những quy định về định giá TSTT để hướng dẫn thực hiện việc định giá TSTT. Một Nghị định của Chính phủ quy định về việc định giá TSTT không chỉ giải quyết được những mâu thuẫn và bất cập trong các văn bản về định giá TSTT mà còn là chuẩn mực để việc định giá TSTT trong thời gian tới được đồng bộ hơn. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là những loại TSTT được pháp luật về SHTT bảo hộ và có thể chuyển giao được trong các giao dịch dân sự. Sau đây, tác giả xin đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định pháp luật về định giá TSTT:

5.1. Quy định về các loại TSTT không được định giá:

5.1.1. Các TSTT không được phép định giá khi chuyển nhượng quyền sở hữu TSTT

Chỉ dẫn địa lý: chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam và không thể chuyển nhượng quyền sở hữu.

Tên thương mại: không được định giá nếu việc chuyển nhượng tên thương mại đó không đi kèm với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

5.1.2. Các TSTT không được phép định giá khi chuyển quyền sử dụng TSTT

Chỉ dẫn địa lý: vì quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không thể chuyển giao.

Tên thương mại: vì quyền sử dụng tên thương mại không thể chuyển giao.

Nhãn hiệu tập thể (trong trường hợp định giá nhãn hiệu tập thể nhằm mục đích chuyển quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó).

5.1.3. Các TSTT không được phép định giá khi nhượng quyền thương mại

Bản chất của nhượng quyền thương mại là bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng “quyền thương mại” của mình trong kinh doanh. Theo quy định của Khoản 1 Điều 284 Luật Thương mại, khi nhượng quyền thương mại thì chỉ có các TSTT như nhãn hiệutên thương mại và bí mật kinh doanh là một bộ phận hợp thành“quyền thương mại” và được phép định giá. Theo tác giả, ngoài các TSTT nói trên được phép định giá khi nhượng quyền thương mại thì kiểu dáng công nghiệp và sáng chế cũng là một TSTT có thể định giá được khi tiến hành các hoạt động nhượng quyền thương mại. Như vậy, ngoài các TSTT là nhãn hiệutên thương mại và bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế thì các đối tượng khác của quyền SHTT sẽ không được định giá khi nhượng quyền thương mại.

5.1.4. Các TSTT không được phép định giá khi góp vốn

Để góp vốn bằng TSTT thì người góp vốn phải là chủ sở hữu của TSTT đó. Có 2 hình thức góp vốn bằng TSTT đó là: góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu TSTT và góp vốn bằng quyền sử dụng TSTT. Những TSTT sau sẽ không được phép được định giá để góp vốn:

Chỉ dẫn địa lý

Tên thương mại (trong trường hợp định giá để góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu tên thương mại không kèm theo cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng tên thương mại).

Bên cạnh việc định giá TSTT nhằm những mục đích trên đây thì việc định giá TSTT cũng nhằm những mục đích khác như: xác định giá trị của doanh nghiệp (trong đó có xác định giá trị của TSTT) để cổ phần hóa (đối với các doanh nghiệp Nhà nước); mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, tái cấu trúc doanh nghiệp; tiến hành các thủ tục phá sản; phát hành cổ phiếu ra công chúng, quản lý TSTT, xác định mức độ thiệt hại trong tranh chấp về TSTT… thì việc coi TSTT nào là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. Theo tác giả cần phải quy định rõ:

– Những TSTT được coi là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp là: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh, tên thương mại; vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

– Không nên quy định giá trị “thương hiệu” là căn cứ để xác định giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa như tại Thông tư 202/2011/TT-BTC. Để phù hợp với quy định của Luật SHTT thì nên quy định giá trị của “tên thương mại” và “nhãn hiệu” là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa vì “thương hiệu” không phải là một đối tượng của quyền SHTT.

5.2. Quy định về chủ thể có quyền định giá TSTT

Định giá TSTT là các giao dịch dân sự/kinh tế do đó chủ thể định giá sẽ là những bên tham gia giao dịch này. Các bên có thể tự thỏa thuận định giá hoặc thuê các tổ chức định giá chuyên nghiệp theo sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, đối với việc định giá các TSTT của các doanh nghiệp Nhà nước, tác giả xin đề xuất việc định giá này nên trao cho một tổ chức định giá chuyên nghiệp để đảm bảo được tính chính xác tối đa khi tiến hành định giá. Ngoài ra, cũng cần quy định chế tài đối với các tổ chức định giá khi định giá TSTT cao hoặc thấp hơn giá trị thực tế của TSTT đó.

5.3. Quy định về các phương pháp định giá tài sản trí tuệ

Việc định giá TSTT thường sử dụng 3 phương pháp phổ biến: chi phí, thu nhập và thị trường. Do đó, trong Nghị định quy định về định giá TSTT cũng cần quy định về các loại phương pháp định giá trên, các trường hợp áp dụng, ưu điểm và hạn chế khi áp dụng của từng phương pháp định giá TSTT. Do bản chất của việc định giá là sự thỏa thuận về giá giữa các bên chủ thể tham gia định giá do đó pháp luật cần quy định các bên có thể lựa chọn các phương pháp khác ngoài 3 phương pháp trên để có thể định giá TSTT.

Để việc định giá TSTT được chính xác thì cần phải xem xét đến các yếu tố: yếu tố “độc quyền” hay “không độc quyền” khi chuyển quyền sử dụng TSTT; các TSTT của các đối thủ cạnh tranh tương ứng với các TSTT đang được tiến hành định giá đang có trên thị trường (bao gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước) và sẽ có trên thị trường; quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhập khẩu song song [13]; hệ số cạnh tranh (cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh gián tiếp) vì hệ số cạnh tranh sẽ tỷ lệ nghịch với giá được định.

So với việc định giá các tài sản hữu hình, định giá TSTT là một hoạt động phức tạp bởi bản chất vô hình của TSTT. Ngay cả nhiều các quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa có một quy định pháp luật riêng về định giá TSTT mà mới chỉ dừng lại ở việc quy định về định giá tài sản vô hình do đó, các ý kiến đề xuất của tác giả trên đây mới chỉ là những gợi ý bước đầu để khắc phục những bất cập về định giá TSTT ở Việt Nam. Việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về định giá TSTT là một quá trình lâu dài và cần sự tham vấn của các nhà chuyên môn để văn bản pháp luật trên được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://www.thegioithuonghieu.com.vn/do-luong-thuong-hieu/772-cau-chuyen-dinh-gia-thuong-hieu.html

2. Nguồn: Báo cáo định giá nhãn hiệu “TISCO”; “GT, TISCO và hình” của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, ngày 29 tháng 11 năm 2009.

3. Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti (2010), “Intellectual Property Valuation: How to approach the selection of an appropriate valuation method”, Tạp chí Intellectual Capital, Tập 11, số 4 năm 2010, trang 481-503.

4. Daryl Martin & David Drews (2006), “Intellectual Property Valuation Techniques”, Tạp chí Licensing tháng 10.2006.

5. John Turner (2000), “Valuation of Intellectual Property Assets, Valuation Techniques: Parameters, Methodologies and Limitations”,http://www.wipo.int/export/sites/www/sme/en/documents/valuationdocs/inn_ddk_00_5xax.pdf

6. Ian McClure (2009), “Economy Pulse Check: Valuation, Finance and Exchange of Intellectual Property”, Tạp chí The Federal Lawyer, Tập 56, Số 4 năm 2009, trang 18-19&23.

7. J. Timothy Cromley (2007), “Intellectual Property Valuation Standards”,http://www.iptoday.com/pdf/2007/1/Cromley-Jan2007.pdf

8. Xin tham khảo thêm: Điều 3 Luật SHTT quy định về các đối tượng của quyền SHTT; Điều 45, Điều 47, Điều 139 và Điều 142 Luật SHTT quy định về các đối tượng của quyền SHTT được phép chuyển giao.

9. Hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình – Guidance Note No.4 on Valuation of Intangible Assets (GN4) được ban hành năm 2001 và được sửa đổi năm 2010.

10. Financial Accounting Standards Board (2001), Statement of Financial Accounting Standards No.141, Businesss Combinations; Statement of Financial Accounting Standards No.142, Good Will and Other Intangible Assets.

11. Xin tham khảo thêm: American Society of Appraisers (2009), Business Valuation Standard-BVS,http://www.appraisers.org/Libraries/BV_Discipline/2009_BV_Standards.sflb.ashx

12. TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình (Điểm b Mục 06 của Chuẩn mực kế toán 04).

13. Xin tham khảo thêm: TS Trần Văn Hải, “Các yếu tố sở hữu công nghiệp tác động đến hiệu quả kinh tế hợp đồng chuyển giao công nghệ”, Tạp chí hoạt động khoa học số 5.2010 (612).


 

Nguồn: TẠP CHÍ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chứng chỉ lưu ký và chứng chỉ lưu ký toàn cầu

05/04/2013

Các chứng chỉ lưu ký (Depositary Receipts – DRs) bao gồm ADRs, GDRs và Euro DRs, thường là loại chứng khoán của các công ty ngoài nước Mỹ và châu Âu, được giao dịch tại TTCK Mỹ hoặc châu Âu như Sở GDCK New York (NYSE), Sở GDCK London (LSE). DRs thường được phát hành bằng USD, nhưng cũng có thể được phát hành bằng đồng Euro.

Nhu cầu DRs từ các NĐT tổ chức quốc tế đã gia tăng mạnh trong 20 năm qua, vì các NĐT cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm chi phí, giảm mức độ rủi ro. Trong việc đa dạng danh mục đầu tư trên toàn cầu, các NĐT thường phải đối phó với nhiều thách thức khi đầu tư trực tiếp vào TTCK của các nước đang phát triển hoặc mới nổi, đặc biệt gặp nhiều khó khăn trong việc nhận thông tin của công ty phát hành, các thách thức trong việc thanh toán, lưu ký và việc chuyển đổi ngoại tệ không rõ ràng hoặc tốn kém. Những DRs vượt qua các rào cản cố hữu của đầu tư quốc tế.
Lợi ích về phía công ty phát hành
Hiện nay, có hơn 2.250 chương trình DRs của các công ty phát hành từ trên 70 quốc gia trên thế giới. DRs đưa ra thuận lợi về thương mại như mở rộng và tăng cường mạng lưới cổ đông, phản ánh tính minh bạch và hình ảnh của công ty cũng như các chứng khoán của công ty niêm yết trong phạm vi huy động vốn bên ngoài thị trường nội địa. DRs đưa ra lợi thế về vốn do đây là một công cụ linh hoạt cho việc tăng vốn cho công ty niêm yết.
Lợi ích cho NĐT quốc tế
Niêm yết bằng USD và thanh toán cổ tức hoặc lãi suất bằng USD. Các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các định chế khác có thể đa dạng hóa mà không gặp phải rào cản về việc mua và lưu ký các chứng khoán bên ngoài thị trường của họ. Các điều kiện niêm yết, công bố thông tin và báo cáo tài chính, những thông lệ giao dịch, lưu ký và thanh toán quen thuộc của một TTCK có uy tín cao. Tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ cạnh tranh khi nhận cổ tức hay các phương thức thanh toán khác bằng tiền mặt. Khả năng thu lại được chứng khoán gốc tại thị trường địa phương khi hủy các DRs.
Các loại DRs
Các DRs bao gồm DRs có bảo lãnh và DRs không có bảo lãnh. Loại DRs không có bảo lãnh được phát hành bởi một hoặc nhiều ngân hàng lưu ký, nhưng không có thỏa thuận hoặc cam kết nào của công ty niêm yết. Loại DRs có bảo lãnh có thể được phát hành theo nhiều cấp độ, được giao dịch trên các thị trường khác nhau và được phát hành bởi một tổ chức lưu ký quốc tế do công ty phát hành bổ nhiệm thông qua một hợp đồng lưu ký hoặc một hợp đồng dịch vụ.
DRs có bảo lãnh cấp 1 là phương thức đơn giản nhất dành cho các công ty phát hành muốn tiếp cận thị trường vốn tại TTCK phát triển. Loại cấp 1 được giao dịch trên thị trường OTC với mức giá niêm yết công khai thông qua các Pink Sheets trên thị trường OTC tại Mỹ hoặc châu Âu. Loại cấp 1 không yêu cầu bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ và công ty phát hành không phải soạn các báo cáo tài chính theo quy tắc GAAP của Mỹ hoặc cung cấp bản công bố đầy đủ theo yêu cầu của UBCK Mỹ (SEC). Về cơ bản, cấp 1 này cho phép công ty phát hành thụ hưởng các lợi ích từ việc giao dịch chứng khoán đại chúng mà không cần phải thay đổi quy trình báo cáo hiện hành tại địa phương của công ty phát hành.
Đa số DRs được phát hành trên thế giới là loại DRs có bảo lãnh cấp 1. Rất nhiều công ty đa quốc gia có tên tuổi đã thành lập các chương trình DRs có bảo lãnh bắt đầu bằng loại cấp 1 và sau đó nâng lên thành loại cấp 2 (niêm yết) và loại cấp 3 (huy động vốn).
Công ty phát hành muốn niêm yết DRs tại các sở GDCK Mỹ như NASDAQ, American Stock Exchange hoặc NYSE, nhằm mục đích tăng vốn hoặc sử dụng chứng khoán để làm M&A, sẽ phải sử dụng các loại DRs cấp 2 hoặc cấp 3.
DRs cấp 2 và cấp 3 yêu cầu thực hiện quy trình đăng ký tại SEC và tuân thủ các yêu cầu báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế toán Mỹ (US GAAP). Những loại DRs này có thể niêm yết tại các sở GDCK khác ngoài nước Mỹ như tại châu Âu. DRs cấp 2 được niêm yết chéo nhưng không liên quan đến việc tăng vốn. DRs cấp 3 thường được các NĐT Mỹ và quốc tế ưa chuộng vì khả năng có thể huy động vốn.
Công ty muốn phát hành DRs cấp 3 phải nộp bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ tại SEC khi niêm yết tại Mỹ (hoặc UBCK Anh – FSA khi niêm yết tại Anh);
nộp báo cáo kiểm toán theo US GAAP (hoặc tiêu chuẩn kế toán quốc tế IFRS nếu niêm yết tại Anh); cung cấp và công bố thông tin đầy đủ trên các phương tiện đại chúng do SEC yêu cầu khi niêm yết tại Mỹ (hoặc FSA yêu cầu khi niêm yết tại Anh).
Đợt phát hành riêng lẻ chứng chỉ lưu ký toàn cầu GDR giá trị 56,5 triệu USD của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) do Deutsche Bank bảo lãnh trong tháng 3/2011 là một loại DRs tương đương với loại DRs cấp 3, niêm yết trên bản chứng khoán chuyên nghiệp PSM (Professional Securities Market) thuộc LSE. Thị trường PSM cho phép HAG tiếp tục thực hiện các báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn GAAP của Việt Nam.
Cách thức phát hành và giao dịch DRs
DRs thường được phát hành thông qua các ngân hàng lưu ký quốc tế có tên tuổi như BNY Mellon, Deutsche Bank, Citibank hoặc JP Morgan Bank. Trước hết, các cổ phiếu của công ty phát hành tại Việt Nam được đem đi lưu ký tại chi nhánh Việt Nam của ngân hàng lưu ký quốc tế, thông qua một CTCK tại Việt Nam đã mua cổ phiếu này trên sàn HOSE.
DRs sẽ được giao dịch trên thị trường OTC tại Mỹ, Anh hoặc được niêm yết trên các sở GDCK lớn như NYSE, LSE sau khi đã tuân thủ các điều kiện của UBCK tại mỗi nước. Khi NĐT quốc tế cần bán DRs, họ có thể bán cho các NĐT khác thông qua TTCK quốc tế hoặc có thể được hủy bỏ và phần cổ phiếu địa phương liên quan có thể được bán lại cho các NĐT địa phương tại Việt Nam.
Trường hợp hủy bỏ các DRs, các DRs sẽ phải được trả lại cho ngân hàng lưu ký và các cổ phiếu của công ty phát hành do chi nhánh ngân hàng lưu ký nắm giữ tại địa phương Việt Nam phải được bán lại cho các NĐT khác trên HOSE thông qua CTCK tại Việt Nam. Ngoài ra, NĐT quốc tế đang nắm giữ DRs có thể yêu cầu hoán đổi DRs để lấy trực tiếp cổ phiếu niêm yết trên HOSE tại bất kỳ thời điểm nào. Trên DRs có ghi rõ các trách nhiệm của ngân hàng lưu ký liên quan đến các việc thanh toán cổ tức, quyền bỏ phiếu tại ĐHCĐ và các phương thức liên quan đến việc phát hành các các quyền do công ty phát hành thực hiện.
DRs thường được phát hành tại Mỹ khi NĐT quyết định đầu tư vào các công ty ngoài nước Mỹ thông qua một CTCK môi giới tại Mỹ. Những CTCK môi giới này, thông qua văn phòng quốc tế hoặc một CTCK tại Việt Nam, sẽ mua một số cổ phiếu tại Việt Nam và chuyển số cổ phiếu đó vào chi nhánh địa phương của một ngân hàng lưu ký quốc tế tại Việt Nam.
CTCK môi giới Mỹ khởi đầu giao dịch sẽ chuyển đồng USD nhận được từ NĐT sang VND và thanh toán cho CTCK môi giới Việt Nam để nhận số cổ phiếu mua được. Cùng ngày, số cổ phiếu này được chuyển qua chi nhánh tại địa phương của ngân hàng lưu ký quốc tế và được báo cho hội sở của ngân hàng lưu ký quốc tế tại Mỹ. Sau đó, DRs sẽ được phát hành và chuyển cho CTCK môi giới Mỹ để chuyển vào tài khoản của NĐT tại Mỹ.
Nguồn: ĐTCK

HƯỚNG DẪN DỊCH QUỐC HIỆU, TÊN CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC SANG TIẾNG ANH ĐỂ GIAO DỊCH ĐỐI NGOẠI

01/04/2013

1. Quốc hiệu, chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Viết tắt (nếu có)

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Socialist Republic of Viet Nam

SRV

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

President of the Socialist Republic of Viet Nam

Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Vice President of the Socialist Republic of Viet Nam

2. Tên của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Viết tắt (nếu có)

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Government of the Socialist Republic of Viet Nam

GOV

Bộ Quốc phòng

Ministry of National Defence

MND

Bộ Công an

Ministry of Public Security

MPS

Bộ Ngoại giao

Ministry of Foreign Affairs

MOFA

Bộ Tư pháp

Ministry of Justice

MOJ

Bộ Tài chính

Ministry of Finance

MOF

Bộ Công Thương

Ministry of Industry and Trade

MOIT

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs

MOLISA

Bộ Giao thông vận tải

Ministry of Transport

MOT

Bộ Xây dựng

Ministry of Construction

MOC

Bộ Thông tin và Truyền thông

Ministry of Information and Communications

MIC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ministry of Education and Training

MOET

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ministry of Agriculture and Rural Development

MARD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ministry of Planning and Investment

MPI

Bộ Nội vụ

Ministry of Home Affairs

MOHA

Bộ Y tế

Ministry of Health

MOH

Bộ Khoa học và Công nghệ

Ministry of Science and Technology

MOST

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ministry of Culture, Sports and Tourism

MOCST

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ministry of Natural Resources and Environment

MONRE

Thanh tra Chính phủ

Government Inspectorate

GI

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

The State Bank of Viet Nam

SBV

Ủy ban Dân tộc

Committee for Ethnic Affairs

CEMA

Văn phòng Chính phủ

Office of the Government

GO

* Ghi chú:

– Danh từ “Viet Nam” tiếng Anh chuyển sang tính từ là “Vietnamese”

– “Người Việt Nam” dịch sang tiếng Anh là “Vietnamese”

– Sở hữu cách của danh từ “Viet Nam” là “Viet Nam’s”

3. Tên của các Cơ quan thuộc Chính phủ

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Viết tắt (nếu có)

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh Mausoleum Management

HCMM

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Viet Nam Social Security

VSI

Thông tấn xã Việt Nam

Viet Nam News Agency

VNA

Đài Tiếng nói Việt Nam

Voice of Viet Nam

VOV

Đài Truyền hình Việt Nam

Viet Nam Television

VTV

Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

HCMA

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viet Nam Academy of Science and Technology

VAST

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Viet Nam Academy of Social Sciences

VASS

4. Chức danh Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Prime Minister of the Socialist Republic of Viet Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Permanent Deputy Prime Minister
Phó Thủ tướng Deputy Prime Minister
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Minister of National Defence
Bộ trưởng Bộ Công an Minister of Public Security
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Minister of Foreign Affairs
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Minister of Justice
Bộ trưởng Bộ Tài chính Minister of Finance
Bộ trưởng Bộ Công Thương Minister of Industry and Trade
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Minister of Transport
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Minister of Construction
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Minister of Information and Communications
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Minister of Education and Training
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Minister of Agriculture and Rural Development
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Minister of Planning and Investment
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Minister of Home Affairs
Bộ trưởng Bộ Y tế Minister of Health
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Minister of Science and Technology
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Minister of Culture, Sports and Tourism
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Minister of Natural Resources and Environment
Tổng Thanh tra Chính phủ Inspector-General
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Governor of the State Bank of Viet Nam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Minister, Chairman/Chairwoman of the Committee for Ethnic Affairs
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Minister, Chairman/Chairwoman of the Office of the Government

5. Văn phòng Chủ tịch nước và chức danh Lãnh đạo Văn phòng

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Văn phòng Chủ tịch nước Office of the President
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chairman/Chairwoman of the Office of the President
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Vice Chairman/Chairwoman of the Office of the President
Trợ lý Chủ tịch nước Assistant to the President

6. Tên chung của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Văn phòng Bộ Ministry Office
Thanh tra Bộ Ministry Inspectorate
Tổng cục Directorate
Ủy ban Committee/Commission
Cục Department/Authority/Agency
Vụ Department
Học viện Academy
Viện Institute
Trung tâm Centre
Ban Board
Phòng Division
Vụ Tổ chức Cán bộ Department of Personnel and Organisation
Vụ Pháp chế Department of Legal Affairs
Vụ Hợp tác quốc tế Department of International Cooperation

7. Chức danh từ cấp Thứ trưởng và tương đương đến Chuyên viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Thứ trưởng Thường trực Permanent Deputy Minister
Thứ trưởng Deputy Minister
Tổng Cục trưởng Director General
Phó Tổng Cục trưởng Deputy Director General
Phó Chủ nhiệm Thường trực Permanent Vice Chairman/Chairwoman
Phó Chủ nhiệm Vice Chairman/Chairwoman
Trợ lý Bộ trưởng Assistant Minister
Chủ nhiệm Ủy ban Chairman/Chairwoman of Committee
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Vice Chairman/Chairwoman of Committee
Chánh Văn phòng Bộ Chief of the Ministry Office
Phó Chánh Văn phòng Bộ Deputy Chief of the Ministry Office
Cục trưởng Director General
Phó Cục trưởng Deputy Director General
Vụ trưởng Director General
Phó Vụ trưởng Deputy Director General
Giám đốc Học viện President of Academy
Phó Giám đốc Học viện Vice President of Academy
Viện trưởng Director of Institute
Phó Viện trưởng Deputy Director of Institute
Giám đốc Trung tâm Director of Centre
Phó giám đốc Trung tâm Deputy Director of Centre
Trưởng phòng Head of Division
Phó trưởng phòng Deputy Head of Division
Chuyên viên cao cấp Senior Official
Chuyên viên chính Principal Official
Chuyên viên Official
Thanh tra viên cao cấp Senior Inspector
Thanh tra viên chính Principal Inspector
Thanh tra viên Inspector

8. Chức danh của Lãnh đạo các Cơ quan thuộc Chính phủ

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management
Phó Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Deputy Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam General Director of Viet Nam Social Security
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Deputy General Director of Viet Nam Social Security
Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam General Director of Viet Nam News Agency
Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Deputy General Director of Viet Nam News Agency
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam General Director of Voice of Viet Nam
Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Deputy General Director of Voice of Viet Nam
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam General Director of Viet Nam Television
Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Deputy General Director of Viet Nam Television
Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration
Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Vice President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration
Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam President of Viet Nam Academy of Science and Technology
Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vice President of Viet Nam Academy of Science and Technology
Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam President of Viet Nam Academy of Social Sciences
Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Vice President of Viet Nam Academy of Social Sciences

9. Tên của các đơn vị và chức danh Lãnh đạo của các đơn vị cấp tổng cục (Tổng cục, Ủy ban …)

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Văn phòng Office
Chánh Văn phòng Chief of Office
Phó Chánh Văn phòng Deputy Chief of Office
Cục Department
Cục trưởng Director
Phó Cục trưởng Deputy Director
Vụ Department
Vụ trưởng Director
Phó Vụ trưởng Deputy Director
Ban Board
Trưởng Ban Head
Phó Trưởng Ban Deputy Head
Chi cục Branch
Chi cục trưởng Manager
Chi cục phó Deputy Manager
Phòng Division
Trưởng phòng Head of Division
Phó Trưởng phòng Deputy Head of Division

10. Tên thủ đô, thành phố, tỉnh, quận, huyện, xã và các đơn vị trực thuộc

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Thủ đô Hà Nội Hà Nội Capital
Thành phố
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh
City

Ví dụ: Ho Chi Minh City

Tỉnh:

Ví dụ: Tỉnh Hà Nam

Province

Ví dụ: Ha Nam Province

Quận, Huyện:

Ví dụ: Quận Ba Đình

 

District

Ví dụ: Ba Dinh District

Xã:

Ví dụ: Xã Quang Trung

Commune

Ví dụ: Quang Trung Commune

Phường:

Ví dụ: Phường Tràng Tiền

Ward

Ví dụ: Trang Tien Ward

Thôn/Ấp/Bản/Phum Hamlet, Village
Ủy ban nhân dân (các cấp từ thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đến xã, phường)Ví dụ:

– UBND Thành phố Hồ Chí Minh

– UBND tỉnh Lạng Sơn

– UBND huyện Đông Anh

– UBND xã Mễ Trì

– UBND phường Tràng Tiền

People’s CommitteeVí dụ:

– People’s Committee of Ho Chi Minh City

– People’s Committee of Lang Son Province

– People’s Committee of Dong Anh District

– People’s Committee of Me Tri Commune

– People’s Committee of Trang Tien Ward

Văn phòng Office
Sở
Ví dụ: Sở Ngoại vụ Hà Nội
Department

Ví dụ: Ha Noi External Relations Department

Ban Board 
Phòng (trực thuộc UBND) Committee Division
Thị xã, Thị trấn:
Ví dụ: Thị xã Sầm Sơn
Town

Ví dụ: Sam Son Town

11. Chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức chính quyền địa phương các cấp

Tên tiếng Việt 

Tên tiếng Anh

Chủ tịch Ủy ban nhân dânVí dụ:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đình Bảng

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tràng Tiền

 

Chairman/Chairwoman of the People’s CommitteeVí dụ:

– Chairman/Chairwoman of Ha Noi People’s Committee

– Chairman/Chairwoman of Ho Chi Minh City People’s Committee

– Chairman/Chairwoman of Ha Nam People’s Committee

– Chairman/Chairwoman of Hue People’s Committee

– Chairman/Chairwoman of Dong Anh District People’s Committee

– Chairman/Chairwoman of Dinh Bang Commune People’s Committee

– Chairman/Chairwoman of Trang Tien Ward People’s Committee

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Permanent Vice Chairman/Chairwoman of the People’s Committee
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Vice Chairman/Chairwoman of the People’s Committee
Ủy viên Ủy ban nhân dân Member of the People’s Committee
Giám đốc Sở Director of Department
Phó Giám đốc Sở Deputy Director of Department
Chánh Văn phòng Chief of Office
Phó Chánh Văn phòng Deputy Chief of Office
Chánh Thanh tra Chief Inspector
Phó Chánh Thanh tra Deputy Chief Inspector
Trưởng phòng Head of Division
Phó Trưởng phòng Deputy Head of Division
Chuyên viên cao cấp Senior Official
Chuyên viên chính Principal Official
Chuyên viên Official

HỢP ĐỒNG KÌ HẠN (FORWARD)

01/04/2013

Hợp đồng kì hạn là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau. Khác với hợp đồng quyền trọn, trong đó người giữ hợp đồng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, thì ở hợp đồng kì hạn, 2 bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ hải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận huỷ hợp đồng.

Hợp đồng kì hạn được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như rủi ro mất giá tiền tệ (hợp đồng kì hạn đối với USD hoặc EUR) hay rủi ro biến động giá một loại hàng hoá nào đó (hợp đồng kì hạn với dầu mỏ).

Trong hợp đồng kì hạn, một bên đồng ý mua, còn bên kia đồng ý bán, với một mức giá kì hạn được thống nhất trước, nhưng không có việc thanh toán tiền thật sự ngay thời điểm kí kết. Ngược lại với giá kì hạn là giá giao ngay (spot price), giá bán của tài sản được giao vào ngày giao ngay (spot date), thường là trong vòng 2 ngày kể từ ngày kí. Chênh lệch giữa giá kì hạn và giá giao ngay gọi là khoản thặng dư(forward premium) nếu giá kì hạn cao hơn,  hoặc khoản khấu trừ(forward discount) nếu giá kì hạn thấp hơn.

Hợp đồng kì hạn được tiêu chuẩn hoá, giao dịch trên các thị trường tập trung gọi là hợp đồng tương lai (futures contract). Hợp đồng tương lai cũng là một loại hợp đồng kì hạn nhưng nó có những đặc trưng rât riêng.

Hãy nghiên cứu ví dụ sau để hiểu rõ hơn về đặc điểm của một hợp đồng kì hạn:

Giả sử Mr. X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Mr. Y sở hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó. Y thoả thuận bán ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là $104,000, hợp đồng này là một hợp đồng kì hạn. Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngược lại, Y muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là $110,000, trong khi Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá $104,000 theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ $6000, còn X lãi $6000 (vì X có thể mua nhà của Y với giá $104,000 và bán ngay trên thị trường với giá $110,000).

Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả lãi suất.

Tiếp tục ví dụ trên, giả sử giá bán hiện nay của ngôi nhà là $100,000, thì Y có thể bán ngay để đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 4%/năm. Sau 1 năm Y sẽ có số tiền $104,000 mà không phải chịu chút rủi ro nào. Trong khi đó nếu X muốn mua ngay ngôi nhà anh ta sẽ đến vay ngân hàng số tiền $100,000, và cũng phải trả lãi 4%/năm. Còn ngược lại nếu kí hợp đồng mua kì hạn anh ta sẽ không phải trả lãi nên X cũng sẵn sàng bỏ ra $104,000 để mua ngôi nhà trong vòng 1 năm nữa. Đó là lý do vì sao giá kì hạn được thống nhất ở $104,000 chứ không phải là $100,000.

Ls Phan Khắc Nghiêm – 0988 505 572

DỊCH VỤ CÔNG TRONG TƯ PHÁP

12/02/2013

Dịch vụ công là một thuật ngữ còn khá mới trong giới hàn lâm và thực tiễn Việt Nam. Từ một nhà nước toàn trị, Việt Nam đã tiến rất nhanh tới một trật tự xã hội có đóng góp đáng kể của khu vực tư nhân vào đời sống kinh tế. Liệu ngành tư pháp, bao gồm các dịch vụ lien quan đến tòa án và bổ trợ tư pháp như công chứng, luật sư, thi hành án.. có thể từng bước xã hội hóa được phần nào chăng? Bài viết góp một cách nhìn về dịch vụ công và dự báo những khả năng có thể xã hội hóa một số dịch vụ nhất định trong lĩnh vực tư pháp ở nước ta.

Khi dịch vụ công chứng tại nhà và chạy sổ đỏ cho đăng ký nhà đất xuất hiện cách đây ít lâu, giới học thuật nước ta bắt đầu du nhập ý niềm về dịch vụ công, mở màn cho những suy tính tái định nghĩa vai trò của Chính phủ, Nghị viện và các thiết chế tư pháp trong một xã hội đang đổi thay nhanh chóng. Bài viết dưới đây góp thêm một góc nhìn về “dịch vụ công”, dự báo khả năng xã hội hóa một số dịch vụ trong ngành tư pháp, nhất là một số dịch vụ gắn với ngành tòa án và hoạt động bổ trợ tư pháp, từng bước chuyển các hoạt động này thành dịch vụ thương mại có điều kiện dành cho những người hành nghề tự do.

Dịch vụ công: Nhà nước nên làm gì?
Cuộc tranh luận về định nghĩa dịch vụ công có lẽ nên đến hồi kết thúc. Chắc rằng nhà nước chí ít có hai chức năng: (i) thực hiện hành chính công (mang tính cai trị) và (ii) chức năng cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, nhất là khi khu vực tư nhân không thể đảm đương, hoặc đảm đương một cách không công bằng [4, 5]. Dịch vụ công là cách mà nhà nước can thiệp nhằm đáp ứng các hàng hóa mang tính công cộng. Như vậy, dịch vụ công gắn liền với những câu hỏi như: nhà nước nên làm gì, nên tổ chức công việc đó như thế nào cho hiệu quả (chi phí thấp, kết quả cao). Ranh giới giữa cái gọi là hành chính công với những dịch vụ và tiện tích mang tính công cộng khác, dường như không thật cố định và được xác định một cách tương đối giữa các thế lực cơ bản trong một xã hội. Mọi khái niệm thật mong manh; điều nhà nước hôm nay giữ độc quyền và cho rằng chỉ riêng mình với đủ sức làm, ngày mai đã có thể trở thành một thị trường của giới doanh nhân.
Có thể thấy khi khu vực kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh, khi hàng ngàn tờ báo, nhà xuất bản, các hãng truyền thông đã nối liền Việt Nam với nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, Internet và dòng thác thông tin vô tận của thế giới, những sức ép này hàng ngày hối thúc thay đổi quan niệm về nhà nước và cách thức nhà nước tiến hành công việc của mình.
Vào thời điểm đầu năm 2007, ở Việt Nam người ta đã bàn tới chuyện cổ phần hóa trường đại học (trong khi trường trung học, tiểu học, mẫu giáo và dạy nghề tư thục đã hoạt động không khác các công ty vụ lợi); đã xuất hiện vô số bệnh viện tư nhân, trung tâm cai nghiện tư nhân, công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ rác thải, môi trường; đã xuất hiện các hãng phim tư nhân, việc tư nhân hóa hoạt động xuất bản cũng lấp ló xuất hiện với các nhà sách tư nhân liên kết với các nhà xuất bản quốc doanh. Việc chuyển một số doanh nghiệp của quân đội sang hoạt động theo thể thức công ty thương mại cũng là một dấu hiệu cho thấy quan niệm về hoạt động quốc phòng có thể đã đổi thay phần nào. Đôi khi dưới vỏ bọc công hữu hoặc dịch vụ công, kinh tế tư nhân đã xâm lấn đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, sự tách bạch giữa công và tư đôi khi không thật dễ dàng ở Việt Nam.
Việc xác định nhà nước nên làm gì, suy cho cùng là xác định chính sách can thiệp của chính quyền-một cuộc mặc cả giữa những nhóm lợi ích nhằm duy trì cuộc chung sống hòa bình. Diễn giải một cách sơ lược, sức ép từ xã hội buộc chính quyền hành động, chính quyền soạn chính sách dưới dạng một quy định, quy định được thiết chế dân cử phê chuẩn và giám sát thực hiện.

Dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp: Bắt đầu từ đâu?

Để hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật và tư duy làm kinh tế của người Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng đến ngỡ ngàng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực luật công, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp, dường như mọi sự thay đổi diễn ra dè dặt hơn. Sự thay đổi của thể chế để phục vụ người kinh doanh đã được bàn nhiều [1, 2], từ thể chế kinh tế, người ta bắt đầu bàn rộng ra tới quản trị quốc gia [3], đã có nhiều sức ép hơn nữa đòi hỏi cải cách tư pháp, làm cho tòa án độc lập và có năng lực kiến tạo công lý mạnh mẽ hơn nữa.
Có lẽ cần thỏa thuận lại khái niệm tư pháp (jurisdiction), chỉ nên bao gồm các tòa án, mà không bao gồm những thiết chế như viện kiểm sát nhân dân, cảnh sát tư pháp và các thiết chế bổ trợ tư pháp như công chứng, thừa phát lại, luật sư, giám định và phiên dịch viên có tuyên thệ.
Nhằm giảm chi phí giao dịch [9, 10], các dịch vụ do tòa án và các thiết chế bổ trợ tư pháp phải được tổ chức hiệu quả hơn, theo hai hướng: (i) đáp ứng công việc tốt hơn với chi phí thấp hơn, và (ii) điều gì khu vực tư nhân có thể làm tốt thì nhà nước phải chuyển lại cho khu vực tư nhân và nhà nước chỉ giữ lại chức năng giám sát, điều chỉnh chính sách. Xa hơn nữa, liệu có thể bàn tới xã hội hóa một số hoạt động liên quan đến tòa án và các thiết chế bổ trợ tư pháp, như người ta đang bàn ở nhiều quốc gia trên thế giới [6, tr. 141-152].

Tòa án: Có thể xã hội hóa được điều gì?

Tòa án là những hệ thống, chí ít bao gồm con người, cơ sở vật chất và các quy trình- nhiều trong số các thành tố đó đều có thể tiến hành xã hội hóa. Có thể bắt đầu bằng đấu thầu mua sắm công cộng; thuê dịch vụ tư nhân bảo trì cơ sở vật chất cho trụ sở các tòa án, thiết kế nột thất, thậm chí cả may mặc và cung cấp y phục thụng bào (nếu tái du nhập) cho các thẩm phán. Trong tương lai gần, các tòa án khu vực không thể thiếu các thư viện, trung tâm lưu trữ bản án và quản trị các trang Web; ít có lý do các công việc này không thể giao cho các đơn vị hoạt động như các đơn vị sự nghiệp quản lý và khai thác sử dụng. Việc lựa chọn các tạp chí, các nhà xuất bản, thậm chí các đài truyền hình được phép khai thác và từng bước công bố hồ sơ các bản án, hoặc ít nhất bình luận và công bố các bản án của tòa án hoàn toàn có thể được tiến hành dựa trên tiêu chí cạnh tranh, ví dụ thông qua đấu thầu công khai. Một ví dụ khá điển hình là các Báo an ninh thế giới, An ninh thủ đô; dường như khai thác nguồn hồ sơ phong phú của ngành điều tra đã là một thế mạnh khá độc quyền của các tờ báo này; độc quyền có thể trở thành thương quyền thông qua thủ tục đấu thầu.
Người ta có thể suy tính để “xã hội hóa” phí tổn đào tạo các thẩm phán được chăng? Điều này dường như có thể làm được, nếu thẩm phán được lựa chọn từ giới luật sư hành nghề trong khu vực tư nhân, như mô hình lựa chọn thẩm phán trong hệ thống pháp luật Anh-Mỹ. Tuy nhiên, cần bàn thêm rằng phải thay đổi cách đào tạo và quản lý luật sư, ví dụ luật sư phải là người đã có một bằng đại học và kinh nghiệm công tác ở bất kỳ lĩnh vực nào, sau đó học thêm một bằng sau đại học mang tính học nghề, phải sinh hoạt và chịu giám sát chặt chẽ về đạo đức nghề nghiệp trong các đoàn luật sư. Làm như vậy nhiều thập kỷ liên tục mới mong có được một đội ngũ luật sư đủ kiến thức, kỹ năng, đạo đức và uy tín xã hội để đảm nhận nghĩa vụ của một thẩm phán. Nếu như Nhật bản đã du nhập mô hình trường luật sau đại học, người Nam Hàn đang tranh luận, và người Trung Quốc đã có khoảng 04 cơ sở đào tạo J.M. (thạc sĩ luật cho người đã có một bằng đại học); những điều này đều gợi đến mô hình J.D. theo kiểu Hoa Kỳ; tôi cho rằng bàn luận về ý tưởng này có thể không còn là quá sớm. Một câu hỏi lớn đặt ra là, liệu trong khoảng 20 năm nữa, liệu giới luật sư và thẩm phán nước ta có thể cạnh tranh ngang ngửa với giới luật sư thẩm phán nước ngoài? Năm nào hiệu trưởng các trường luật của Mỹ và Trung Quốc cũng gặp nhau tại cái gọi là annual conference; người Tàu bám rất sát kỹ thuật xây lắp các mô-dule đào tạo của Hiệp hội của gần 200 trường luật Hoa Kỳ. Bàn luận rộng ra như vậy, vì tôi tin tưởng rằng chỉ khi xã hội cần tới những luật sư giỏi, những luật sư này mới gây sức ép lớn nâng cao năng lực cho các thẩm phán, và tại sao chúng ta không suy tính để bổ nhiệm những luật sư giỏi và có đạo đức, uy tín tốt nhất vào ngạch thẩm phán. Nếu làm được nhu vậy, chi phí đào tạo thẩm phán giỏi đã được trải rộng cho toàn xã hội.
Quy trình xét xử tại tòa án liệu có thể “xã hội hóa” được chăng? Tuy không có “bồi thẩm đoàn”, song các thiết chế tự hòa giải ở khắp các lĩnh vực đã góp phần đỡ gánh nặng rất lớn cho các tòa án nước ta trong việc giữ gìn công lý. Muốn nhân dân tham gia các lĩnh vực này tích cực hơn, chắc phải suy tính để ban hành các quy định ghi nhận hiệu lực pháp lý mạnh hơn của các thiết chế hòa giải. Thêm nữa, bồi thẩm đoàn có thể cũng là một ý tưởng hay; dân chúng cùng góp phần kiến tạo công lý; hy vọng giới học thuật có thể phân tích cơ hội du nhập mang tính thí điểm diện hẹp mô hình khá Mỹ này vào điều kiện nước ta.

Bổ trợ tư pháp: Khả năng và lộ trình “xã hội hóa”

Các thiết chế bổ trợ tư pháp quan trọng nhất bao gồm luật sư, công chứng, thừa phát lại, luật sư, giám định và phiên dịch viên có tuyên thệ. Luật sư khi được du nhập lần đầu tiên vào Nam Kỳ còn được gọi là “quan trạng sư”, nay nhận thức xã hội về nghề tự do này đã thay đổi hẳn. Luật sư đã hoàn toàn hành nghề độc lập, tách ra khỏi bộ máy nhà nước, thậm chí với cung cách tiến hành kinh doanh chẳng khác các thương nhân, ví dụ các hãng luật cũng tiến hành quảng cáo và cạnh tranh gay gắt để tìm khách hàng. Đây là điều cần lưu tâm, bởi với tư cách là cách tay nối dài của bảo vệ công lý, người luật sư không thể hành nghề như các thương nhân. Có lẽ cần xem xét kỹ hơn để thắt chặt các quy định ràng buộc hoặc cấm luật sư tiến hành các hoạt động quảng cáo, tăng trách nhiệm sinh hoạt của luật sư trong các đoàn luật sư, hoặc suy tính tới các ràng buộc về đạo đức nghề nghiệp.
Công chứng cũng là một loại dịch vụ ít có lý do buộc nhà nước phải tự tiến hành tổ chức; các công chứng viên hoàn toàn có thể được tổ chức như các văn phòng hành nghề tự do, tuy với những kỹ năng và thẩm quyền ít nhiều tách biệt so với các luật sư khác. Nhà nước có thể vẫn giữ quyền kiểm soát, đặc biệt thông qua quy trình đào tạo, cấp phép và giám sát đạo đức hành nghề, thậm chí nhà nước có thể can thiệp để định hướng các biểu phí và chất lượng dịch vụ. Kèm theo công chứng và các phiên dịch, biên dịch viên có tuyên thệ; những người này có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tương lại. Điều quan trọng là cần quy định điều kiện bổ nhiệm, trách nhiệm tuyên thệ, cơ chế giám sát đạo đức hành nghề của những người hành nghề tự do này.
Các trung tâm bán đấu giá đã tách khỏi hành chính và hoạt động như doanh nghiệp đặc biệt. Điều cần suy tính thêm là cơ quan thi hành án, thường được cấu trúc thuộc các tòa án với những nhân viên hành chính không nhất thiết là luật gia (paralegal hay trung cấp, cao đẳng pháp lý theo cách hiểu của người Mỹ, theo luật công chức Đức gọi là công chức trung cấp mittleren Dienst, khác với thẩm phán là công chức bậc cao Beamten höheren Dienst). Nếu trong các nhà nước có tư duy cấp tiến về dịch vụ công, người ta có thể tổ chức đấu thầu công khai lựa chọn các nhà cung cấp và quản lý các trại giam; điều ấy cũng có thể áp dụng không khó khăn khi các trung tâm bán đấu giá được tăng hoặc ủy quyền trong thực thi án dân sự. Tuy nhiên tranh luận về những điều này tỏ ra còn qúa sớm ở nước ta.

Tài liệu tham khảo:
[1] Báo cáo chung của các nhà tài trợ, Báo cáo phát triển Việt Nam 2005: Quản lý và điều hành
[2] Báo cáo chung của các nhà tài trợ, Báo cáo phát triển Việt Nam 2006: Kinh doanh
[3] Báo cáo chung của các nhà tài trợ, Báo cáo phát triển Việt Nam 2007: Quản trị quốc gia
[4] Học viện HCQG, TS Nguyễn Ngọc Hiến (CB), Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công: Nhận thức, thực trạng và giải pháp, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2002
[5] Học viện HCQG, Viện nghiên cứu hành chính, Thuật ngữ hành chính, Hà Nội, 2002
[6] Lynne L Dallas, Law and Public Policy: A Socioeconomic Approach, Carolina Academic Press, Durham, North Carolina, 2005
[7] Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Những thể chế nào là quan trọng cho việc duy trì sự tăng trưởng dài hạn ở Việt Nam, Hà Nội, 2004
[8] Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), S Chiavo-Campo, P.S.A Sundaram (CB), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2003
[9] USAID-VCCI-Asia Foundation, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam
[10] WB, Doing Business 2007: How to reform, www.doingbusiness.org

 

Nguồn: Tạp chí Kinh tế – Luật, ĐHQGHN

VỀ TÍNH KHẢ THI TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

08/02/2013

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, với dân số 1.213.750 người (số liệu thống kê năm 2008) bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường… Cư dân Gia Lai có thể chia làm hai bộ phận: bộ phận cư dân bản địa đã sinh sống ở Gia Lai từ lâu đời gồm dân tộc dân tộc Jrai và Bahnar, bộ phận cư dân mới đến bao gồm người Việt và các dân tộc ít người khác. Đến cuối năm 2006, Gia Lai có 23.770 người là đồng bào các dân tộc ít người không thuộc bộ phận các cư dân bản địa, chiếm 2,04% dân số toàn tỉnh (1).

Mặc dù Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có hiệu lực thi hành 12 năm, nhưng một bộ phận người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật luôn được các cấp chính quyền quan tâm chú trọng nhưng với địa bàn rộng lớn, đại bộ phận người dân tộc ít người thường xuyên sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí tương đối thấp, tập quán “du canh, du cư” vẫn tồn tại nên việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên thực tiễn vẫn là một “bài toán” hết sức nan giải. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu trong việc kết hôn, ly hôn, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con hoặc bất bình đẳng nam nữ trong quan hệ hôn nhân…Các hủ tục lạc hậu này đã cản trở hôn nhân tiến bộ và cản trở hiệu lực, tính khả thi của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ, quy định về việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.

Một số người dân thuộc đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu như: trường hợp người mẹ mới sinh con mà chết sớm thì người con phải chết theo mẹ; con sinh ra mà không có cha thì bị giết chết hoặc một số trường hợp sinh đôi thì phải giết một trong hai người con sinh đôi…Các hủ tục lạc hậu này, đã đi ngược lại với các quy định nhân văn, tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Do vậy, nguyên tắc bảo vệ trẻ em được quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không được một bộ phận người dân tôn trọng, thực hiện.

Người Jrai, Bahnar theo chế độ Mẫu hệ nên con gái được coi trọng hơn con trai. Quyền hành trong nhà đều do người bà, người mẹ quyết định. Con gái đến tuổi, muốn kết hôn thì phải đi “bắt chồng”. Vì vậy, các quy định về bình đẳng trong quan hệ vợ chồng hoặc quy định về không phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai, con gái – là những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (quy định tại Điều 2) cũng bị xâm phạm và không được áp dụng ở một bộ phận người dân.

 

Các quy định về điều kiện, thủ tục kết hôn, ly hôn cũng ít được thực thi hoặc không được người dân chấp hành đầy đủ. Một bộ phận người dân còn thực hiện việc kết hôn hoặc ly hôn theo phong tục, lệ làng nên nhiều trường hợp kết hôn mà không có đăng ký kết hôn hoặc khi ly hôn nhưng không giải quyết bằng việc khởi kiện ra Toà án. Ngoài ra, trong việc kết hôn người Jrai còn tồn tại tục “Khi người chồng chết, người vợ tiếp tục lấy anh hoặc em chồng nếu họ còn độc thân. Vợ chết, người chồng cũng được lấy em vợ dù là em còn bé”.

Trong việc kết hôn, người Jrai, Bahnar có phong tục không kết hôn với những người cùng dòng họ. Việc lấy họ là theo họ của người mẹ. Do đó, nhiều trường hợp mặc dù nam nữ không có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời nhưng vẫn bị cấm kết hôn với nhau. Tục lệ này đã cản trở chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Đây cũng là một trong những hạn chế về hiệu lực của các quy định về kết hôn tại Chương II của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Mặc dù, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình đã được chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật như Toà án, Viện kiểm sát thường xuyên thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng các hủ tục này đã tồn tại lâu đời trong bộ phận người đồng bào Jrai, Bahnar từ thế hệ này sang thế hệ khác nên hiệu quả chưa được như mong đợi. Chính vì vậy, nhiều chế định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như: kết hôn, ly hôn, quan hệ giữa vợ chồng, quan hệ giữa cha, mẹ với con hay các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình chưa được tôn trọng và thực hiện hoặc không được áp dụng trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở một số bộ phận người đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Để Luật hôn nhân và gia đình được thực thi có hiệu quả trong đời sống xã hội của bộ phận người dân tộc thiểu số, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp; đồng thời xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng cần tổng kết, rút kinh nghiệm từ hiệu quả của việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, cần tiến hành rà soát thực tiễn thi hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ, quy định về việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, để có cái nhìn toàn diện, sâu sát về những yếu tố đặc trưng của từng tộc người đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, có phương hướng thể chế hoá hoặc sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình cũng như Nghị định số 32/2002/NĐ-CP linh hoạt và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đời sống kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán và sự tác động trở lại của phong tục, tập quán trong thực tiễn thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình.

Bên cạnh đó, để pháp luật về hôn nhân và gia đình dễ dàng đi vào cuộc sống của bộ phận người dân tộc thiểu số, song song với việc củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ là người dân tộc bản địa, cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng chính ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số. Chú trọng, nhân rộng những cách thức, biện pháp làm hay có hiệu quả của một số địa phương đã làm như: biện pháp dùng phong tục, tập quán tốt đẹp, thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc để dần loại trừ, triệt tiêu các phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu trái với những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, thể hiện cụ thể bằng sự tác động thông qua những người có địa vị cao là Già làng, Trưởng bản hoặc thông qua vai trò tối cao của người phụ nữ trong gia đình đối với những đồng bào dân tộc theo chế độ Mẫu hệ…

Điều 6 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy”. Có thể nhận thấy, việc áp dụng phong tục tập quán có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi của Luật hôn nhân và gia đình trên thực tiễn đối với bộ phận người dân tộc thiểu số. Việc duy trì, củng cố, phát triển phong tục tập quán tốt đẹp có ý nghĩa to lớn trong việc hỗ trợ Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh mọi quan hệ về hôn nhân và gia đình đối với bộ phận người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm cho Luật hôn nhân và gia đình được thực thi có hiệu quả, dễ dàng đi vào đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, quy định này cần tiếp tục được khẳng định, kế thừa và phát triển trong thời gian tới khi sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO